Vụ mưu sát ông Trump: Chính trị Mỹ đang rất nóng và cần hạ nhiệt

VOV.VN - “Đoàn kết” và “Hạ nhiệt chính trị” là 2 trong số những thông điệp quan trọng được Tổng thống Mỹ Biden đưa ra hôm 14/7, một ngày sau vụ mưu sát cựu Tổng thống Trump - vụ việc gây chấn động chính trường Mỹ và thu hút chú ý toàn thế giới về vấn đề bạo lực chính trị chỉ chưa đầy 4 tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.

Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang tiến hành điều tra vụ nổ súng vào ông Trump theo hướng mưu sát, nhưng cũng xem xét đây là hành động khủng bố ở trong nước. 

Đây là lần thứ 3 Tổng thống Biden sử dụng Phòng Bầu dục để bình luận về các vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với nước Mỹ kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2021 và lần gần đây nhất là vào ngày 19/10/2023 sau khi cuộc xung đột tại dải Gaza nổ ra.

Ông Biden nói: "Bất đồng là điều không thể tránh khỏi trong nền dân chủ Mỹ. Đó là một phần của bản chất con người. Nhưng chính trị không bao giờ được coi là một chiến trường thực sự. Tôi tin rằng chính trị phải là một đấu trường cho cuộc tranh luận hòa bình, để theo đuổi công lý, để đưa ra quyết định được hướng dẫn bởi Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp. Chúng ta đại diện cho một nước Mỹ không phải của chủ nghĩa cực đoan, của sự giận dữ, mà là của sự đàng hoàng và ân sủng. Tôi sẽ tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ vì nền dân chủ của chúng ta, bảo vệ Hiến pháp, pháp quyền, kêu gọi hành động tại hòm phiếu”.

Vụ nổ súng đã khiến ông Trump bị thương ở vùng tai phải và làm một khán giả có mặt tại cuộc vận động tranh cử thiệt mạng, trong khi 2 người khác bị thương. Giới phân tích nhận định, đây là cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất đối với Mỹ trong nhiều thập niên, kể từ sau vụ Tổng thống Ronald Reagan bị bắn khi rời khách sạn Washington Hilton vào năm 1981. Câu hỏi đặt ra, là nếu đường đi của viên đạn này chỉ chệch thêm vài cm, thì chuyện tồi tệ gì sẽ xảy ra?

Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã xác định được kẻ nổ súng là Matthew Crooks, 20 tuổi, đến Pennsylvania. Cuộc tấn công đang được điều tra theo hướng khủng bố trong nước và theo FBI, các lời đe dọa bạo lực trên không gian mạng đã gia tăng, đặc biệt sau khi xảy ra vụ việc. Trong khi đó, Cơ quan Mật vụ Mỹ đang tích cực điều tra việc làm thế nào nghi phạm mang một khẩu súng trường kiểu AR có thể đến đủ gần để bắn và làm bị thương ông Trump. 

Trong lúc này, các biện pháp an ninh đã được tăng cường trên khắp nước Mỹ, đặc biệt tại các sự kiện chính trị lớn, trong đó có Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hoà diễn ra từ ngày 15-17/7 tại bang Wisconsin. Tại sự kiện này, ông Trump dự kiến ​​​​sẽ chính thức được đề cử làm ứng cử viên của đảng ra tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới. Trong tuyên bố thứ 2 trên mạng xã hội sau vụ xả súng, ông Trump đã bày tỏ mong muốn được phát biểu tại Wisconsin. Ông đồng thời đưa ra lời kêu gọi nước Mỹ đoàn kết, mạnh mẽ và quyết tâm, không để cái ác chiến thắng. Hiện chưa rõ vụ nổ súng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đua bầu cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, vụ việc có thể ảnh hưởng tới 1%-2% ý kiến cử tri.

Chuyên gia chính trị Obert Pape tại Đại học Chicago, Mỹ nhận định: “Vụ tấn công đã cho thấy tại sao các chính trị gia của cả đảng Cộng hòa và Dân chủ phải đoàn kết lại..Tổng thống Biden đã xuất hiện và thực sự đã trò chuyện với ông Trump. Hãy nghĩ về điều đó - họ đã không nói chuyện trong nhiều năm. Điều này rất quan trọng và cần phải diễn ra ở mọi cấp độ, không chỉ trong một lần duy nhất. Và để làm được điều đó, thông điệp không nên làm giảm cơn giận dữ mà chuyển hướng cơn giận dữ sang việc phản đối bạo lực và đưa ra quyết định tại hòm bỏ phiếu. Đó là cách thức hợp pháp mà nền dân chủ của chúng ta có thể hoạt động, cùng nhau chống lại bạo lực chính trị”.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã lên án mạnh mẽ vụ vụ ám sát cựu Tổng thống Trump. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết ông “cảm thấy kinh tởm trước vụ xả súng”. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu (G-20) như Đức, Pháp, Italy cũng bày tỏ sự lo ngại và gửi lời chúc bình phục tới ông Trump. Thủ tướng mới đắc cử của Anh Keir Starmer cho biết ông “kinh hoàng trước những cảnh tượng gây sốc” tại cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ. Ông đồng thời cho biết thêm, “bạo lực chính trị dưới bất kỳ hình thức nào đều không có chỗ trong xã hội của chúng ta”.

Trong một diễn biến liên quan, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Nga Vladimia Putin không liên lạc với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sau vụ ám sát và cũng không có kế hoạch làm điều này..

Theo ông Peskov, Nga không tin vào việc chính quyền Tổng thống Mỹ Biden chịu trách nhiệm về vụ ám sát cựu Tổng thống Trump hôm 13/7 song cáo buộc chính quyền này đã tạo ra bầu không khí kích động bạo lực chính trị.

Trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin cho biết, tất cả các nhà quan sát bên ngoài đều thấy rõ, tính mạng của ông Trump, cựu Tổng thống Mỹ, người tham gia cuộc đua giành vị trí Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ mới, đang gặp nguy hiểm.

Khi được hỏi liệu Nga có tăng cường các biện pháp an ninh sau vụ tấn công hay không, ông Peskov cho biết, nhà lãnh đạo Nga đã được bảo vệ ở mức độ phù hợp và mọi biện pháp cần thiết đều đang được thực hiện.

Hiện Nga đang theo dõi sát sao các động thái liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11 tới. Hãng tin Reuters nhận định kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với Nga. Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông sẵn sàng làm việc với bất kỳ tổng thống Mỹ nào. Theo Tổng thống Putin, Nga không nghĩ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới sẽ dẫn tới sự thay đổi trong chính sách của Mỹ với Nga. Tuy nhiên, ông không loại trừ khả năng này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh sát Nhật Bản tăng cường bảo vệ yếu nhân sau vụ ám sát ông Trump
Cảnh sát Nhật Bản tăng cường bảo vệ yếu nhân sau vụ ám sát ông Trump

VOV.VN - Cảnh sát Nhật Bản tăng cường lực lượng để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các nhân vật quan trọng (yếu nhân) sau vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cảnh sát Nhật Bản tăng cường bảo vệ yếu nhân sau vụ ám sát ông Trump

Cảnh sát Nhật Bản tăng cường bảo vệ yếu nhân sau vụ ám sát ông Trump

VOV.VN - Cảnh sát Nhật Bản tăng cường lực lượng để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các nhân vật quan trọng (yếu nhân) sau vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trump kể về trải nghiệm “siêu thực” khi bị bắn, nói rằng ông “lẽ ra đã chết”
Trump kể về trải nghiệm “siêu thực” khi bị bắn, nói rằng ông “lẽ ra đã chết”

VOV.VN - Cựu Tổng thống Donald Trump nhận định với The Post Sunday rằng ông "lẽ ra đã chết" khi nhớ lại khoảnh khắc bị bắn tại một cuộc mít tinh vận động tranh cử ở Pennsylvania.

Trump kể về trải nghiệm “siêu thực” khi bị bắn, nói rằng ông “lẽ ra đã chết”

Trump kể về trải nghiệm “siêu thực” khi bị bắn, nói rằng ông “lẽ ra đã chết”

VOV.VN - Cựu Tổng thống Donald Trump nhận định với The Post Sunday rằng ông "lẽ ra đã chết" khi nhớ lại khoảnh khắc bị bắn tại một cuộc mít tinh vận động tranh cử ở Pennsylvania.

Sau khi ông Trump bị bắn, Tổng thống Biden kêu gọi người Mỹ “hạ nhiệt”
Sau khi ông Trump bị bắn, Tổng thống Biden kêu gọi người Mỹ “hạ nhiệt”

VOV.VN - Sau khi ứng viên tổng thống Mỹ Trump bị bắn trong một vụ mưu sát hôm 13/7 thì vào ngày 14/7, Tổng thống Mỹ Biden từ Nhà Trắng kêu gọi người dân Mỹ hãy hạ nhiệt độ chính trị.

Sau khi ông Trump bị bắn, Tổng thống Biden kêu gọi người Mỹ “hạ nhiệt”

Sau khi ông Trump bị bắn, Tổng thống Biden kêu gọi người Mỹ “hạ nhiệt”

VOV.VN - Sau khi ứng viên tổng thống Mỹ Trump bị bắn trong một vụ mưu sát hôm 13/7 thì vào ngày 14/7, Tổng thống Mỹ Biden từ Nhà Trắng kêu gọi người dân Mỹ hãy hạ nhiệt độ chính trị.