Trung Quốc quy định chuẩn mực hành vi đối với người phát trực tiếp

VOV.VN - Hôm qua (22/6), Trung Quốc vừa ban hành quy định về các chuẩn mực hành vi đối với người phát trực tiếp, trong đó nghiêm cấm 31 loại hành vi sai trái. Người dẫn được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI) cũng nằm trong phạm vi thực thi của quy định.

Động thái trên được giới chuyên gia đánh giá là đặt dấu chấm hết cho thời kỳ phát triển tự do của ngành phát trực tiếp (livestream) ở nước này.

Quy định mới do Tổng cục Phát thanh Truyền hình Quốc gia và Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc phối hợp ban hành, gồm 18 điều, trong đó liệt kê 31 loại hành vi bị cấm.

Các hành vi bị cấm bao gồm phát tán những nội dung vi phạm pháp luật; chống phá nhà nước, gây nguy hại đến thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia; làm suy yếu, xuyên tạc hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và công cuộc cải cách mở cửa; bôi nhọ văn hóa Trung Quốc, các nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc; thổi phồng các chủ đề nóng, các vấn đề nhạy cảm trong xã hội hoặc cố tình tạo điểm nóng dư luận; dẫn dụ người dùng tương tác theo cách thô tục hoặc kích động người hâm mộ tấn công bằng tin đồn và thực hiện hành vi bạo lực mạng; các hành vi lạm dụng trẻ vị thành niên hay hành vi nguy hiểm khiến trẻ bắt chước và các nội dung dụ dỗ trẻ học đòi những thói xấu; phô trương cuộc sống xa hoa thiếu kiểm soát và coi thường các nhóm thu nhập thấp...

Nếu người phát trực tiếp (livestream) vi phạm các chuẩn mực sẽ bị trừng phạt theo pháp luật và các quy định liên quan. Những người vi phạm nghiêm trọng và nhiều lần, sẽ bị đóng tài khoản và đưa vào “danh sách đen” hoặc “danh sách cảnh báo”. Những người này sẽ không được thay đổi tài khoản hoặc nền tảng để phát trực tiếp trở lại.

Người phát trực tiếp được tạo ra từ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cũng nằm trong phạm vi áp dụng của quy định mới.

Quy định còn yêu cầu người phát trực tiếp kê khai trung thực thu nhập và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Hồi tháng 12/2021, Vi Á, còn lại là Viya, người được mệnh danh là “nữ hoàng livestream” của Trung Quốc đã bị phạt số tiền lên tới 1,34 tỷ nhân dân tệ (hơn 210 triệu USD) vì tội trốn thuế.

Quy định mới này được đánh giá là một động thái tiếp theo nhằm làm sạch môi trường mạng ở Trung Quốc. Có chuyên gia nước này cho rằng, sự ra đời của các chuẩn mực hành vi đối với người phát trực tiếp đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ phát triển tự do ngành phát trực tiếp (livestream) trên nền tảng mạng và mở ra giai đoạn mới phát triển chất lượng cao, lành mạnh của ngành này tại Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia gỡ bỏ các thông tin sai lệch trên mạng xã hội trước bầu cử
Australia gỡ bỏ các thông tin sai lệch trên mạng xã hội trước bầu cử

VOV.VN - Trong nỗ lực nhằm hạn chế tác động của những thông tin sai lệch đến lá phiếu của cử tri trong cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 21/5 tới, Australia đã yêu cầu các mạng xã hội gỡ bỏ các thông tin sai lệch.

Australia gỡ bỏ các thông tin sai lệch trên mạng xã hội trước bầu cử

Australia gỡ bỏ các thông tin sai lệch trên mạng xã hội trước bầu cử

VOV.VN - Trong nỗ lực nhằm hạn chế tác động của những thông tin sai lệch đến lá phiếu của cử tri trong cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 21/5 tới, Australia đã yêu cầu các mạng xã hội gỡ bỏ các thông tin sai lệch.

Mạng xã hội: Mặt trận tranh cử nóng bóng tại Australia
Mạng xã hội: Mặt trận tranh cử nóng bóng tại Australia

VOV.VN - Ngày 21/5 tới, Australia sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội khóa 47. Trong lúc này, các ứng cử viên đang đi gặp gỡ cử tri để vận động tranh cử. Tuy nhiên, ngoài các cuộc vận động tranh cử sôi động trên các nẻo đường, mạng xã hội cũng đang chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ứng cử viên.

Mạng xã hội: Mặt trận tranh cử nóng bóng tại Australia

Mạng xã hội: Mặt trận tranh cử nóng bóng tại Australia

VOV.VN - Ngày 21/5 tới, Australia sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội khóa 47. Trong lúc này, các ứng cử viên đang đi gặp gỡ cử tri để vận động tranh cử. Tuy nhiên, ngoài các cuộc vận động tranh cử sôi động trên các nẻo đường, mạng xã hội cũng đang chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ứng cử viên.

Dư chấn địa chính trị của thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon
Dư chấn địa chính trị của thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon

VOV.VN - Từ góc độ địa chính trị, thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và Solomon dường như là phản ứng trực tiếp của Bắc Kinh đối với việc thành lập hoặc hồi sinh các nhóm an ninh lớn hơn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là AUKUS.

Dư chấn địa chính trị của thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon

Dư chấn địa chính trị của thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon

VOV.VN - Từ góc độ địa chính trị, thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và Solomon dường như là phản ứng trực tiếp của Bắc Kinh đối với việc thành lập hoặc hồi sinh các nhóm an ninh lớn hơn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là AUKUS.

Trung Quốc tăng cường chấn chỉnh thị trường thẩm mỹ
Trung Quốc tăng cường chấn chỉnh thị trường thẩm mỹ

VOV.VN - Ngành thẩm mỹ tại Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ nhưng cũng xuất hiện nhiều vấn đề, đặc biệt là việc một số cơ sở thẩm mỹ đã sử dụng nhiều thủ đoạn lừa dối khách hàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng về tài chính, sức khỏe, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng.

Trung Quốc tăng cường chấn chỉnh thị trường thẩm mỹ

Trung Quốc tăng cường chấn chỉnh thị trường thẩm mỹ

VOV.VN - Ngành thẩm mỹ tại Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ nhưng cũng xuất hiện nhiều vấn đề, đặc biệt là việc một số cơ sở thẩm mỹ đã sử dụng nhiều thủ đoạn lừa dối khách hàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng về tài chính, sức khỏe, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng.