Triều Tiên coi vũ khí hạt nhân là ‘quốc bảo’

(VOV) - Đảng Lao động Triều Tiên coi vũ khí hạt nhân là sinh mệnh quốc gia và sẽ không đánh đổi lấy dù là hàng tỷ USD.

Những bình luận trên xuất hiện trong thông cáo đưa ra sau phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên do lãnh tụ trẻ tuổi Kim Jong-un chủ trì. Thông cáo đã được Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA đăng tải.

Ông Kim Jong-un bên các tướng lĩnh (ảnh: Wasshington Post)

Phiên họp đề ra đường lối chiến lược xây dựng nền kinh tế mạnh hơn cùng với kho vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh Bình Nhưỡng liên tục có các đe dọa tấn công Mỹ và Hàn Quốc.

Triều Tiên phẫn nộ về việc Mỹ-Hàn tập trận và Liên Hợp Quốc đưa ra lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên sau khi nước này thử hạt nhân lần 3.

Tuyên bố của Triều Tiên gọi vũ khí hạt nhân là báu vật và khẳng định “các lực lượng vũ trang hạt nhân đại diện cho sinh mệnh đất nước và không thể giải thể chừng nào còn bọn đế quốc và đe dọa hạt nhân trên Trái đất này”.

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh liên Triều vào năm 1953 bằng 1 hiệp định đình chiến, Triều Tiên đã coi kho vũ khí hạt nhân của Mỹ là mối đe dọa cho sự sinh tồn của mình và là lý do chính đáng để Triều Tiên theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân.

Mặc dù ít có khả năng xảy ra chiến tranh tổng lực, một số nhà phân tích lo ngại xung đột cục bộ có thể leo thang.

Seoul đã thề sẽ phản ứng quyết liệt nếu Triều Tiên khiêu khích quân sự.

Thực tế những va chạm giữa lực lượng hải quân 2 nước ở khu vực tranh chấp trên Hoàng Hải đã dẫn tới các một số trận hải chiến gây đổ máu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dữ dội chiến trường Triều Tiên 60 năm về trước
Dữ dội chiến trường Triều Tiên 60 năm về trước

(VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu.

Dữ dội chiến trường Triều Tiên 60 năm về trước

Dữ dội chiến trường Triều Tiên 60 năm về trước

(VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu.

Đức Giáo hoàng kêu gọi hòa bình cho bán đảo Triều Tiên
Đức Giáo hoàng kêu gọi hòa bình cho bán đảo Triều Tiên

(VOV) - "Hòa bình cho châu Á, trên hết là ở bán đảo Triều Tiên" là thông điệp được Giáo hoàng Francis phát đi ngày 31/3.

Đức Giáo hoàng kêu gọi hòa bình cho bán đảo Triều Tiên

Đức Giáo hoàng kêu gọi hòa bình cho bán đảo Triều Tiên

(VOV) - "Hòa bình cho châu Á, trên hết là ở bán đảo Triều Tiên" là thông điệp được Giáo hoàng Francis phát đi ngày 31/3.

Triều Tiên đe dọa đóng cửa khu công nghiệp Keasong
Triều Tiên đe dọa đóng cửa khu công nghiệp Keasong

Đe dọa trên được đưa ra sau khi Triều Tiên tuyên bố chuyển sang "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc.

Triều Tiên đe dọa đóng cửa khu công nghiệp Keasong

Triều Tiên đe dọa đóng cửa khu công nghiệp Keasong

Đe dọa trên được đưa ra sau khi Triều Tiên tuyên bố chuyển sang "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc.

Triều Tiên thúc đẩy kinh tế và công nghiệp điện hạt nhân
Triều Tiên thúc đẩy kinh tế và công nghiệp điện hạt nhân

(VOV) - Theo đó, Triều Tiên sẽ phát triển lò phản ứng nước nhẹ nhằm giảm bớt gánh nặng cho nguồn cung ứng điện của đất nước.

Triều Tiên thúc đẩy kinh tế và công nghiệp điện hạt nhân

Triều Tiên thúc đẩy kinh tế và công nghiệp điện hạt nhân

(VOV) - Theo đó, Triều Tiên sẽ phát triển lò phản ứng nước nhẹ nhằm giảm bớt gánh nặng cho nguồn cung ứng điện của đất nước.

Vì sao Triều Tiên quyết giữ con bài hạt nhân?
Vì sao Triều Tiên quyết giữ con bài hạt nhân?

(VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn.

Vì sao Triều Tiên quyết giữ con bài hạt nhân?

Vì sao Triều Tiên quyết giữ con bài hạt nhân?

(VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn.