Trung Quốc lần đầu phóng vệ tinh trên biển “một chặng”

VOV.VN - Hôm nay (30/4), tên lửa Trường Chinh-11 của Trung Quốc đã phóng thành công cùng lúc 5 vệ tinh từ Biển Hoa Đông.

Hoạt động này đánh dấu việc lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện quá trình phóng vệ tinh trên biển “một chặng”, mở đường cho việc phóng vệ tinh từ trên biển với tần xuất cao hơn trong tương lai.

Tên lửa đẩy Trường Chinh-11 đã được phóng lên vào trưa nay (30/4) từ ngoài khơi Biển Hoa Đông, thành công đưa 5 vệ tinh Cao Phân thuộc trùm vệ tinh Cát Lâm-1 vào quỹ đạo định sẵn, đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện việc phóng tên lửa trên biển “một chặng”, tức tích hợp hoàn chỉnh các bước từ lắp ráp giai đoạn cuối, thử nghiệm tổng thể, đưa ra bệ phóng và phóng lên quỹ đạo.

Tên lửa Trường Chinh-11 là phương tiện phóng chạy bằng nhiên liệu rắn duy nhất của Trung Quốc có thể phóng cả trên đất liền và trên biển, được biết đến với đặc tính nhanh, tiện lợi và linh hoạt.

Theo ông Lý Đồng Ngọc, chỉ huy trưởng của loại tên lửa này, trong các nhiệm vụ phóng trên biển trước đây, tên lửa cần hoàn thành một thử nghiệm lắp ráp trước khi vận chuyển đến cảng biển, sau đó tiến hành tiếp một thử nghiệm khác sau khi được đưa đến đây và quá trình này tương đối phức tạp.

Tuy nhiên, lần này, Trường Chinh-11 đã được phóng tại Cảng Hàng không Vũ trụ Phương Đông Hải Dương của tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, nơi tên lửa được lắp ráp, thử nghiệm, kết nối với các vệ tinh và đưa lên tàu để đến bệ phóng chỉ trong vài giờ. Sau khi tàu đến địa điểm chỉ định, tên lửa sẽ được phóng nhanh chóng, toàn bộ quá trình chỉ mất từ ​​3-4 ngày. 

Theo truyền thông Trung Quốc, do thời gian thực hiện nhiệm vụ phóng được rút ngắn 1/3, chi phí vận chuyển và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển giảm đáng kể, nên chế độ phóng “một chặng” này sẽ giúp tạo nền tảng vững chắc cho các đợt phóng hàng loạt và tần suất cao trên biển tiếp theo của nước này trong tương lai.

Được biết, trong năm 2022, tên lửa Trường Chinh-11 dự kiến sẽ thực hiện 5-8 nhiệm vụ phóng, bao gồm 1-3 nhiệm vụ phóng trên biển, kỷ lục về số lần phóng trong một năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc khẳng định không phải là chủ nhân bộ phận tên lửa sắp va chạm Mặt trăng
Trung Quốc khẳng định không phải là chủ nhân bộ phận tên lửa sắp va chạm Mặt trăng

VOV.VN - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Wang Wenbin, đã phủ nhận rằng các mảnh vỡ tên lửa đến từ sứ mệnh Chang’e-5 T1 năm 2014 sẽ va chạm với Mặt trăng vào ngày 4/3 tới đây.

Trung Quốc khẳng định không phải là chủ nhân bộ phận tên lửa sắp va chạm Mặt trăng

Trung Quốc khẳng định không phải là chủ nhân bộ phận tên lửa sắp va chạm Mặt trăng

VOV.VN - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Wang Wenbin, đã phủ nhận rằng các mảnh vỡ tên lửa đến từ sứ mệnh Chang’e-5 T1 năm 2014 sẽ va chạm với Mặt trăng vào ngày 4/3 tới đây.

Ngày 4/3, tên lửa Trung Quốc sẽ va chạm với Mặt Trăng
Ngày 4/3, tên lửa Trung Quốc sẽ va chạm với Mặt Trăng

VOV.VN - Một tên lửa dự kiến lao xuống Mặt trăng vào ngày 4 tháng 3 được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc thay vì của SpaceX như các báo cáo trước đó.

Ngày 4/3, tên lửa Trung Quốc sẽ va chạm với Mặt Trăng

Ngày 4/3, tên lửa Trung Quốc sẽ va chạm với Mặt Trăng

VOV.VN - Một tên lửa dự kiến lao xuống Mặt trăng vào ngày 4 tháng 3 được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc thay vì của SpaceX như các báo cáo trước đó.

Mỹ muốn trừng phạt Triều Tiên về vụ tên lửa, Trung Quốc và Nga tìm cách trì hoãn
Mỹ muốn trừng phạt Triều Tiên về vụ tên lửa, Trung Quốc và Nga tìm cách trì hoãn

VOV.VN - Mỹ tiếp tục chỉ trích các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên thời gian gần đây, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đoàn kết ủng hộ đề xuất trừng phạt Triều Tiên. Trong khi đó, Trung Quốc và Nga tìm cách bảo vệ Triều Tiên.

Mỹ muốn trừng phạt Triều Tiên về vụ tên lửa, Trung Quốc và Nga tìm cách trì hoãn

Mỹ muốn trừng phạt Triều Tiên về vụ tên lửa, Trung Quốc và Nga tìm cách trì hoãn

VOV.VN - Mỹ tiếp tục chỉ trích các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên thời gian gần đây, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đoàn kết ủng hộ đề xuất trừng phạt Triều Tiên. Trong khi đó, Trung Quốc và Nga tìm cách bảo vệ Triều Tiên.

Không muốn bị bỏ lại, Mỹ tìm cách mới đối phó tên lửa siêu thanh Nga và Trung Quốc
Không muốn bị bỏ lại, Mỹ tìm cách mới đối phó tên lửa siêu thanh Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ bắt đầu nghiên cứu những cách thức mới để đối phó với các vũ khí siêu thanh giữa bối cảnh Washington dường như đang bị Nga và Trung Quốc bỏ lại trong lĩnh vực này.

Không muốn bị bỏ lại, Mỹ tìm cách mới đối phó tên lửa siêu thanh Nga và Trung Quốc

Không muốn bị bỏ lại, Mỹ tìm cách mới đối phó tên lửa siêu thanh Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ bắt đầu nghiên cứu những cách thức mới để đối phó với các vũ khí siêu thanh giữa bối cảnh Washington dường như đang bị Nga và Trung Quốc bỏ lại trong lĩnh vực này.