Trung Quốc kêu gọi EU gạt bỏ mọi sự “can nhiễu” để tiến lên phía trước

VOV.VN - Quan chức cấp cao về ngoại giao của Trung Quốc và Liên minh châu Châu (EU) hôm qua (8/7) vừa tiến hành một cuộc gặp trực tuyến. Bắc Kinh một lần nữa kêu gọi EU gạt bỏ mọi sự “can nhiễu” để đưa quan hệ hai bên tiến lên phía trước.

Cuộc họp trực tuyến diễn ra giữa Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell.

Ông Vương Nghị cho rằng, Trung Quốc và EU là đối tác chiến lược toàn diện và cũng là hai lực lượng độc lập trên thế giới. Định vị phù hợp duy nhất mà hai bên nên tuân thủ là đối tác chiến lược toàn diện, loại bỏ mọi “can nhiễu” từ các bên, thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - EU phát triển đúng hướng, lành mạnh và ổn định.

Ông Vương Nghị nhấn mạnh, giữa Trung Quốc và châu Âu không có xung đột lợi ích lớn, cũng như xung đột địa chính trị. Theo ông, nguyên tắc quan trọng nhất trong quan hệ giữa hai bên là tôn trọng lẫn nhau và tìm kiếm điểm chung trong khi giữ lại những khác biệt. Ông kêu gọi hai bên hiểu biết đúng đắn về nhau, khẳng định Bắc Kinh ủng hộ châu Âu nâng cao quyền tự chủ chiến lược, “thực sự phát triển quan hệ hợp tác với Trung Quốc một cách độc lập tự chủ".

Ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng, nhiệm vụ cấp bách hiện nay giữa hai bên là tăng cường trao đổi phối hợp về vaccine, điều trị và phòng chống dịch Covid-19 với trọng điểm là hỗ trợ thực chất hơn cho các nước đang phát triển, đồng thời thúc đẩy quan hệ đối tác Xanh và đối tác kỹ thuật số giữa Trung Quốc và EU phát triển sâu rộng và thực chất.

Hội nghị trực tuyến giữa quan chức ngoại giao cấp cao hai bên diễn ra sau hội đàm Thượng đỉnh trực tuyến giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Marcon và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không lâu.

Theo tiết lộ mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc, hiện nước này và EU đang tiến hành rà soát pháp lý, dịch thuật và các chuẩn bị kỹ thuật khác cho Hiệp định Đầu tư Toàn diện Trung Quốc - châu Âu (CAI). Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy thỏa thuận này vẫn đang được xử lý kể từ khi nó bị Nghị viện châu Âu (EP) tạm dừng phê chuẩn vào tháng 5 vừa qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Philippines sử dụng “vũ khí” bí mật nhằm xua đuổi tàu thuyền Trung Quốc ở Biển Đông
Philippines sử dụng “vũ khí” bí mật nhằm xua đuổi tàu thuyền Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Philippines đang âm thầm triển khai một “vũ khí” bí mật mới trên Biển Đông nhằm xua đuổi các tàu thuyền nước nước ngoài ra khỏi vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Philippines sử dụng “vũ khí” bí mật nhằm xua đuổi tàu thuyền Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines sử dụng “vũ khí” bí mật nhằm xua đuổi tàu thuyền Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Philippines đang âm thầm triển khai một “vũ khí” bí mật mới trên Biển Đông nhằm xua đuổi các tàu thuyền nước nước ngoài ra khỏi vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc tiếp tục “tung chiêu” lôi kéo châu Âu
Trung Quốc tiếp tục “tung chiêu” lôi kéo châu Âu

VOV.VN - Dịu giọng và nhấn mạnh đến sự hợp tác, Trung Quốc liệu có thực hiện được mục tiêu lôi kéo châu Âu khi mà chính quyền Tổng thống Biden dường như đang làm rất tốt việc này?

Trung Quốc tiếp tục “tung chiêu” lôi kéo châu Âu

Trung Quốc tiếp tục “tung chiêu” lôi kéo châu Âu

VOV.VN - Dịu giọng và nhấn mạnh đến sự hợp tác, Trung Quốc liệu có thực hiện được mục tiêu lôi kéo châu Âu khi mà chính quyền Tổng thống Biden dường như đang làm rất tốt việc này?

Nga vượt Trung Quốc về mức độ tích cực chìa tay với nhà cầm quyền quân sự Myanmar
Nga vượt Trung Quốc về mức độ tích cực chìa tay với nhà cầm quyền quân sự Myanmar

VOV.VN - Trung Quốc nổi tiếng về mối quan hệ nồng ấm với chính quyền quân sự Myanmar. Nhưng Nga còn tích cực chìa tay với Myanmar hơn nữa. Myanmar đang là cánh cổng địa chiến lược của Nga.

Nga vượt Trung Quốc về mức độ tích cực chìa tay với nhà cầm quyền quân sự Myanmar

Nga vượt Trung Quốc về mức độ tích cực chìa tay với nhà cầm quyền quân sự Myanmar

VOV.VN - Trung Quốc nổi tiếng về mối quan hệ nồng ấm với chính quyền quân sự Myanmar. Nhưng Nga còn tích cực chìa tay với Myanmar hơn nữa. Myanmar đang là cánh cổng địa chiến lược của Nga.