Tổng thống Mỹ Trump muốn Ukraine đổi đất hiếm lấy viện trợ

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump đang tìm cách để Ukraine cung cấp đất hiếm cho Mỹ như một điều kiện đổi lấy viện trợ từ Washington.

“Chúng tôi đang tìm cách thực hiện một thỏa thuận với Ukraine, trong đó họ sẽ đảm bảo những gì chúng tôi cung cấp cho họ bằng tài nguyên đất hiếm và những thứ khác”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại phòng Bầu dục ngày 3/2.

“Tôi muốn đảm bảo an ninh cho đất hiếm. Chúng tôi đang bỏ ra hàng trăm tỷ USD. Họ có tài nguyên đất hiếm tuyệt vời. Tôi muốn đảm bảo an ninh cho đất hiếm và họ sẵn sàng làm điều đó”, Tổng thống Trump nói thêm.

Một nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết, việc Kiev chia sẻ tài nguyên với các đồng minh là một phần trong “kế hoạch chiến thắng” mà Tổng thống Volodymyr Zelensky đã trình bày với các lãnh đạo nước ngoài, bao gồm cả ông Trump.

“Nhưng để làm được điều này, an ninh của Ukraine phải được đảm bảo để Nga không chiếm được những vùng đất giàu khoáng sản đó”, nguồn tin nói với Kyiv Independent.

Phát biểu của ông Trump được đưa ra trong bối Ukraine đang phải đối mặt với những bất ổn về nguồn viện trợ từ Mỹ.

Kể từ tháng 2/2022. Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đã cung cấp 2,6 tỷ USD viện trợ nhân đạo, 5 tỷ USD viện trợ phát triển và hơn 30 tỷ USD hỗ trợ ngân sách trực tiếp cho Ukraine. Tuy nhiên, các chương trình của USAID tại Ukraine đã mất nguồn tài trợ do các động thái của chính quyền mới ở Mỹ. Viện trợ quân sự cho Ukraine không bị ảnh hưởng.

Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2024, Ukraine “nắm giữ tiềm năng to lớn như một nhà cung cấp nguyên liệu thô quan trọng toàn cầu”, có thể cần thiết cho các ngành công nghiệp quốc phòng, công nghệ cao và năng lượng xanh. Ukraine sở hữu trữ lượng titan lớn nhất ở châu Âu, chiếm 7% trữ lượng toàn cầu. Trước khi cuộc xung đột với Nga bùng phát vào năm 2022, Ukraine là nhà cung cấp titan quan trọng cho các ngành công nghiệp quốc phòng.

Danh sách kim loại đất hiếm có thể tìm thấy ở Ukraine còn bao gồm berili, mangan, gali, urani, zirconi, graphit, apatite, fluorite và niken. Nước này còn sở hữu trữ lượng lithi lớn nhất châu Âu, ước tính khoảng 500.000 tấn. Khoáng sản này đặc biệt quan trọng cho việc sử dụng trong pin và ắc quy.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine lo lắng về “thảm họa” ngừng bắn với Nga
Ukraine lo lắng về “thảm họa” ngừng bắn với Nga

VOV.VN - Trong tình cảnh hiện nay, Ukraine muốn có một lệnh ngừng bắn với Nga nhằm làm giảm áp lực từ đối phương. Nhưng ngay cả khi lệnh đình chiến được thực hiện, nhiều người dân và quân nhân Ukraine vẫn lo lắng khôn nguôi, thậm chí e sợ về kịch bản tồi tệ hơn.

Ukraine lo lắng về “thảm họa” ngừng bắn với Nga

Ukraine lo lắng về “thảm họa” ngừng bắn với Nga

VOV.VN - Trong tình cảnh hiện nay, Ukraine muốn có một lệnh ngừng bắn với Nga nhằm làm giảm áp lực từ đối phương. Nhưng ngay cả khi lệnh đình chiến được thực hiện, nhiều người dân và quân nhân Ukraine vẫn lo lắng khôn nguôi, thậm chí e sợ về kịch bản tồi tệ hơn.

3 vũ khí lợi hại tạo nên trận địa mìn “tử thần” của Ukraine
3 vũ khí lợi hại tạo nên trận địa mìn “tử thần” của Ukraine

VOV.VN - Mỹ đang cung cấp cho Ukraine 3 loại mìn gồm mìn chống bộ binh ADAM, mìn chống tăng và chống bộ binh xách tay Modular Pack cùng hệ thống rải mìn tự động M136 Volcano, nhằm ngăn chặn bước tiến của quân đội Nga.

3 vũ khí lợi hại tạo nên trận địa mìn “tử thần” của Ukraine

3 vũ khí lợi hại tạo nên trận địa mìn “tử thần” của Ukraine

VOV.VN - Mỹ đang cung cấp cho Ukraine 3 loại mìn gồm mìn chống bộ binh ADAM, mìn chống tăng và chống bộ binh xách tay Modular Pack cùng hệ thống rải mìn tự động M136 Volcano, nhằm ngăn chặn bước tiến của quân đội Nga.

Sau 3 năm xung đột Ukraine, châu Âu vẫn quay cuồng trong khủng hoảng năng lượng
Sau 3 năm xung đột Ukraine, châu Âu vẫn quay cuồng trong khủng hoảng năng lượng

VOV.VN - Để hạn chế khí đốt Nga, châu Âu đã tìm ra các nguồn năng lượng mới, bao gồm cả nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, chi phí tăng cao đang gây sức ép lên nền kinh tế của châu lục này.

Sau 3 năm xung đột Ukraine, châu Âu vẫn quay cuồng trong khủng hoảng năng lượng

Sau 3 năm xung đột Ukraine, châu Âu vẫn quay cuồng trong khủng hoảng năng lượng

VOV.VN - Để hạn chế khí đốt Nga, châu Âu đã tìm ra các nguồn năng lượng mới, bao gồm cả nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, chi phí tăng cao đang gây sức ép lên nền kinh tế của châu lục này.