Xây dựng “Hộp đen Trái Đất” để buộc thế giới phải chịu trách nhiệm về tương lai

VOV.VN - Vào năm 2022, Hộp đen Trái Đất sẽ được xây dựng trên đảo Tasmania để cung cấp những ghi chép chính xác về các sự kiện có thể dẫn tới sự hủy diệt của Trái Đất, kêu gọi thúc đẩy hành động khẩn cấp để đối phó biến đổi khí hậu, đồng thời buộc thế giới phải chịu trách nhiệm về tương lai.

Dự án Hộp đen Trái Đất là kết quả hợp tác giữa các nhà nghiên cứu tại Đại học Tasmania cùng với một số công ty dịch vụ và truyền thông của Australia. Đây là công trình bằng thép khổng lồ được trang bị nhiều ổ cứng hoạt động nhờ năng lượng Mặt Trời, mỗi ổ sẽ ghi lại và bảo quản những cập nhật và phân tích khoa học theo thời gian thực về các vấn đề nguy cấp nhất mà thế giới đang đối mặt. Tất cả thông tin liên quan tới biến đổi khí hậu, tuyệt chủng, ô nhiễm môi trường và tác động tới sức khỏe sẽ được ghi chép trong cấu trúc liền khối. Nếu xã hội tương lai phát hiện dữ liệu lưu trữ vào một ngày nào đó, họ có thể xâu chuỗi những gì đã xảy ra với hành tinh của chúng ta.

Ông Jim Curtis - thành viên của nhóm nghiên cứu dự án cho biết: “Chúng ta đang ở ngã ba quan trọng của thảm họa biến đổi khí hậu. Chúng ta đang chậm chạp khi đối phó với thảm họa này. Hộp đen Trái Đất sẽ có chức năng giống như hộp đen của máy bay, nếu điều tồi tệ nhất xảy ra và nền văn minh chúng ta bị sụp đổ do biến đổi khí hậu, Hộp đen sẽ ghi lại mọi chi tiết của quá trình này, đồng thời mọi hành động của con người dẫn tới sự diệt vong đó sẽ được lưu lại. Sau này, bất kỳ ai phát hiện ra Hộp đen này sẽ nhìn vào những sai lầm của chúng ta để không bị lặp lại”.

Theo nhóm nghiên cứu phụ trách dự án, Hộp đen Trái Đất được xây dựng nhằm mục đích truyền cảm hứng cho tất cả mọi người dân trên Trái Đất đồng lòng cùng hành động trước khi quá muộn, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới xây dựng các giải pháp một cách trách nhiệm và quyết liệt, thúc đẩy hành động khẩn cấp để đối phó với thảm họa biến đổi khí hậu, và vì tương lai chung của nhân loại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NASA phóng tàu vũ trụ với nhiệm vụ cứu Trái Đất
NASA phóng tàu vũ trụ với nhiệm vụ cứu Trái Đất

VOV.VN - Ngày 24/11, Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ DART nhằm chuyển hướng một tiểu hành tinh đang đe dọa Trái Đất.

NASA phóng tàu vũ trụ với nhiệm vụ cứu Trái Đất

NASA phóng tàu vũ trụ với nhiệm vụ cứu Trái Đất

VOV.VN - Ngày 24/11, Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ DART nhằm chuyển hướng một tiểu hành tinh đang đe dọa Trái Đất.

Trái đất có "Mặt trăng thứ hai" trong ít nhất 300 năm tới?
Trái đất có "Mặt trăng thứ hai" trong ít nhất 300 năm tới?

VOV.VN - Không giống như sao Mộc và sao Thổ có hàng chục Mặt trăng xoay quanh, Trái đất chỉ có duy nhất một Mặt trăng. Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature, thực tế còn có một Mặt trăng khác quay quanh Trái đất được phát hiện vào năm 2016.

Trái đất có "Mặt trăng thứ hai" trong ít nhất 300 năm tới?

Trái đất có "Mặt trăng thứ hai" trong ít nhất 300 năm tới?

VOV.VN - Không giống như sao Mộc và sao Thổ có hàng chục Mặt trăng xoay quanh, Trái đất chỉ có duy nhất một Mặt trăng. Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature, thực tế còn có một Mặt trăng khác quay quanh Trái đất được phát hiện vào năm 2016.

COP26: Bài toán khó của Biden khi muốn Mỹ dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
COP26: Bài toán khó của Biden khi muốn Mỹ dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Tham vọng của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc dẫn đầu thế giới chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ được thể hiện trong tuần này khi ông đến Scotland tham dự các cuộc đàm phán quan trọng về khí hậu.

COP26: Bài toán khó của Biden khi muốn Mỹ dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

COP26: Bài toán khó của Biden khi muốn Mỹ dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Tham vọng của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc dẫn đầu thế giới chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ được thể hiện trong tuần này khi ông đến Scotland tham dự các cuộc đàm phán quan trọng về khí hậu.