Trung Quốc dừng chương trình cấy ghép nội tạng tử tù

VOV.VN - Mỗi năm, Trung Quốc có chừng 300.000 trường hợp chờ được cấy ghép nhưng chỉ có 1 người được nhận.

Quan chức cấp cao của Trung Quốc ngày 2/11 cho biết, đến giữa năm 2014, tất cả các bệnh viện của nước này được cấp giấy phép cấy ghép nội tạng sẽ ngừng sử dụng việc lấy nội tạng từ các tử tù và chỉ sử dụng nội tạng của những người tự nguyện quyên góp.

Ông Huang Jiefu (Ảnh: Reuters)

Ông Huang Jiefu, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế, người đứng đầu chương trình cải cách hoạt động cấy ghép nội tạng của Trung Quốc cho biết, ước tính mỗi năm Trung Quốc có khoảng 300.000 bệnh nhân được đưa vào danh sách chờ cấy ghép nội tạng, tuy nhiên chỉ có một trong 30 bệnh nhân được đưa vào danh sách cuối cùng được cấy ghép.

Ông Huang cũng thừa nhận, cơ quan chức năng nước này khó có thể quản lý hoạt động buôn bán nội tạng trên thị trường chợ đen. “Hoạt động buôn bán bất hợp pháp nội tạng của con người sẽ còn rất phức tạp trong xã hội Trung Quốc trong những năm tới. Nguyên nhân chính vẫn là nhu cầu cấy ghép quá lớn. Chừng nào vẫn còn nhu cầu thì vẫn còn nguồn cung, hoạt động buôn bán nội tạng bất hợp pháp sẽ không thể bị dẹp bỏ”, ông Huang nói.

"Việc sử dụng nội tạng của tử tù để cấy ghép không phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức và luôn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. Do đó cải cách hoạt động cấy ghép nội tạng được xem là cam kết chính trị của Chính phủ Trung Quốc đối với người dân và thế giới”, ông Huang nhấn mạnh trong một cuộc họp với các quan chức y tế và bệnh viện ở thành phố Hàng Châu.

Tù nhân tại nhà tù ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc (Ảnh: Reuters)

Việc không có một đạo luật quy định việc sử dụng nội tạng của tử tù cùng với quá trình thực thi chính sách pháp luật có nhiều sơ hở, là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ bê bối làm lu mờ hành ảnh của chính phủ Trung Quốc, ông Huang thừa nhận.

Trung Quốc không công bố số tử tù đã bị tuyên án, Liên minh Thế giới chống án tử hình ước tính, con số này vào khoảng 4.000 của năm 2012.

Để giảm sự phụ thuộc vào việc sử dụng nội tạng tử tù trong hoạt động cấy ghép, Trung Quốc đã khởi động chương trình thí điểm tình nguyện hiến tạng tại 25 tỉnh, thành phố nước này từ tháng 2/2013, tiến tới mở rộng chương trình tự nguyện trên toàn quốc vào cuối năm 2013./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Soạn thảo công ước mới chống buôn bán nội tạng
Soạn thảo công ước mới chống buôn bán nội tạng

Liên Hợp Quốc và Hội đồng châu Âu (EC) đã hợp tác nghiên cứu và soạn thảo Công ước Quốc tế mới Chống buôn bán nội tạng, mô, tế bào (OTC) của con người.

Soạn thảo công ước mới chống buôn bán nội tạng

Soạn thảo công ước mới chống buôn bán nội tạng

Liên Hợp Quốc và Hội đồng châu Âu (EC) đã hợp tác nghiên cứu và soạn thảo Công ước Quốc tế mới Chống buôn bán nội tạng, mô, tế bào (OTC) của con người.

Thế giới chống nạn buôn bán nội tạng người
Thế giới chống nạn buôn bán nội tạng người

Nạn buôn bán nội tạng phục vụ cho các ca cấy ghép đang gia tăng ở nhiều nơi, đặt ra yêu cầu phải có sự hợp tác quốc tế đối phó với vấn đề này.

Thế giới chống nạn buôn bán nội tạng người

Thế giới chống nạn buôn bán nội tạng người

Nạn buôn bán nội tạng phục vụ cho các ca cấy ghép đang gia tăng ở nhiều nơi, đặt ra yêu cầu phải có sự hợp tác quốc tế đối phó với vấn đề này.

Bán nội tạng trả nợ - Hệ lụy từ tín dụng thoát nghèo
Bán nội tạng trả nợ - Hệ lụy từ tín dụng thoát nghèo

VOV.VN - Những khoản vay tín dụng nhỏ giúp dân thoát nghèo ở Bangladesh vô tình đẩy họ vào vòng xoáy nợ nần, phải bán nội tạng trả nợ.

Bán nội tạng trả nợ - Hệ lụy từ tín dụng thoát nghèo

Bán nội tạng trả nợ - Hệ lụy từ tín dụng thoát nghèo

VOV.VN - Những khoản vay tín dụng nhỏ giúp dân thoát nghèo ở Bangladesh vô tình đẩy họ vào vòng xoáy nợ nần, phải bán nội tạng trả nợ.