Tỷ lệ nhiễm Covid-19 ở Đức cao nhất từ đầu đại dịch 

VOV.VN - Diễn biến dịch Covid-19 đang đặc biệt đáng lo ngại tại Đức khi tỷ lệ nhiễm bệnh ghi nhận tại quốc gia này đang ở mức cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại châu Âu, bất chấp việc đa số dân chúng đã tiêm vaccie ngừa Covid-19.

Số liệu được Viện Robert Koch, cơ quan kiểm soát dịch bệnh liên bang Đức, công bố ngày 08/11 cho thấy, tỷ lệ nhiễm Covid-19 ở Đức hiện đã ở mức 201,1 ca trên 100 ngàn dân.

Tỷ lệ này đã vượt qua con số kỷ lục trước đây là 197,6 ca trên 100 ngàn dân ghi nhận vào ngày 22/12/2020 và trở thành tỷ lệ lây nhiễm cao nhất tại Đức kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở châu Âu tháng 03/2020. Tính trung bình trong tuần đầu tiên của tháng 11/2021, nước Đức ghi nhận khoảng 24.500 ca nhiễm và 114 ca tử vong mỗi ngày, biến Đức thành tâm điểm của đợt bùng phát dịch mới hiện nay ở châu Âu.

Trước các diễn biến ngày càng xấu của dịch, các đảng phái và các chính trị gia Đức đang lên tiếng kêu gọi nhanh chóng áp dụng các biện pháp siết chặt kiểm soát. Trong ngày 08/11, ba đảng đang đàm phán lập chính phủ liên minh tại Đức là đảng Dân chủ xã hội SPD, đảng Xanh và đảng Dân chủ tự do FDP đã cùng trình một dự luật cho phép áp dụng bắt buộc các biện pháp như đeo khẩu trang hay giãn cách xã hội đến tháng 03/2022.

Dự luật này sẽ được đệ trình lên Nghị viện Liên bang Đức vào ngày 11/11 và tiến hành bỏ phiếu sau đó 1 tuần.

Trong lúc chờ luật mới, một số bang tại Đức đã quyết định hành động. Trong ngày 08/11, bang Saxony, nơi có tỷ lệ nhiễm cao nhất nước Đức, với 491,3 ca trên 100 ngàn dân, đã ra quy định cấm những người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 vào trong các nhà hàng hoặc tham dự các sự kiện trong không gian kín. Chỉ những người đã tiêm đủ vaccine hoặc có chứng nhận đã chữa khỏi Covid-19 mới được chấp nhận.

Đây là quy định đã được nhiều nước châu Âu như Pháp và Italia áp dụng từ nhiều tháng qua, dưới tên gọi “giấy thông hành y tế” nhưng chưa được phổ biến tại Đức. Mới đây, Bộ trưởng Y tế Đức, ông Jens Spahn đã công khai lên tiếng cho rằng, nước Đức cần nhanh chóng áp dụng việc kiểm soát này.

“Chúng ta đã thấy ở những nước như Italia, mà bản thân tôi đã được trải nghiệm tại Hội nghị G20 vừa qua ở Roma, là số lần tôi bị kiểm tra chứng nhận tiêm vaccine trong 1 ngày ở Roma còn nhiều hơn trong 4 tuần tại Đức. Do đó tôi nghĩ nước Đức cần phải làm nhiều hơn nữa và tôi kêu gọi mạnh mẽ mọi người dân đi tiêm vaccine”.

Theo số liệu của cơ quan y tế Đức, tính đến ngày 07/11/2021, chỉ có 67,3% người dân Đức đã tiêm đủ hai mũi vaccine. Con số này thấp hơn khá nhiều nước tại châu Âu và theo Giáo sư Lothar Wieler, Chủ tịch Viện Robert Koch, với diễn biến dịch hiện nay ở Đức và việc mùa Đông đang đến, những người chưa tiêm vaccine tại Đức có nguy cơ mắc Covid-19 rất cao.

Ngoài Đức, tình hình dịch Covid-19 cũng đang quay trở lại căng thẳng ở nhiều nước khác tại châu Âu. Tại Pháp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến cũng sẽ có bài phát biểu trên truyền hình gửi đến toàn dân Pháp trong tối nay, 09/11, trong đó sẽ thông báo các biện pháp mới để đối phó với số ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng tại Pháp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tạp chí Đức: Nhà ngoại giao Nga chết bên ngoài đại sứ quán ở Berlin có thể là đặc vụ Nga?
Tạp chí Đức: Nhà ngoại giao Nga chết bên ngoài đại sứ quán ở Berlin có thể là đặc vụ Nga?

VOV.VN - Tờ tạp chí tin tức Der Spiegel của Đức vào hôm 5/11/2021 đưa tin: Giới chức Đức tin rằng một nhà ngoại giao Nga được phát hiện đã chết trên vỉa hè bên ngoài Đại sứ quán Nga ở Berlin vào tháng 10 chính là một nhân viên đặc vụ của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB).

Tạp chí Đức: Nhà ngoại giao Nga chết bên ngoài đại sứ quán ở Berlin có thể là đặc vụ Nga?

Tạp chí Đức: Nhà ngoại giao Nga chết bên ngoài đại sứ quán ở Berlin có thể là đặc vụ Nga?

VOV.VN - Tờ tạp chí tin tức Der Spiegel của Đức vào hôm 5/11/2021 đưa tin: Giới chức Đức tin rằng một nhà ngoại giao Nga được phát hiện đã chết trên vỉa hè bên ngoài Đại sứ quán Nga ở Berlin vào tháng 10 chính là một nhân viên đặc vụ của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB).

Số phận và vai trò của tù binh Đức ở Liên Xô trong và sau Thế chiến II
Số phận và vai trò của tù binh Đức ở Liên Xô trong và sau Thế chiến II

VOV.VN - Hơn 4 triệu lính Đức bị bắt, tống giam, và đưa đi lao động ở Liên Xô sau Thế chiến II. Họ đã đóng vai trò đáng kể trong việc cung cấp nhân lực tái thiết Liên Xô hậu chiến tranh. Và không phải ai trong số các tù binh này cũng có cơ hội về được quê hương.

Số phận và vai trò của tù binh Đức ở Liên Xô trong và sau Thế chiến II

Số phận và vai trò của tù binh Đức ở Liên Xô trong và sau Thế chiến II

VOV.VN - Hơn 4 triệu lính Đức bị bắt, tống giam, và đưa đi lao động ở Liên Xô sau Thế chiến II. Họ đã đóng vai trò đáng kể trong việc cung cấp nhân lực tái thiết Liên Xô hậu chiến tranh. Và không phải ai trong số các tù binh này cũng có cơ hội về được quê hương.

Mỹ, Anh, Pháp và Đức ra tuyên bố chung về Iran
Mỹ, Anh, Pháp và Đức ra tuyên bố chung về Iran

VOV.VN - Lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Pháp, và Đức có cuộc gặp bên lề thượng đỉnh G20 ở Italia ngày 30/10 để thảo luận các rủi ro đối với an ninh quốc tế từ chương trình hạt nhân đang leo thang của Iran.

Mỹ, Anh, Pháp và Đức ra tuyên bố chung về Iran

Mỹ, Anh, Pháp và Đức ra tuyên bố chung về Iran

VOV.VN - Lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Pháp, và Đức có cuộc gặp bên lề thượng đỉnh G20 ở Italia ngày 30/10 để thảo luận các rủi ro đối với an ninh quốc tế từ chương trình hạt nhân đang leo thang của Iran.