WHO công bố kịch bản đại dịch Covid-19 có khả năng xảy ra nhất

VOV.VN - Tổ chức Y tế thế giới vừa công bố các kịch bản dịch COVID-19, trong đó kịch bản nhiều khả năng nhất là mức độ bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra sẽ giảm dần theo thời gian.

Thế giới đã trải qua hơn 2 năm chống chọi với đại dịch và các quốc gia dường như đã sẵn sàng mở cửa lại đất nước, cũng như thực hiện các kế hoạch phục hồi quốc gia tham vọng.

Theo kịch bản khả thi nhất mà WHO đưa ra, qua tiêm vaccine và lây nhiễm, khả năng miễn dịch toàn cầu sẽ tăng lên và mức độ nghiêm trọng của dịch cũng sẽ giảm dần theo thời gian.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: "Dựa trên những gì mà chúng tôi đánh giá, kịch bản có khả năng xảy ra nhất là virus SARS-CoV-2 tiếp tục tiến hóa, nhưng mức độ nghiêm trọng của dịch sẽ giảm xuống theo thời gian, khi khả năng miễn dịch tăng lên qua vaccine và lây nhiễm. Tuy nhiên, những đợt gia tăng số ca nhiễm và tử vong sẽ xảy ra theo giai đoạn, khi miễn dịch suy giảm. Điều này có thể khiến việc tiêm bổ sung cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương là cần thiết”.

Ngoài ra, hai kịch bản còn lại là các biến thể ít nguy hiểm hơn sẽ xuất hiện, và khi đó các mũi vaccine tăng cường hoặc công thức vaccine mới có thể sẽ không cần thiết, hoặc một biến chủng mới sẽ xuất hiện và sẽ khiến khả năng chống lây nhiễm của vaccine giảm xuống nhanh chóng. Đây là bản cập nhật thứ ba của Kế hoạch chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó chiến lược được WHO công bố và theo Tổng giám đốc WHO, cũng có thể sẽ là bản cập nhật cuối cùng.

Thế giới đã trải qua hơn 2 năm chống chọi với dịch bệnh và các chính phủ dường như đã sẵn sàng để mở cửa trở lại đất nước. Tại Đại học Georgetown, khẩu trang N95, từng là “vật bất ly thân” đối với bất kỳ người dân thủ đô Washington nào cách đây chỉ nửa năm, giờ lại nằm trong số những thứ không dùng đến. Đây là một dấu hiệu cho thấy những hạn chế của COVID-19 đã thay đổi như thế nào trong thành phố này và trên toàn nước Mỹ. Dù những hạn chế khác nhau ít nhiều vẫn được duy trì, song cuộc sống đã trở lại gần như trước đây.

Nếu như Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về tỷ lệ tử vong do COVID-19 thì trên toàn quốc số ca mắc mới đã giảm xuống còn 36.000 ca mỗi ngày so với 800.000 ca trước đây. Số người nhập viện cũng giảm 75%. Những con số này đã khiến nước Mỹ tự tin hơn khi mở cửa lại đất nước. Hàng loạt bang tại Mỹ đã cho đóng cửa các trung tâm xét nghiệm và tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 miễn phí. Trong khi đó, chính quyền bang cũng đang mở rộng các cơ sở biên giới và năng lực xử lý người di cư với mục tiêu dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế về đại dịch vào tháng 5.

Còn tại Anh, các hạn chế đi lại cuối cùng đã được dỡ bỏ từ giữa tháng này. Từng là một trong những nước áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại quốc tế nghiêm ngặt nhất ở châu Âu vào thời kỳ đỉnh dịch COVID-19, giờ đây Anh trở thành quốc gia cởi mở hơn nhiều nước châu Âu khác và Mỹ.

Theo Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid, chính phủ chủ trương áp dụng “các biện pháp ít nghiêm ngặt nhất có thể”:

“Mức độ lo ngại của chúng tôi không thay đổi. Bởi vì mặc dù số ca bệnh đang tăng lên, nhưng vẫn đang ở dưới mức đỉnh. Và điều quan trọng là chúng ta hiểu tại sao số ca bệnh lại tăng. Tuy nhiên, mặt khác, chúng ta biết rằng vaccine vẫn cho thấy hiệu quả chống lại biến thể phụ này. Sau khi tính đến tất cả các yếu tố này, chúng tôi thấy không có lý do cụ thể nào để lo ngại vào thời điểm này'.

Tuy nhiên giới chuyên gia vẫn cảnh báo các nước mở cửa thận trọng. Từ châu Á đến châu Âu hay Mỹ, số ca mắc COVID-19 đang tăng trở lại do các nước dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch COVID-19, cùng với đó là sự xuất hiện của biến thể phụ BA.2 của Omicron, hay còn gọi là “Omicron tàng hình”. Theo Tổ chức Y tế thế giới, bất kỳ bước đi thô bạo nào cũng có thể khiến thế giới phải trả giá bằng hơn 2 năm chống dịch vừa qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ và WHO sẽ thiết lập trung tâm y học cổ truyền quy mô toàn cầu
Ấn Độ và WHO sẽ thiết lập trung tâm y học cổ truyền quy mô toàn cầu

VOV.VN - Chính phủ Ấn Độ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 25/3 đã ký thỏa thuận nhằm thiết lập Trung tâm Toàn cầu về Y học Cổ truyền. Trung tâm này sẽ đặt tại bang miền Tây Gujarat của Ấn Độ.

Ấn Độ và WHO sẽ thiết lập trung tâm y học cổ truyền quy mô toàn cầu

Ấn Độ và WHO sẽ thiết lập trung tâm y học cổ truyền quy mô toàn cầu

VOV.VN - Chính phủ Ấn Độ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 25/3 đã ký thỏa thuận nhằm thiết lập Trung tâm Toàn cầu về Y học Cổ truyền. Trung tâm này sẽ đặt tại bang miền Tây Gujarat của Ấn Độ.

WHO trì hoãn phê duyệt vaccine Sputnik V giữa khủng hoảng Nga-Ukraine
WHO trì hoãn phê duyệt vaccine Sputnik V giữa khủng hoảng Nga-Ukraine

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục trì hoãn việc phê duyệt sử dụng khẩn cấp cho vaccine Sputnik V của Nga giữa khủng hoảng Ukraine.

WHO trì hoãn phê duyệt vaccine Sputnik V giữa khủng hoảng Nga-Ukraine

WHO trì hoãn phê duyệt vaccine Sputnik V giữa khủng hoảng Nga-Ukraine

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục trì hoãn việc phê duyệt sử dụng khẩn cấp cho vaccine Sputnik V của Nga giữa khủng hoảng Ukraine.

Dịch Covid-19 bước sang năm thứ 3: WHO cân nhắc kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu
Dịch Covid-19 bước sang năm thứ 3: WHO cân nhắc kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu

VOV.VN - Khi cuộc chiến chống đại dịch bước sang năm thứ 3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng bắt đầu thảo luận về cách thức và thời điểm để tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu liên quan tới Covid-19.

Dịch Covid-19 bước sang năm thứ 3: WHO cân nhắc kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Dịch Covid-19 bước sang năm thứ 3: WHO cân nhắc kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu

VOV.VN - Khi cuộc chiến chống đại dịch bước sang năm thứ 3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng bắt đầu thảo luận về cách thức và thời điểm để tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu liên quan tới Covid-19.

WHO thảo luận tiêu chí tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu dịch Covid-19
WHO thảo luận tiêu chí tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu dịch Covid-19

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét các tiêu chí cần thiết để tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu dịch Covid-19, đánh dấu cột mốc quan trọng sau hơn 2 năm kể từ khi đại dịch bùng phát.

WHO thảo luận tiêu chí tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu dịch Covid-19

WHO thảo luận tiêu chí tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu dịch Covid-19

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét các tiêu chí cần thiết để tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu dịch Covid-19, đánh dấu cột mốc quan trọng sau hơn 2 năm kể từ khi đại dịch bùng phát.