Xung đột Nga - Ukraine phủ bóng Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024

VOV.VN - Những thảo luận về cuộc xung đột Nga - Ukraine là một trong những chủ đề nóng tại Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia mới nổi hàng đầu BRICS vừa kết thúc tại thành phố Kazan, Nga.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh các nước BRICS, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi một nền hòa bình công bằng cần thiết để chấm dứt xung đột tại Ukraine. “Chúng ta cần hòa bình ở Ukraine, một nền hòa bình công bằng phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Đại hội đồng".

Tuyên bố của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đưa ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo, Trung Quốc và Brazil đã đưa ra một kế hoạch hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine với ba nguyên tắc chính gồm không mở rộng chiến trường, không leo thang thù địch, không thổi bùng ngọn lửa và phấn đấu để nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng. Đến nay, Ukraine đã bác bỏ đề xuất này.

Thượng đỉnh BRICS chứng minh Nga có thể phá vỡ “bức rèm sắt” của phương Tây

VOV.VN - Gần 3 năm sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga đang tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của hơn 10 nhà lãnh đạo trên thế giới. Đây là dấu hiệu cho thấy Nga không hề đơn độc và có thể phá vỡ nỗ lực của phương Tây nhằm dựng “bức rèm sắt” cô lập Nga.

Việc sớm chấm dứt xung đột tại Ukraine ngày càng xa vời trong bối cảnh xuất hiện cáo buộc từ phía Ucraina về việc xuất hiện lực lượng binh sĩ Triều Tiên tại Nga. Điện Kremlin đã lên tiếng bác bỏ thông tin này. Nhưng trả lời câu hỏi tại Hội nghị thượng đỉnh các nước BRICS, Tổng thống Nga Putin cũng lưu ý, Nga đã phê chuẩn một hiệp ước về hỗ trợ quân sự lẫn nhau như một phần của "quan hệ đối tác chiến lược" với Triều Tiên.

Tổng thống Nga Putin cho biết, sẵn sàng xem xét mọi phương án để chấm dứt xung đột ở Ukraine, nhưng dựa trên thực tế: "Tất nhiên, tốt hơn là ngồi vào bàn đàm phán và tiến hành các cuộc đàm phán dựa trên thực tế và dựa trên những gì đang diễn ra trên thực địa. Nhưng các nhà lãnh đạo của Ukraine không muốn như vậy".

Cộng đồng quốc tế vẫn đang tìm kiếm một kế hoạch nhằm chấm dứt xung đột Nga -Ukraine. Thế nhưng điều này phụ thuộc rất lớn vào ý chí chính trị của các bên liên quan. Các hành động chạy đua vũ trang, cung cấp vũ khí, quân sự sẽ chính là những cản trở lớn cho nỗ lực này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao vũ khí Hàn Quốc khó đến tay Ukraine?
Vì sao vũ khí Hàn Quốc khó đến tay Ukraine?

VOV.VN - Hàn Quốc đang xem xét triển khai nhân viên quân sự tới Ukraine và cung cấp vũ khí hỗ trợ cho Kiev sau khi có báo cáo về việc quân đội Triều Tiên được triển khai đến Nga. Tuy vậy, có một số rào cản lớn khiến Soeul khó thực hiện điều này. 

Vì sao vũ khí Hàn Quốc khó đến tay Ukraine?

Vì sao vũ khí Hàn Quốc khó đến tay Ukraine?

VOV.VN - Hàn Quốc đang xem xét triển khai nhân viên quân sự tới Ukraine và cung cấp vũ khí hỗ trợ cho Kiev sau khi có báo cáo về việc quân đội Triều Tiên được triển khai đến Nga. Tuy vậy, có một số rào cản lớn khiến Soeul khó thực hiện điều này. 

Nga triển khai lực lượng hạt nhân chiến lược tới Ukraine
Nga triển khai lực lượng hạt nhân chiến lược tới Ukraine

VOV.VN - Truyền thông Ukraine ngày 23/10 đưa tin, Nga đang triển khai các binh sỹ thuộc Lực lượng Tên lửa Chiến lược chuyên vận hành vũ khí hạt nhân, tới Ukraine.

Nga triển khai lực lượng hạt nhân chiến lược tới Ukraine

Nga triển khai lực lượng hạt nhân chiến lược tới Ukraine

VOV.VN - Truyền thông Ukraine ngày 23/10 đưa tin, Nga đang triển khai các binh sỹ thuộc Lực lượng Tên lửa Chiến lược chuyên vận hành vũ khí hạt nhân, tới Ukraine.

Mỹ tuyên bố có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đưa quân tới Nga
Mỹ tuyên bố có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đưa quân tới Nga

VOV.VN - Mỹ ngày 23/10 lần đầu tuyên bố nước này có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã đưa 3.000 binh sỹ tới Nga – một động thái có thể dẫn tới sự leo thang đáng kể trong cuộc xung đột kéo dài 2 năm rưỡi.

Mỹ tuyên bố có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đưa quân tới Nga

Mỹ tuyên bố có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đưa quân tới Nga

VOV.VN - Mỹ ngày 23/10 lần đầu tuyên bố nước này có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã đưa 3.000 binh sỹ tới Nga – một động thái có thể dẫn tới sự leo thang đáng kể trong cuộc xung đột kéo dài 2 năm rưỡi.