Trung Quốc - Ấn Độ: tăng cường kinh tế, siết chặt an ninh

VOV.VN - Chuyến công du của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới Ấn Độ đang được dư luận khu vực và cả thế giới chú ý.

Ngày 9/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi. Trong khi Trung Quốc mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác thì Thủ tướng Ấn Độ Modi cảnh báo sẽ có bước đi cứng rắn hơn trong việc bảo vệ vùng biên giới của Ấn Độ giáp Trung Quốc. Quan điểm của Thủ tướng Modi là tăng cường quan hệ kinh tế, đầu tư với Trung Quốc đồng thời siết chặt an ninh biên giới giáp Trung Quốc. 

 

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) gặp Tân Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi (ảnh: BIP)

Chuyến công du của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới Ấn Độ đang được dư luận khu vực và cả thế giới chú ý. Không chỉ là chuyến thăm của Ngoại trưởng một cường quốc đầu tiên tới Ấn Độ sau khi chính quyền của đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) do Thủ tướng Modi đứng đầu vừa nhậm chức mà ông Vương Nghị còn gặp gỡ các nhà lãnh đạo mới Ấn Độ với vai trò đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong cuộc gặp với tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 9/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói hai nước Trung Quốc - Ấn Độ nên là “đối tác tự nhiên” hơn là đối thủ của nhau.

Phát biểu tại một cuộc họp báo sau đó ở New Delhi, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định: “Tôi tin rằng giữa chúng ta có tiềm năng thương mại lớn chưa được khai thác. Điều quan tọng là chúng ta nên bắt đầu cung cấp sự hỗ trợ thương mại nhiều hơn cho nhau cho đến khi  một thỏa thuận thương mại tự do song phương được ký kết”.

Ý kiến của ông Vương Nghị được đưa ra sau cuộc hội đàm kéo dài 45 phút với Thủ tướng Modi, trong một dấu hiệu cho thấy mong muốn cải thiện mối quan hệ với Ấn Độ. Đáp lại, Thủ tướng Ấn Độ khẳng định, Ấn Độ mong muốn quan hệ hòa bình và thân thiện với tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc.

Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, với kim ngạch thương mại hai chiều lên tới gần 70 tỷ USD, nhưng thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc vọt lên tới hơn 40 tỷ USD năm ngoái. Theo tân Thủ tướng Modi, phải thu hẹp mức thâm hụt này bằng cách cho hàng hóa Ấn Độ tiếp cận lớn hơn vào thị trường Trung Quốc, với mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương hàng năm lên 100 tỷ USD vào năm 2015.   

Mặc dù quan hệ thương mại phát triển mạnh mẽ như vậy, song giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tồn tại những nghi kỵ lẫn nhau - “di sản” của cuộc chiến tranh biên giới chóng vánh năm 1962 tại khu vực bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ mà Trung Quốc đòi chủ quyền.

Phát biểu tại một cuộc mít tinh trong chiến dịch tranh cử vừa qua, ông Modi đã khuyến cáo Trung Quốc hãy từ bỏ “tư tưởng bành trướng”. Trung Quốc đã phản ứng bằng cách nói rằng họ chưa bao giờ phát động một cuộc chiến tranh xâm lược để chiếm đóng bất cứ tấc đất nào của các nước khác. Trong cuộc gặp ngày 9/6 với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, tân Thủ tướng Modi cũng nhấn mạnh rằng ông có ý định theo đuổi một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn so với Chính phủ trung tả trước đây và sẽ không “né tránh” các cuộc đối đầu nếu cần thiết.       

Thái độ vồn vã của ông Vương Nghị với tân nữ Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj cũng như các nhà lãnh đạo nước chủ nhà được các nhà phân tích chính trị khu vực đánh giá là "thái quá", nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích đã có những hành động đơn phương gây hấn trên Biển Đông với các nước láng giềng. Trong khi trước đó, Chính phủ mới của Ấn Độ cũng yêu cầu các bên tranh chấp ở Biển Đông thực hiện đúng theo các quy định của luật pháp quốc tế về những tranh chấp trên biển, đàm phán hòa bình theo Công ước Luật biển năm 1982.

Những đòi hỏi và hành động hung hăng của Trung Quốc trong vụ đưa giàn khoan Hải Dương 981 và đội tàu hộ tống hàng trăm chiếc, trong đó có tàu và máy bay quân sự, xâm phạm vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm dấy lên mối lo ngại sâu sắc về chủ nghĩa đơn phương dựa trên sức mạnh. Chính vì thế mà nhiều học giả của Ấn Độ đã tỏ ra lo ngại trước việc nước này thắt chặt quan hệ với Trung Quốc vì cho rằng điều này có thể ảnh hưởng tới đến vị thế và vai trò của Ấn Độ trong cộng đồng quốc tế.

Đó là chưa kể việc Trung Quốc với tham vọng trở thành cường quốc biển sẽ vươn tầm ảnh hưởng, chi phối từ Thái Bình Dương sang cả Ấn Độ Dương, đại dương có lợi ích sống còn với Ấn Độ. Tờ New York Times của Mỹ dẫn lời ông Raja Mohan, một chuyên gia chiến lược ngoại giao hàng đầu của Ấn Độ khẳng định, việc Trung Quốc đang tạo ra các mối quan hệ sóng gió với các nước láng giềng như Nhật Bản, Việt Nam và Philippines đã gửi đi một thông điệp cảnh giác tương tự đối với Ấn Độ. Và Ấn Độ sẽ phải có những bước đi hợp tác thận trọng với Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tân Thủ tướng Ấn Độ Modi sẽ đi thăm Mỹ vào tháng 9
Tân Thủ tướng Ấn Độ Modi sẽ đi thăm Mỹ vào tháng 9

VOV.VN - Ngày giờ cụ thể tiến hành cuộc gặp này đang được Bộ Ngoại giao 2 nước lên kế hoạch cụ thể.

Tân Thủ tướng Ấn Độ Modi sẽ đi thăm Mỹ vào tháng 9

Tân Thủ tướng Ấn Độ Modi sẽ đi thăm Mỹ vào tháng 9

VOV.VN - Ngày giờ cụ thể tiến hành cuộc gặp này đang được Bộ Ngoại giao 2 nước lên kế hoạch cụ thể.

Tân Thủ tướng Ấn Độ nhậm chức với nhiều kỳ vọng
Tân Thủ tướng Ấn Độ nhậm chức với nhiều kỳ vọng

VOV.VN - Mặc dù vậy, chặng đường phía trước của ông Narendra Modi sẽ không hoàn toàn trải hoa hồng.

Tân Thủ tướng Ấn Độ nhậm chức với nhiều kỳ vọng

Tân Thủ tướng Ấn Độ nhậm chức với nhiều kỳ vọng

VOV.VN - Mặc dù vậy, chặng đường phía trước của ông Narendra Modi sẽ không hoàn toàn trải hoa hồng.

Thủ tướng Ấn Độ nhậm chức trong điều kiện an ninh được thắt chặt
Thủ tướng Ấn Độ nhậm chức trong điều kiện an ninh được thắt chặt

VOV.VN -Tham dự buổi lễ nhậm chức và được truyền hình trực tiếp, có khoảng 4.000 khách mời, trong đó có 8 nguyên thủ quốc gia...

Thủ tướng Ấn Độ nhậm chức trong điều kiện an ninh được thắt chặt

Thủ tướng Ấn Độ nhậm chức trong điều kiện an ninh được thắt chặt

VOV.VN -Tham dự buổi lễ nhậm chức và được truyền hình trực tiếp, có khoảng 4.000 khách mời, trong đó có 8 nguyên thủ quốc gia...

Ấn Độ và Pakistan nhất trí nối lại đàm phán hòa bình
Ấn Độ và Pakistan nhất trí nối lại đàm phán hòa bình

VOV.VN -Cuộc gặp song phương với ông Modi hôm qua là một cơ hội lịch sử để “sang trang mới” trong quan hệ giữa 2 nước.

Ấn Độ và Pakistan nhất trí nối lại đàm phán hòa bình

Ấn Độ và Pakistan nhất trí nối lại đàm phán hòa bình

VOV.VN -Cuộc gặp song phương với ông Modi hôm qua là một cơ hội lịch sử để “sang trang mới” trong quan hệ giữa 2 nước.

Trung-Nhật và cuộc đua lấy lòng Tân Thủ tướng Ấn Độ
Trung-Nhật và cuộc đua lấy lòng Tân Thủ tướng Ấn Độ

VOV.VN - Tân Thủ tướng Ấn Độ được nhận xét có nhiều phần giống với Thủ tướng Nhật Bản và điều này làm Trung Quốc lo lắng.

Trung-Nhật và cuộc đua lấy lòng Tân Thủ tướng Ấn Độ

Trung-Nhật và cuộc đua lấy lòng Tân Thủ tướng Ấn Độ

VOV.VN - Tân Thủ tướng Ấn Độ được nhận xét có nhiều phần giống với Thủ tướng Nhật Bản và điều này làm Trung Quốc lo lắng.