Trung Quốc tuyên bố làm chủ kỹ thuật làm giàu urani

(VOV) - Trung Quốc đã mở cửa một phần nhà máy làm giàu urani ở Tây Bắc Trung Quốc cho phóng viên báo chí thăm quan.

Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc vừa chính thức thông báo rằng Trung Quốc đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật làm giàu urani.

Công nhân làm việc tại phòng điều khiển của Nhà máy làm giàu urani Lan Châu (Ảnh: CNNC)

Cơ quan trên cũng đã mở cửa một phần nhà máy làm giàu urani ở thành phố Lan Châu, Tây Bắc Trung Quốc cho phóng viên báo chí vào thăm. Đây là nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân từ urani đã qua làm giàu để phục vụ cho các lò phản ứng hạt nhân.

Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc cho biết, tất cả các thiết bị của nhà máy này, trong đó bao gồm các máy li tâm, kỹ thuật cơ bản để sản xuất urani, đều do Trung Quốc sản xuất.

Ông Lôi Tăng Quang, kỹ sư trưởng Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc cho biết: “Sự phát triển của máy li lâm do trong nước sản xuất bảo đảm phát triển bền vững của ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân và bảo đảm an toàn năng lượng của Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành một trong số ít các quốc gia như Nga nắm vững kỹ thuật này”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc tăng cường tìm kiếm nguồn urani
Trung Quốc tăng cường tìm kiếm nguồn urani

Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu mua các mỏ urani ở nước ngoài, trong đó Canada là thị trường nước này đang ngắm tới

Trung Quốc tăng cường tìm kiếm nguồn urani

Trung Quốc tăng cường tìm kiếm nguồn urani

Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu mua các mỏ urani ở nước ngoài, trong đó Canada là thị trường nước này đang ngắm tới

Trung Quốc lắp đặt xong máy ly tâm làm giàu urani
Trung Quốc lắp đặt xong máy ly tâm làm giàu urani

Tân Hoa xã cho rằng bước đi này của Trung Quốc đã đánh dấu một thành tựu chiến lược trong việc phát triển điện hạt nhân.

Trung Quốc lắp đặt xong máy ly tâm làm giàu urani

Trung Quốc lắp đặt xong máy ly tâm làm giàu urani

Tân Hoa xã cho rằng bước đi này của Trung Quốc đã đánh dấu một thành tựu chiến lược trong việc phát triển điện hạt nhân.