Tín hiệu tích cực trong cuộc khủng hoảng Ai Cập

(VOV) - Những diễn biến mới trong cuộc khủng hoảng chính trị Ai Cập đa số theo chiều hướng bất lợi cho Tổng thống Mursi.

Chiều 1/7, tức 1 ngày sau khi bắt đầu chiến dịch biểu tình quần chúng lịch sử đòi Tổng thống Ai Cập Mohammed Mursi từ chức đồng loạt nổ ra trên toàn lãnh thổ Ai Cập, các lực lượng vũ trang Ai Cập do Tướng El Sissi, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập đứng đầu, đã ra tối hậu thư 48 giờ cho tất cả các bên thực hiện các yêu cầu của nhân dân.

Sau thời hạn này, nếu ý nguyện của người dân không được đáp ứng, quân đội Ai Cập sẽ công bố một lộ trình tương lai cùng các biện pháp giám sát thực hiện với sự tham gia của tất cả các lực lượng yêu nước tại Ai Cập. Động thái của quân đội đã tác động mạnh mẽ lên tâm lý công chúng Ai Cập. Những tín hiệu tích cực đã bắt đầu xuất hiện.

Biểu tình phản đối Tổng thống Mursi ngày 30/6 (Ảnh: AFP)

Trái với lo ngại của dư luận về nguy cơ bạo lực đẫm máu sẽ tiếp tục tái diễn, trong ngày 2/7, các cuộc đụng độ nghiêm trọng như trong ngày 30/6 và 1/7 giữa những người ủng hộ và phản đối Tổng thống Mursi, hầu như không được ghi nhận trên toàn lãnh thổ Ai Cập. Tại một số tỉnh phía Bắc, xô xát nhỏ lẻ giữa hai bên có xảy ra, nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo thông báo của Bộ Y tế Ai Cập, trong ngày hôm qua, trên toàn lãnh thổ Ai Cập có 1 người chết và khoảng 150 trường hợp bị thương do đụng độ giữa những người biểu tình thuộc hai phía, giảm nhiều so với số thương vong trong 24 giờ trước đó là 18 người chết và gần 900 người bị thương.

Đặc biệt, kể từ thời điểm quân đội ra tối hậu thư cho đến cuối ngày 2/7, các cuộc tấn công và đốt phá các trụ sở của đảng Tự do và Công lý - tiền thân là Tổ chức Anh em Hồi giáo của Tổng thống Mursi, gần như đã hoàn toàn chấm dứt. Bạo lực đã giảm mạnh bất chấp việc số lượng các cuộc biểu tình và số người tham gia biểu tình thuộc cả hai phía đã tăng hơn rất nhiều so với ngày trước đó.

Về khía cạnh kinh tế, thị trường chứng khoán Ai Cập ngày 2/7 đã có phiên khởi sắc đặc biệt. Chốt phiên giao dịch cùng ngày, các chỉ số chứng khoán Ai Cập (EGX 30, EGX 70 và EGX 100) đều tăng hơn 4% và tổng giá trị giao dịch đạt mức cao nhất trong vòng một năm qua.

Các nhà phân tích tài chính đánh giá, bên cạnh yếu tố bắt đầu năm tài chính mới (từ 1/7), tuyên bố của quân đội Ai Cập ngày 1/7 rõ ràng đã có tác động tích cực lên tâm lý các nhà đầu tư, khiến chỉ số chứng khoán tăng mạnh. Trong vòng 24 giờ qua, các dịch vụ cung cấp điện, nước, nhiên liệu, khí đốt và lương thực cũng đã được duy trì khá tốt tại nhiều địa phương, trong đó có thủ đô Cairo với hơn 10 triệu dân.

Trên bình diện chính trị, cuộc khủng hoảng Ai Cập ngày 2/7cũng đã chứng kiến thêm nhiều diễn biến mới, đa số theo chiều hướng bất lợi cho Tổng thống Mursi. Đáng chú ý nhất trong số này là việc có thêm một loạt các Bộ trưởng và tỉnh trưởng từ chức để phản đối chính quyền và gia nhập phong trào biểu tình của lực lượng đối lập.

Theo các nguồn tin Ai Cập, đến cuối ngày hôm qua, đã có tổng cộng 6 Bộ trưởng, 3 tỉnh trưởng, 2 người phát ngôn của Tổng thống, một người phát ngôn của Thủ tướng cùng một số thượng nghĩ sỹ, từ chức. Tại một số địa phương, một số tỉnh trưởng không tuyên bố từ chức nhưng quyết định đứng về phía phe đối lập.

Cùng ngày, một tòa án phúc thẩm Ai Cập đã ra quyết định phục chức Trưởng công tố Ai Cập cho thẩm phán Abdu Al Maguid Mahmoud, nhân vật bị Tổng thống Môxi sai thải tháng 11/2012. Quyết định này đã nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ mạnh mẽ của giới tư pháp và phe đối lập Ai Cập.

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Mặt trận cứu quốc, nòng cốt của phe đối lập tại Ai Cập và Mặt trận 30/6 vừa được thành lập cách đây ít ngày, đã nhất trí ủy quyền cho ông Mohammed Al Baradei, Chủ tịch đảng Hiến pháp đối lập, là đại diện đàm phán chính thức của phe đối lập với quân đội về “giai đoạn chuyển giao” sắp tới tại Ai Cập.

Về phần mình, Tổ chức Anh em Hồi giáo cùng các đảng Hồi giáo ủng hộ Tổng thống Mursi liên tiếp đưa ra tuyên bố khẳng định sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ Tổng thống Mursi, đồng thời kêu gọi người Ai Cập xuống đường biểu tình ủng hộ Tổng thống.

Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Tổng thống Mursi với khẩu hiệu “bảo vệ sự hợp pháp và ngăn chặn bạo lực” đã diễn ra tại một số địa phương của Ai Cập. Còn tại quảng trường Rabaa Aladawiya ở thành phố Nasr thuộc Cairo, nơi được coi là “đại bản doanh biểu tình” của phe ủng hộ Tổng thống, hàng chục ngàn người tiếp tục tập trung biểu tình trong ngày thứ 5 liên tiếp để bày tỏ sự đoàn kết với Tổng thống Mursi.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các nguồn tin, quy mô và số lượng người tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ Tổng thống Mursi nhỏ hơn rất nhiều so với các cuộc biểu tình chống lại Tổng thống. Tại quảng trường Tahrir, khu vực trước Phủ Tổng thống ở quận Heliopolis và phía trước trụ sở Bộ Quốc phòng, số người biểu tình đòi Tổng thống từ chức đã lên tới con số hàng triệu.

Theo các nguồn tin khác nhau, tổng số người tham gia các cuộc biểu tình trên toàn lãnh thổ Ai Cập trong ngày 2/7 vào khoảng 14 - 17 triệu người, chủ yếu là người biểu tình chống chính quyền. Biểu tình chống Tổng thống Mursi cũng được ghi nhận tiếp tục diễn ra tại nhiều quốc gia châu Âu, Mỹ với hàng ngàn người tham gia.

Rõ ràng, cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập đã bắt đầu có những chuyển biến mới sau tuyên bố của quân đội ngày 1/7. Một số tín hiệu tích cực đã bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn cảnh báo một cách đầy thận trọng rằng, tình hình Ai Cập vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng nổ, vượt khỏi tầm kiểm soát của các bên khi mà số lượng người biểu tình thuộc hai phía đã lên tới con số hàng triệu và cả hai bên vẫn liên tiếp đưa ra những tuyên bố đầy cứng rắn, chưa có bất kỳ dấu hiệu nào của sự nhượng bộ.

Kịch bản tiếp theo sau thời hạn tối hậu thư 48 giờ mà quân đội đưa ra vẫn còn là một câu hỏi lớn. Các nhà phân tích nhận định, trong bất kỳ kịch bản nào thì phản ứng của phe thất thế trong cuộc đối đầu quyền lực hiện nay tại Ai Cập, sẽ là rất dữ dội và hệ lụy của nó có thể là không lường hết được./.   

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

5 bộ trưởng Ai Cập từ chức vì khủng hoảng chính trị
5 bộ trưởng Ai Cập từ chức vì khủng hoảng chính trị

(VOV) - Các Bộ trưởng nộp đơn từ chức thuộc Bộ Du Lịch, Môi trường, Truyền thông, Nghị viện và Bộ phụ trách các vấn đề pháp lý, công cộng.

5 bộ trưởng Ai Cập từ chức vì khủng hoảng chính trị

5 bộ trưởng Ai Cập từ chức vì khủng hoảng chính trị

(VOV) - Các Bộ trưởng nộp đơn từ chức thuộc Bộ Du Lịch, Môi trường, Truyền thông, Nghị viện và Bộ phụ trách các vấn đề pháp lý, công cộng.

Bất đồng với Tổng thống Mursi, Ngoại trưởng Ai Cập từ chức
Bất đồng với Tổng thống Mursi, Ngoại trưởng Ai Cập từ chức

(VOV) - Trước Ngoại trưởng Ai Cập, 11 Bộ trưởng và 3 tỉnh trưởng cũng tuyên bố từ chức với lý do trên.

Bất đồng với Tổng thống Mursi, Ngoại trưởng Ai Cập từ chức

Bất đồng với Tổng thống Mursi, Ngoại trưởng Ai Cập từ chức

(VOV) - Trước Ngoại trưởng Ai Cập, 11 Bộ trưởng và 3 tỉnh trưởng cũng tuyên bố từ chức với lý do trên.

Phản ứng đầu tiên Tổng thống Ai Cập về tuyên bố của quân đội
Phản ứng đầu tiên Tổng thống Ai Cập về tuyên bố của quân đội

(VOV) - Thông báo của Phủ Tổng thống nêu rõ, tuyên bố của quân đội Ai Cập có thể làm phức tạp tình hình đất nước.

Phản ứng đầu tiên Tổng thống Ai Cập về tuyên bố của quân đội

Phản ứng đầu tiên Tổng thống Ai Cập về tuyên bố của quân đội

(VOV) - Thông báo của Phủ Tổng thống nêu rõ, tuyên bố của quân đội Ai Cập có thể làm phức tạp tình hình đất nước.

Phe đối lập Ai Cập ăn mừng sau tuyên bố của quân đội
Phe đối lập Ai Cập ăn mừng sau tuyên bố của quân đội

(VOV) - Hàng triệu người đổ ra đường bày tỏ sự ủng hộ đối với quân đội và gia nhập các cuộc biểu tình chống Tổng thống Mursi.

Phe đối lập Ai Cập ăn mừng sau tuyên bố của quân đội

Phe đối lập Ai Cập ăn mừng sau tuyên bố của quân đội

(VOV) - Hàng triệu người đổ ra đường bày tỏ sự ủng hộ đối với quân đội và gia nhập các cuộc biểu tình chống Tổng thống Mursi.

Bạo lực gây thương vong lớn cho dân thường Ai Cập
Bạo lực gây thương vong lớn cho dân thường Ai Cập

(VOV) - Bộ Y tế Ai Cập cho biết, số người bị thương trong các vụ đụng độ trong cả nước có thể lên tới 180 người.

Bạo lực gây thương vong lớn cho dân thường Ai Cập

Bạo lực gây thương vong lớn cho dân thường Ai Cập

(VOV) - Bộ Y tế Ai Cập cho biết, số người bị thương trong các vụ đụng độ trong cả nước có thể lên tới 180 người.