Trung Quốc- Mỹ tiếp tục chỉ trích lẫn nhau về nguồn gốc dịch Covid-19

VOV.VN - Thời gian gần đây, Mỹ và Trung Quốc liên tục đưa ra các chỉ trích lẫn nhau về nguồn gốc dịch Covid-19 và những tranh cãi này vẫn tiếp tục diễn ra.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khẳng định, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang lan rộng như hiện nay, Trung – Mỹ cần phải phối hợp hành động cùng chống dịch chứ không phải là đưa ra các chỉ trích nhằm vào đối phương.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Mỹ triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Washington nhằm phản đối việc người phát ngôn Triệu Lập Kiên đăng tải thông tin trên Twitter cá nhân cho rằng, quân đội Mỹ đã đem dịch bệnh tới Vũ Hán (12/3). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, Mỹ đã tiến hành giao thiệp với phía Trung Quốc tại Bắc Kinh và Washington về vấn đề này, tuy nhiên tại các cuộc giao thiệp, Trung Quốc đã đưa ra phản đối ngược lại về việc một số quan chức cấp cao trong chính phủ cũng như nghị sỹ Mỹ nhiều lần lợi dụng tình hình dịch Covid-19 đưa ra các phát ngôn công kích và bôi nhọ Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Ông Cảnh Sảng cho biết, việc mà Trung Quốc và Mỹ nên làm hiện nay là phối hợp hành động chứ không phải là đưa ra các chỉ trích nhằm vào đối phương.

“Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh hoành hoành như hiện nay, Mỹ và Trung Quốc cần tăng cường phối hợp, hành động nhằm bảo vệ an toàn y tế chung của toàn cầu” - ông Cảnh Sảng nói.

Thời gian gần đây, Mỹ và Trung Quốc liên tục đưa ra các chỉ trích lẫn nhau về nguồn gốc dịch Covid-19. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhiều lần gọi virus SARS CoV-2 là “virus Vũ Hán”, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’brien cho rằng SARS CoV-2 có nguồn gốc từ Vũ Hán, hay Thượng nghị sỹ Mỹ Tom Cotton cũng nhấn mạnh thuyết âm mưu cho rằng SARS CoV-2 là vũ khí sinh học bì rò tỉ từ phòng thí nghiệm gần chợ hải sản ở Vũ Hán.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần khẳng định, vấn đề nguồn gốc của virus là vấn đề khoa học, cần lắng nghe ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn, việc tùy ý đưa ra kết luận sẽ không giúp ích gì cho công tác phòng chống dịch của các nước, ngược lại sẽ chỉ gây ra tâm lý hoang mang và kỳ thị.

Tuy nhiên, hôm 12/3 vừa qua, đăng tải trên trang Twitter cá nhân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ám chỉ quân đội Mỹ đã đưa virus SARS CoV-2 vào Vũ Hán, thông tin khiến Mỹ đưa ra giao thiệp ngoại giao tại Bắc Kinh cũng như triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải để phản đối./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Châu Âu “quay cuồng” trong cơn ác mộng Covid-19, ai sẽ cứu Italy?
Châu Âu “quay cuồng” trong cơn ác mộng Covid-19, ai sẽ cứu Italy?

VOV.VN - Những gì Italy cần lúc này là sự hỗ trợ và đoàn kết từ phần còn lại của châu Âu, cây bút Tony Barber của tờ Financial Times cho biết.

Châu Âu “quay cuồng” trong cơn ác mộng Covid-19, ai sẽ cứu Italy?

Châu Âu “quay cuồng” trong cơn ác mộng Covid-19, ai sẽ cứu Italy?

VOV.VN - Những gì Italy cần lúc này là sự hỗ trợ và đoàn kết từ phần còn lại của châu Âu, cây bút Tony Barber của tờ Financial Times cho biết.

Số người chết vì Covid-19 trên toàn cầu vượt mốc 7.000
Số người chết vì Covid-19 trên toàn cầu vượt mốc 7.000

VOV.VN - Theo số liệu trên trang thống kê Worldometers, thế giới ghi nhận thêm 12.807 ca mắc mới và 625 ca tử vong do Covid-19 trong vòng 1 ngày.

Số người chết vì Covid-19 trên toàn cầu vượt mốc 7.000

Số người chết vì Covid-19 trên toàn cầu vượt mốc 7.000

VOV.VN - Theo số liệu trên trang thống kê Worldometers, thế giới ghi nhận thêm 12.807 ca mắc mới và 625 ca tử vong do Covid-19 trong vòng 1 ngày.

Các ca lây nhiễm chưa có triệu chứng - “quả bom nổ chậm” của Covid-19?
Các ca lây nhiễm chưa có triệu chứng - “quả bom nổ chậm” của Covid-19?

VOV.VN-Các ca lây nhiễm khi chưa có triệu chứng đang thành chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà khoa học và đặt ra những câu hỏi mới về sự kiểm soát dịch Covid-19.

Các ca lây nhiễm chưa có triệu chứng - “quả bom nổ chậm” của Covid-19?

Các ca lây nhiễm chưa có triệu chứng - “quả bom nổ chậm” của Covid-19?

VOV.VN-Các ca lây nhiễm khi chưa có triệu chứng đang thành chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà khoa học và đặt ra những câu hỏi mới về sự kiểm soát dịch Covid-19.