Thượng đỉnh EU - cơ hội tìm tiếng nói chung giải quyết các vấn đề cấp bách

VOV.VN - Trong hai ngày 23 và 24/3, lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp thượng đỉnh tại Brussels, Bỉ nhằm tìm kiếm giải pháp cho hàng loạt những thách thức mà khối này đang phải đối mặt.

Cuộc xung đột tại Ukraine cùng những chủ đề nóng như an ninh năng lượng, vấn đề người di cư và năng lực cạnh tranh trong dài hạn của Liên minh châu Âu (EU) là những chủ đề trọng tâm của chương trình nghị sự.

Liên quan tới xung đột Ukraine, mối quan tâm hàng đầu và sát sườn của EU, lãnh đạo các nước châu Âu cam kết sẽ tiếp tục gây sức ép với Nga, trong đó đặc biệt xem xét hoạt động thương mại với Nga thông qua một số nước thứ ba. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen thông báo: “Chúng tôi từng đưa ra khả năng trong gói trừng phạt thứ 10 về việc liệt kê các cá nhân, tổ chức mà chúng tôi thấy, kể cả ở các nước thứ ba, rằng họ lách lệnh trừng phạt mà EU áp đặt với Nga. Một loạt các biện pháp đã được thực hiện song điều này là chưa đủ . Do đó, gói trừng phạt thứ 11 chủ yếu giải quyết vấn đề gian lận và cách thức EU có thể ngăn chặn điều đó.”

Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo EU đã chính thức thông qua thỏa thuận cung cấp cho Ukraine 1 triệu quả đạn pháo trong 12 tháng tới. Ngoài ra, khối này cũng nhất trí chi 1 tỷ euro cho việc mua chung đạn dược. Việc đặt hàng sẽ được triển khai từ tháng 5 tới. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết: "Cuộc họp này rất quan trọng. Về cơ bản, nó củng cố quyết định quan trọng, đó là bước đi thực chất hướng tới lĩnh vực phòng thủ của châu Âu. Quyết định liên quan đến đạn dược. Chúng tôi muốn trở thành bên tham gia cam kết đầy đủ khi cung cấp sự hỗ trợ. Chúng tôi muốn hành động như cách của người châu Âu khi sản xuất, chế tạo đạn dược và vận chuyển đạn dược cho Ukraine."

Các nhà lãnh đạo châu Âu đang hướng tới các biện pháp tức thì giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của khối, thúc đẩy thị trường chung gắn kết chặt chẽ hơn sau 30 năm hình thành cũng như đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh. Những tác động về kinh tế do đại dịch Covid-19 và sau đó là xung đột ở Ukraine đang buộc EU phải đánh giá lại năng lực cạnh tranh kinh tế trong ngắn và dài hạn.

Đề cập vấn đề năng lượng, các lãnh đạo EU tập trung cho nỗ lực đảm bảo an ninh nguồn cung, với mức giá phù hợp. Vấn đề gây căng thẳng nhất vẫn là cách thức giảm dần tiến tới loại bỏ phụ thuộc năng lượng vào Nga và phi carbon hóa toàn bộ hệ thống năng lượng EU.

Một chủ đề không kém phần quan trọng là vấn đề người di cư. Các nước thành viên EU nhiều năm qua vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc nước nào chịu trách nhiệm tiếp nhận người di cư bất hợp pháp, cũng như nghĩa vụ hỗ trợ người di cư của các nước láng giềng và đối tác. Hội nghị sẽ tạo cơ hội để lãnh đạo EU đánh giá những sáng kiến được Ủy ban châu Âu đưa ra liên quan tới quản lý đường biên giới hỗn hợp và các biện pháp phối hợp trong tiếp nhận hay đưa người di cư hồi hương. 

Với hàng loạt mục tiêu đề ra như củng cố khối đoàn kết, tăng cường khả năng ứng phó trước khủng hoảng, mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, các nhà lãnh đạo EU muốn thông qua hội nghị lần này, nắm bắt cơ hội hướng tới cách tiếp cận đồng lòng hơn trong việc tìm lời giải cho các vấn đề cấp bách./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EU tán thành việc mua vũ khí chung cho Ukraine, một số quốc gia Đông Âu phản đối
EU tán thành việc mua vũ khí chung cho Ukraine, một số quốc gia Đông Âu phản đối

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã thông qua kế hoạch gửi cho Ukraine 1 triệu viên đạn pháo trong vòng 12 tháng tới. Một số quốc gia Đông Âu phản đối động thái này và yêu cầu các bên thúc đẩy đàm phán hòa bình.

EU tán thành việc mua vũ khí chung cho Ukraine, một số quốc gia Đông Âu phản đối

EU tán thành việc mua vũ khí chung cho Ukraine, một số quốc gia Đông Âu phản đối

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã thông qua kế hoạch gửi cho Ukraine 1 triệu viên đạn pháo trong vòng 12 tháng tới. Một số quốc gia Đông Âu phản đối động thái này và yêu cầu các bên thúc đẩy đàm phán hòa bình.

Thượng đỉnh EU lại có nguy cơ rạn nứt vì mẫu thuẫn Pháp-Đức
Thượng đỉnh EU lại có nguy cơ rạn nứt vì mẫu thuẫn Pháp-Đức

VOV.VN - Lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) họp thượng đỉnh lần thứ hai trong năm 2023 trong hai ngày 23 và 24/3 tại Brussels thảo luận về việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho EU cũng như ứng phó xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, mâu thuẫn Pháp-Đức đang đe doạ phủ bóng lên hội nghị.

Thượng đỉnh EU lại có nguy cơ rạn nứt vì mẫu thuẫn Pháp-Đức

Thượng đỉnh EU lại có nguy cơ rạn nứt vì mẫu thuẫn Pháp-Đức

VOV.VN - Lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) họp thượng đỉnh lần thứ hai trong năm 2023 trong hai ngày 23 và 24/3 tại Brussels thảo luận về việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho EU cũng như ứng phó xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, mâu thuẫn Pháp-Đức đang đe doạ phủ bóng lên hội nghị.

Thách thức đối với EU trong vai trò nhà đàm phán vũ khí của châu Âu
Thách thức đối với EU trong vai trò nhà đàm phán vũ khí của châu Âu

VOV.VN - Tham vọng của EU trong việc đoàn kết và mua chung vũ khí đang phải đối mặt với một loạt vấn đề trước khi kế hoạch bắt đầu.

Thách thức đối với EU trong vai trò nhà đàm phán vũ khí của châu Âu

Thách thức đối với EU trong vai trò nhà đàm phán vũ khí của châu Âu

VOV.VN - Tham vọng của EU trong việc đoàn kết và mua chung vũ khí đang phải đối mặt với một loạt vấn đề trước khi kế hoạch bắt đầu.

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?
Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

VOV.VN - Chính sách công nghiệp hiệu quả và khôn khéo của Trung Quốc thực sự đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi ngành khai thác và chế biến đất hiếm ở nước này. Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang đứng trước áp lực phải “phản công”.

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

VOV.VN - Chính sách công nghiệp hiệu quả và khôn khéo của Trung Quốc thực sự đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi ngành khai thác và chế biến đất hiếm ở nước này. Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang đứng trước áp lực phải “phản công”.

Ukraine mất các phi công thiện chiến nhất, còn Nga tích lũy kinh nghiệm quý báu
Ukraine mất các phi công thiện chiến nhất, còn Nga tích lũy kinh nghiệm quý báu

VOV.VN - Tư lệnh không quân Ukraine xác nhận nước này đã mất các phi công tiêm kích thiện chiến nhất trong giao tranh với Nga. Trong khi đó, phía Nga lại khẳng định cuộc xung đột Ukraine đã rèn giũa kinh nghiệm quý báu cho phần lớn phi công quân sự Nga và trắc thủ UAV của họ.

Ukraine mất các phi công thiện chiến nhất, còn Nga tích lũy kinh nghiệm quý báu

Ukraine mất các phi công thiện chiến nhất, còn Nga tích lũy kinh nghiệm quý báu

VOV.VN - Tư lệnh không quân Ukraine xác nhận nước này đã mất các phi công tiêm kích thiện chiến nhất trong giao tranh với Nga. Trong khi đó, phía Nga lại khẳng định cuộc xung đột Ukraine đã rèn giũa kinh nghiệm quý báu cho phần lớn phi công quân sự Nga và trắc thủ UAV của họ.

Ukraine có thể chấp nhận ngừng bắn, lựa chọn kế hoạch hòa bình của Trung Quốc?
Ukraine có thể chấp nhận ngừng bắn, lựa chọn kế hoạch hòa bình của Trung Quốc?

VOV.VN - Các đánh giá về khả năng Ukraine giành chiến thắng trước Nga đều khá ảm đạm. Giới quan sát dự báo, Ukraine có thể sẽ phải lựa chọn đề xuất giải pháp chính trị 12 điểm của Trung Quốc, chấp nhận ngừng bắn với Nga.

Ukraine có thể chấp nhận ngừng bắn, lựa chọn kế hoạch hòa bình của Trung Quốc?

Ukraine có thể chấp nhận ngừng bắn, lựa chọn kế hoạch hòa bình của Trung Quốc?

VOV.VN - Các đánh giá về khả năng Ukraine giành chiến thắng trước Nga đều khá ảm đạm. Giới quan sát dự báo, Ukraine có thể sẽ phải lựa chọn đề xuất giải pháp chính trị 12 điểm của Trung Quốc, chấp nhận ngừng bắn với Nga.

“Thịnh vượng EU dựa vào Nga và Trung Quốc, thế giới cũ không còn nữa”
“Thịnh vượng EU dựa vào Nga và Trung Quốc, thế giới cũ không còn nữa”

VOV.VN - Vừa qua Liên minh châu Âu (EU) đối đầu dữ dội với Nga và phần nào với Trung Quốc. Nhưng chính quan chức cấp cao của khối này thừa nhận họ phụ thuộc vào 2 quốc gia đó để bảo đảm an ninh kinh tế và sự thịnh vượng.

“Thịnh vượng EU dựa vào Nga và Trung Quốc, thế giới cũ không còn nữa”

“Thịnh vượng EU dựa vào Nga và Trung Quốc, thế giới cũ không còn nữa”

VOV.VN - Vừa qua Liên minh châu Âu (EU) đối đầu dữ dội với Nga và phần nào với Trung Quốc. Nhưng chính quan chức cấp cao của khối này thừa nhận họ phụ thuộc vào 2 quốc gia đó để bảo đảm an ninh kinh tế và sự thịnh vượng.