Triển vọng các giải pháp phục hồi kinh tế tại Hội nghị Cấp cao APEC

VOV.VN - Các nền kinh tế thành viên APEC kỳ vọng hội nghị lần này có thể tìm ra giải pháp cho những khó khăn, thách thức kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại-đầu tư, đưa kinh tế khu vực APEC và thế giới phát triển trở lại đúng hướng.

Trong năm APEC 2022, chủ nhà Thái Lan đề xuất chủ đề: “Rộng mở. Kết nối. Cân bằng” (Open. Connect. Balance) với Tầm nhìn về một APEC “Mở với tất cả cơ hội, Kết nối trên mọi phương diện, Cân bằng trên mọi khía cạnh”. Theo đó, nội dung hợp tác APEC tập trung vào 3 ưu tiên: Thương mại và đầu tư mở với tất cả các cơ hội; khôi phục kết nối trên mọi phương diện; thúc đẩy tăng trưởng cân bằng, bền vững và bao trùm trên mọi khía cạnh.

Các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC tập trung thảo luận các ưu tiên nghị sự gồm tăng cường hội nhập kinh tế khu vực thông qua các hiệp định thương mại tự do và khôi phục đi lại, lưu thông trong khu vực; phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số. Phục hồi sự phát triển của các doanh nghiệp xanh siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) giai đoạn hậu Covid-19 cũng như thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ, trẻ em và những người thiệt thòi trong xã hội cũng nằm trong ưu tiên nghị sự của APEC 2022. APEC 2022 cũng tập trung hướng đến phát thải ròng bằng không và tăng cường an ninh lương thực, năng lượng.

Trên cương vị chủ nhà Năm APEC 2022, Thái Lan cũng thúc đẩy thảo luận về sáng kiến phát triển mô hình kinh tế Sinh học-Tuần hoàn-Xanh (BCG) với mục tiêu tạo ra tăng trưởng bền vững, bao trùm và cân bằng tại các nền kinh tế thành viên APEC.

Nếu xem xét tình hình thế giới trong bối cảnh hiện nay, kinh tế là vấn đề được tất cả mọi người quan tâm. Đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề tới cả khu vực Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới. Chưa kịp lấy lại đà phục hồi sau đại dịch Covid-19, thế giới lại đối mặt với nhiều thách thức khác, trong đó xung đột Nga-Ukraine gây ra nhiều hệ lụy như cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, gây ra những trở ngại lớn cho quá trình phục hồi.

Một thực tế đáng quan ngại khác là nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đang trong bờ vực của suy thoái. Đây là tín hiệu xấu đối với các quốc gia Đông Nam Á, vốn phụ thuộc lớn vào thương mại với các nền kinh tế lớn đó. Dù các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan không trực tiếp liên quan các sự kiện ở châu Âu, song việc châu Âu đang phải đối mặt với những khó khăn cũng sẽ gây ra những hệ lụy đối với Thái Lan về thương mại và du lịch, những động lực quan trọng đóng góp vào quá trình phục hồi kinh tế của nước này.

Các nền kinh tế thành viên APEC kỳ vọng hội nghị lần này có thể tìm ra giải pháp cho những khó khăn, thách thức kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại-đầu tư, đưa kinh tế khu vực APEC và thế giới phát triển trở lại đúng hướng.

Các thỏa thuận hợp tác, dù là đạt được trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao hay bên lề sẽ tạo động lực giúp các nền kinh tế thành viên APEC vượt qua những khó khăn, thách thức, nhất là tình trạng lạm phát gia tăng, để từng bước phục hồi kinh tế, ngăn chặn nguy cơ suy thoái.

Vai trò lãnh đạo của APEC với các hành động quyết đoán sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Prayut Chan-o-cha, sáng 16/11 vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Cấp cao nước ta đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan và tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29.

Trong 24 năm tham gia APEC, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực và chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương. Nổi bật nhất phải kể đến việc Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017.

Việt Nam cũng là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bền vững, bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế số, thu hẹp khoảng cách số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới, hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) xanh, bền vững và sáng tạo, an ninh lương thực, ứng phó biến đổi khí hậu, xử lý rác thải đại dương, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, phát triển nông thôn và đô thị…

Việt Nam đã tham gia tích cực và đầy đủ vào các cuộc họp trong Năm APEC 2022 như các Hội nghị cấp bộ trưởng về thương mại, lâm nghiệp, an ninh lương thực, du lịch, y tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính và nhiều cuộc họp ở nhiều cấp khác nhau. Việt Nam luôn chủ động, đóng góp ý kiến, tích cực tham gia vào các hoạt động và quan tâm chung của APEC, đóng vai trò tích cực trong triển khai Kế hoạch Aotearoa về Tầm nhìn APEC đến năm 2040.

Việt Nam cũng ủng hộ mạnh mẽ và phối hợp chặt chẽ với chủ nhà Thái Lan, các thành viên APEC chủ chốt và các thành viên ASEAN trong APEC, góp phần thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì nguyên tắc thương mại - đầu tư tự do và mở, phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững, bao trùm, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

APEC 2022: Việt Nam ưu tiên tăng cường sức chống chọi và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
APEC 2022: Việt Nam ưu tiên tăng cường sức chống chọi và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

VOV.VN - Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2022, ngày 17/11 đã diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 33 với 3 phiên họp thảo luận về các nội dung liên quan đến chủ đề APEC 2022: Rộng mở - Kết nối - Cân bằng.

APEC 2022: Việt Nam ưu tiên tăng cường sức chống chọi và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

APEC 2022: Việt Nam ưu tiên tăng cường sức chống chọi và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

VOV.VN - Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2022, ngày 17/11 đã diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 33 với 3 phiên họp thảo luận về các nội dung liên quan đến chủ đề APEC 2022: Rộng mở - Kết nối - Cân bằng.

APEC 2022: Chú trọng lợi ích chung thúc đẩy phát triển vì thịnh vượng cho tất cả
APEC 2022: Chú trọng lợi ích chung thúc đẩy phát triển vì thịnh vượng cho tất cả

VOV.VN - Sau 3 ngày họp của Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29, các quan chức cấp cao (SOM) đã kết thúc các phiên thảo luận với việc đưa ra Dự thảo “Các mục tiêu Bangkok” đối với mô hình kinh tế Sinh học – Tuần hoàn – Xanh (BCG) của chủ nhà APEC 2022 Thái Lan.

APEC 2022: Chú trọng lợi ích chung thúc đẩy phát triển vì thịnh vượng cho tất cả

APEC 2022: Chú trọng lợi ích chung thúc đẩy phát triển vì thịnh vượng cho tất cả

VOV.VN - Sau 3 ngày họp của Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29, các quan chức cấp cao (SOM) đã kết thúc các phiên thảo luận với việc đưa ra Dự thảo “Các mục tiêu Bangkok” đối với mô hình kinh tế Sinh học – Tuần hoàn – Xanh (BCG) của chủ nhà APEC 2022 Thái Lan.

Toàn cảnh nơi diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC 2022 tại Thái Lan
Toàn cảnh nơi diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC 2022 tại Thái Lan

VOV.VN - Từ ngày 14-19/11, Thái Lan đăng cai tổ chức Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2022 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Queen Sirikit (QSNCC) mới được xây dựng lại ở thủ đô Bangkok.

Toàn cảnh nơi diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC 2022 tại Thái Lan

Toàn cảnh nơi diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC 2022 tại Thái Lan

VOV.VN - Từ ngày 14-19/11, Thái Lan đăng cai tổ chức Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2022 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Queen Sirikit (QSNCC) mới được xây dựng lại ở thủ đô Bangkok.