ASEAN Para Games 8: “Cây gậy trên đường đua của người khiếm thị“

VOV.VN - “Người dẫn đường” - Họ là VĐV, là cây gậy trên đường đua, là đôi mắt trong cuộc sống, là người bạn tâm tình của các VĐV khiếm thị.

Những ngày qua, đội tuyển điền kinh vẫn chứng tỏ là một trong những mũi tiên phong sung sức của đoàn thể thao người khuyết tật (TT NKT) Việt Nam tại ASEAN Para Games 8, đang diễn ra tại Singapore. Góp phần trực tiếp vào những chiến thắng ấy nhưng không bao giờ được nêu tên trong danh sách những người nhận huy chương có phần công sức không nhỏ của “Người dẫn đường” - Họ là VĐV, là cây gậy trên đường đua, là đôi mắt trong cuộc sống, là người bạn tâm tình của các VĐV khiếm thị. Họ là người vô danh.

Ngọc Hiệp và Việt Luân (đeo kính) trên bục nhận huy chương.

“Anh em đã tập cùng nhau rất nhiều, ăn ở cùng nhau. Trong quãng thời gian tập luyện trước khi thi đấu, em phải nhờ rất nhiều vào anh Luân, nhờ đó thành tích của em mới được như ngày hôm nay. Em thực sự muốn bày tỏ lời cảm ơn đối với anh Luân, người dẫn đường cho em trong suốt thời gian qua.”

Đó là lời chia sẻ của Nguyễn Ngọc Hiệp, VĐV giành HCĐ cự ly 400m, về Lê Việt Luân, người dẫn đường cho Hiệp trên đường chạy tại ASEAN Para Games 8. Người dẫn đường - Anh là ai? Anh là VĐV điền kinh. Anh là cây gậy trên đường đua. Anh là đôi mắt trong cuộc sống. Anh là người bạn tâm tình của VĐV khiếm thị. Anh vô hình trên bảng vinh danh người chiến thắng.

Luân không phải là “Guide” đầu tiên và duy nhất của Ngọc Hiệp. Trước đó, chàng trai sinh năm 1994 này đã từng tập luyện cùng Nguyễn Công Danh, Nguyễn Thành Phát. Và chính việc thay đổi “guide” thường xuyên này khiến họ không ít lần gặp sự cố trên đường đua.

Khó khăn và thiệt thòi trong nghề dẫn đường cho VĐV khiếm thị là thế, Việt Luân, Công Danh hay bao người dẫn đường khác còn phải đối mặt với hấp dẫn từ ánh hào quang chiến thắng của một VĐV chuyên nghiệp, từ gia đình muốn con cái được chính danh, từ nhu cầu mưu sinh cuộc sống… Còn với người HLV, áp lực của họ là chọn người dẫn đường vừa biết hy sinh, vừa phải có chuyên môn giỏi hơn VĐV khiếm thị, vừa khéo léo tâm lý để chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống.

Kết thúc Đại hội, Việt Luân sẽ quay trở lại với giảng đường Đại học, với những giáo án tập luyện thường nhật ở đội tuyển điền kinh TPHCM, trước khi xin… mẹ cho phép tham dự một kỳ thi đấu mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai mạc Đại hội thể thao ASEAN Para Games lần thứ 8
Khai mạc Đại hội thể thao ASEAN Para Games lần thứ 8

VOV.VN - Tối 3/12, Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para Games) lần thứ 8 chính thức khai mạc tại Singapore.

Khai mạc Đại hội thể thao ASEAN Para Games lần thứ 8

Khai mạc Đại hội thể thao ASEAN Para Games lần thứ 8

VOV.VN - Tối 3/12, Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para Games) lần thứ 8 chính thức khai mạc tại Singapore.

ASEAN Para Games 8: Đoàn thể thao NKT Việt Nam liên tiếp lập kỷ lục Đại hội
ASEAN Para Games 8: Đoàn thể thao NKT Việt Nam liên tiếp lập kỷ lục Đại hội

VOV.VN - Trong buổi sáng nay (4/12), đoàn thể thao người khuyết tật (NKT) Việt Nam đã giành được 4 HCV, 3 HCB, 5 HCĐ tại ASEAN Para Games 8.

ASEAN Para Games 8: Đoàn thể thao NKT Việt Nam liên tiếp lập kỷ lục Đại hội

ASEAN Para Games 8: Đoàn thể thao NKT Việt Nam liên tiếp lập kỷ lục Đại hội

VOV.VN - Trong buổi sáng nay (4/12), đoàn thể thao người khuyết tật (NKT) Việt Nam đã giành được 4 HCV, 3 HCB, 5 HCĐ tại ASEAN Para Games 8.

ASEAN Para Games 8: Trải nghiệm làm… người khuyết tật
ASEAN Para Games 8: Trải nghiệm làm… người khuyết tật

VOV.VN - Nước chủ nhà ASEAN Para Games 8 đã tạo ra Ngày hội trải nghiệm làm… người khuyết tật song hành thời gian diễn ra Đại hội.

ASEAN Para Games 8: Trải nghiệm làm… người khuyết tật

ASEAN Para Games 8: Trải nghiệm làm… người khuyết tật

VOV.VN - Nước chủ nhà ASEAN Para Games 8 đã tạo ra Ngày hội trải nghiệm làm… người khuyết tật song hành thời gian diễn ra Đại hội.