Trung Quốc và Nhật Bản tham vấn cấp cao lần 17 về các vấn đề trên biển

VOV.VN - Vụ trưởng Vụ Biên giới và các vấn đề trên biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Cục trưởng Cục châu Á và châu Đại dương, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đồng tổ chức phiên họp thứ 17 về Cơ chế tham vấn cấp cao các vấn đề trên biển Trung Quốc và Nhật Bản tại Tokyo, Nhật Bản vào ngày 23/10, đi sâu thảo luận các vấn đề liên quan đến biển giữa hai nước.

Đây là cuộc tham vấn cấp cao tiếp theo giữa Trung Quốc và Nhật Ban, sau cuộc tham vấn được tổ chức tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc vào tháng 10/2023.

Theo Tân Hoa xã, hai bên đã tổ chức 1 cuộc họp toàn thể và 3 cuộc họp nhóm công tác gồm phòng vệ trên biển, thực thi pháp luật - an ninh trên biển và kinh tế biển. Tại cuộc họp, Trung Quốc đã nêu rõ lập trường trong các vấn đề Biển Hoa Đông, Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Biển Đông và Eo biển Đài Loan, đồng thời kêu gọi Nhật Bản tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và các mối quan ngại về an ninh của Trung Quốc, có hành động thiết thực để cải thiện và thúc đẩy phát triển quan hệ Trung - Nhật.

Hai bên nhất trí thực hiện đồng thuận quan trọng mà lãnh đạo hai nước đạt được, tiếp tục duy trì liên lạc chặt chẽ về các vấn đề liên quan trên biển, giải quyết hợp lý các xung đột và khác biệt, đi sâu hợp tác thực chất và tích cực xây dựng biển Hoa Đông thành một vùng biển hòa bình, hợp tác và hữu nghị.

Hai bên cũng nhất trí về nguyên tắc tổ chức vòng tham vấn lần thứ 18 của Cơ chế tham vấn cấp cao về các vấn đề trên biển Trung Quốc - Nhật Bản tại Trung Quốc vào năm tới.

Vào ngày 20/9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được đồng thuận về vấn đề nước thải hạt nhân đã qua xử lý từ nhà máy Fukushima ra biển và sẽ dần nối lại việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản đáp ứng quy định.

Truyền thông quốc tế dẫn thông tin từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 15/10 cho biết, các chuyên gia quốc tế đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Thụy Sĩ đã đến vùng biển gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi để lấy mẫu nước biển và thực hiện các hoạt động nghiên cứu độc lập. Đây là bước đi thực tế đầu tiên để IAEA áp dụng các biện pháp bổ sung tại vùng biển gần nhà máy điện này sau khi Trung Quốc và Nhật Bản đạt được đồng thuận.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba coi trọng quan hệ với Trung Quốc và ASEAN ra sao?
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba coi trọng quan hệ với Trung Quốc và ASEAN ra sao?

VOV.VN - Lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc đã họp thượng đỉnh, nhất trí tiếp tục tăng cường liên lạc ở mọi cấp độ nhằm xây dựng “mối quan hệ cùng có lợi”. Ngoài ra, Thủ tướng Nhật Bản Ishida cũng rất coi trọng mối quan hệ với ASEAN.

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba coi trọng quan hệ với Trung Quốc và ASEAN ra sao?

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba coi trọng quan hệ với Trung Quốc và ASEAN ra sao?

VOV.VN - Lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc đã họp thượng đỉnh, nhất trí tiếp tục tăng cường liên lạc ở mọi cấp độ nhằm xây dựng “mối quan hệ cùng có lợi”. Ngoài ra, Thủ tướng Nhật Bản Ishida cũng rất coi trọng mối quan hệ với ASEAN.

Trung Quốc đánh giá cao tín hiệu tích cực từ nội các mới của Nhật Bản
Trung Quốc đánh giá cao tín hiệu tích cực từ nội các mới của Nhật Bản

VOV.VN - Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua (9/10) đã đánh giá cao tín hiệu tích cực từ nội các mới của Nhật Bản, trong khi tân Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya khẳng định nội các mới của nước này sẵn sàng thúc đẩy toàn diện mối quan hệ chiến lược cùng có lợi với Trung Quốc.

Trung Quốc đánh giá cao tín hiệu tích cực từ nội các mới của Nhật Bản

Trung Quốc đánh giá cao tín hiệu tích cực từ nội các mới của Nhật Bản

VOV.VN - Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua (9/10) đã đánh giá cao tín hiệu tích cực từ nội các mới của Nhật Bản, trong khi tân Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya khẳng định nội các mới của nước này sẵn sàng thúc đẩy toàn diện mối quan hệ chiến lược cùng có lợi với Trung Quốc.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?
Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.