Quy trình bầu cử Tổng thống Mỹ thú vị và phức tạp nhất thế giới ​

VOV.VN - Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra 4 năm một lần và được coi là cuộc bầu cử gay cấn và kéo dài nhất thế giới. 

Kể từ lúc bắt đầu tiến hành thăm dò dư luận để quyết định ứng cử viên (ƯCV) cho đến khi trở thành tổng thống là cả một quá trình phức tạp, với nhiều giai đoạn bỏ phiếu.

Thời gian bầu cử

Luật pháp Mỹ quy định cuộc bầu cử Liên bang được tổ chức vào ngày thứ Ba, sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Nếu thứ Ba đầu tiên rơi vào ngày 01/11 cũng không được tính. Như vậy, ngày bầu cử sớm nhất trong năm sẽ là 02/11 và muộn nhất là 08/11, ngày bầu cử năm 2020 sẽ là ngày 03/11.

Ông Bernie Sanders giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ ở bang New Hampshire - (Ảnh: NYT)

Tiêu chuẩn, điều kiện cử tri

Mọi công dân Mỹ đủ 18 tuổi, hiện không phải chấp hành án phạt tù hoặc bị tước quyền bầu cử và sinh sống hợp lệ tại một bang thì được quyền đăng ký bầu cử trước, ngay tại phòng bỏ phiếu trước khi bầu cử, hoặc theo thủ tục do từng bang ấn định.

Cho đến cuộc bầu cử tổng thống 2016, có 30 bang buộc cử tri phải xuất trình thẻ căn cước (ID) và 20 bang chưa buộc phải xuất trình ID trước khi cho ghi danh bầu cử.

Đề cử đại biểu dự Đại hội đảng và bầu ứng cử viên tổng thống

Thông thường, các đảng tuyển chọn đại biểu theo trình tự: (i) Chọn đại biểu từ phiên họp sơ bộ ở các khu vực tuyển cử. (ii) Những đại biểu được khu vực tuyển cử bầu sẽ tham dự đại hội cấp Hạt để bầu đại biểu dự đại hội cấp bang. (iii) Đại hội cấp bang sẽ họp để bầu đại biểu dự Đại hội Toàn quốc. Tuy vậy, thủ tục có thể thay đổi tùy theo bang. Cụ thể:

Đảng Dân chủ (DC) chọn ƯCV từ các cuộc bầu cử sơ bộ cấp bang. Các đại biểu cấp bang sẽ tham dự đại hội toàn quốc để chọn ƯCV đại diện cho đảng ra tranh cử tổng thống. Số đại biểu đảng DC thay đổi trong mỗi kỳ bầu cử, song thường xấp xỉ 4000 người được chọn tham dự đại hội đảng toàn quốc (năm 2020 là 3.979 đại biểu). Những đại biểu này được gọi là đại biểu có cam kết “pledged delegates”. Họ thường đã gặp ƯCV tại các phiên họp ở khu vực đề cử, Hạt và đại hội đảng cấp bang, hay đại hội đảng toàn quốc. Ngoài các đại biểu chọn từ cấp bang, lãnh đạo đảng chọn thêm một số đại biểu khác làm siêu đại biểu trong số các Hạ nghị sỹ (HNS), Thượng nghị sỹ (TNS), Thống đốc bang của đảng.

Bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ Mỹ diễn ra từ trưa 11-2, giờ Việt Nam, tại New Hampshire - (Ảnh: Reuters)

Đảng Cộng hoà (CH) cũng chọn đại biểu từ cấp khu vực tuyển cử, Hạt và đại hội đảng tại các bang để tham dự đại hội đảng toàn quốc, nhưng chọn xấp xỉ 2000 đại biểu mỗi kỳ bầu cử (năm 2020 là 2.441 đại biểu cam kết và 110 đại biểu không cam kết). Đảng CH cũng chọn thêm các đại biểu từ các đại hội cấp bang và từ giới lãnh đạo đảng, nhưng không gọi là “siêu đại biểu”, mặc dù một số đại biểu được chọn từ giới lãnh đạo đảng, hay những thành viên của nhóm Establishment của đảng CH.

Tiến trình vận động tranh cử

Tiến trình lựa chọn ƯCV từ hàng chục người của các đảng ghi danh tranh cử đến khi chọn được ƯCV chính thức đại diện đảng ra tranh cử kéo dài khoảng 2 năm.

Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, đa số ƯCV lần lượt rút lui sau những lần vận động tại một số bang điển hình như Iowa, New Hampshire, South Carolina… và sau những cuộc tranh luận do các cơ quan truyền thông tư nhân tổ chức, đặc biệt là dựa trên kết quả bầu cử sơ bộ tại các bang.

Ngoài các bang đông dân cư, có một số bang tiêu biểu cho các khuynh hướng của cử tri và có tính cách thử thách các ƯCV, chẳng hạn bang Iowa tiêu biểu cho cử tri ngành nông nghiệp. Đảng DC xem sự thành công bước đầu tại Iowa là một dấu hiệu tốt cho sự thành công trên cả nước.

Tỉ lệ ủng hộ cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden trong Đảng Dân chủ ngày càng giảm - (Ảnh: Reuters)

Thử thách thứ hai thường được thực hiện tại New Hampshire, nơi cử tri không thuộc DC hay CH, mà đa số là cử tri độc lập và là địa bàn tốt để thử thách các ƯCV xem họ có khả năng thuyết phục các cử tri độc lập hay không. Ngoài ra, đảng CH cũng xem bang South Carolina là nơi tốt để đo lường tâm lý của cử tri và khả năng của ƯCV.

Các đảng sẽ buộc phải hỗ trợ những ƯCV đươc nhiều phiếu nhất đại diện đảng mình ra tranh cử tổng thống. Không có chuyện đảng cử những ƯCV không xứng đáng. Do vậy, dù muốn hay không, ƯCV nào đắc cử sẽ trở thành tổng thống của toàn dân.

Bầu cử sơ bộ

Các cuộc bầu cử sơ bộ thường được tổ chức dưới ba hình thức: (i) Họp sơ bộ công khai, trong đó không phân biệt DC hay CH. Theo đó, đảng viên CH có thể bầu cho ƯCV đảng DC hoặc ngược lại. (ii) Họp sơ bộ bán công khai, trong đó các cử tri độc lập có thể bầu cho ƯCV đảng DC hoặc CH. (iii) Họp sơ bộ kín chỉ dành cho cử tri đã ghi danh vào đảng mới được tham dự bầu cử.

Bầu cử sơ bộ thường do các bang tổ chức theo thời gian và địa điểm thuận tiện. Cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức vào ngày thứ Ba trong tuần tại nhiều bang nên được gọi là “Super Tuesday”. Trong trường hợp không có ứng viên được đa số phiếu cấp bầu cử sơ bộ để được đại diện đảng ra tranh cử tổng thống, Đại hội đảng toàn quốc sẽ bỏ phiếu quyết định.

Các bang có tính cách phụ trợ quyết định thắng cử như New Hampshire, Iowa, Ohio, Michigan, Pennsylvania, Florida, New Mexixo là những bang giao động (swing states), nơi ƯCV cần tranh thủ sự ủng hộ của cử tri ngoài đảng. Những bang có số cử tri tương đối cố định như các “Blue states” bầu cho ƯCV đảng DC, hay “Red states”thường bầu cho ƯCV đảng CH.

Chẳng hạn, ƯCV đảng DC thường thắng tại các bang Minnesota, Washington, Oregon, California và New York. ƯCV đảng CH thường thắng tại các bang thuộc vùng Trung tâm và bờ Đông. Các bang “yellow” có nhiều cử tri độc lập, hay “swing state” là nơi ƯCV DC hay Cộng hoà đều cần nỗ lực tranh thủ để giành chiến thắng.

Điều kiện, tiêu chuẩn của ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống

Sau khi hoàn tất đại hội đảng toàn quốc, mỗi đảng sẽ chọn ra một liên danh tranh cử, gồm ƯCV tổng thống và ƯCV phó tổng thống. Liên danh tranh cử của hai đảng sẽ bước vào chiến dịch vận động tranh cử nước rút, trong đó các vòng tranh luận trực tiếp trên truyền hình có ý nghĩa rất quan trọng.

ƯCV tổng thống phải là công dân Mỹ khi sinh ra, đủ 35 tuổi và thường trú tại Mỹ 14 năm trước cuộc bầu cử.

Cựu thị trưởng South Bend Pete Buttigieg (trái) đối mặt với cựu phó tổng thống Joe Biden - (Ảnh: AFP)

ƯCV phó tổng thống cũng phải là công dân Mỹ khi sinh ra, đủ 35 tuổi, thường trú tại Mỹ 14 năm trước cuộc bầu cử và phải thường trú tại một bang khác với bang của ƯCV tổng thống.

Thể thức bầu cử và điều kiện thắng cử

Phiếu phổ thông được áp dụng cho hầu hết các cuộc bầu cử cấp bang và Liên bang theo thể thức bầu cử phổ thông, đa số tương đối, trực tiếp và kín. Đa số tương đối có nghĩa ƯCV nào giành được quá bán phiếu phổ thông thì đắc cử.

Đặc biệt, theo luật bầu cử Mỹ các cử tri không trực tiếp bầu tổng thống. Lá phiếu của họ gọi là lá phiếu phổ thông chỉ có nhiệm vụ chọn ra đại diện cử tri, hay còn gọi là đại cử tri cho bang mình. Các đại cử tri tập hợp lại thành cử tri đoàn của bang.

Cử tri đoàn của mỗi bang bằng tổng số nghị sỹ Liên bang (HNS+TNS) của bang đó. California hiện là bang đông dân nhất nên có tới 55 đại cử tri, trong khi đó một số bang ít dân chỉ có 3 đại cử tri như Delaware. Tổng số nghị sỹ Liên bang hiện nay là 535 người (435 HNS + 100 TNS). Washington DC hiện không có nghị sỹ Liên bang (có quyền lực đầy đủ), nhưng cũng được phân bổ 03 đại cử tri. Do vậy, Mỹ hiện có tổng số 538 đại cử tri và để đắc cử tổng thống, ƯCV cần giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri.

Thông thường, ƯCV nào thắng phiếu phổ thông thì thắng luôn phiếu đại cử tri theo nguyên tắc “được ăn cả”. Tuy nhiên, có trường hợp ƯCV thất cử do thắng phiếu phổ thông song lại thua phiếu đại cử tri. Gần đây nhất, trong cuộc bầu cử 2016, ƯCV Hillary Clinton của đảng DC giành được nhiều phiếu phổ thông hơn song thua phiếu đại cử tri trước ƯCV Donald Trump của đảng CH và bà Clinton đành phải chấp nhận thất bại.

Trước đó, trong cuộc bầu cử năm 2000, ông George W. Bush của đảng CH nhận được 50,4 triệu phiếu phổ thông, thấp hơn đối thủ Al Gore của đảng DC vốn nhận được 50,9 triệu phiếu phổ thông. Tuy nhiên, ông Bush sau đó nhận được 271 phiếu đại cử tri và đã trở thành tổng thống Mỹ.

Các đại cử tri sẽ họp lại ở từng bang vào ngày 07/12 (năm diễn ra bầu cử) để bầu tổng thống và phó tổng thống bằng lá phiếu của mình. Đây được xem là việc làm khá hình thức. Bởi vì, trên thực tế, ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố, liên danh tranh cử nào thu được từ 270 phiếu đại cử tri trở lên nghiễm nhiên là người giành chiến thắng.

Dù bị xem là hình thức, cuộc bầu cử của các đại cử tri có hai lá phiếu khác nhau, gồm phiếu bầu tổng thống và phiếu bầu phó tổng thống. Kết quả cuộc bầu cử sẽ được chuyển lên Chính phủ và trình lên Thượng viện bằng hai bản, gồm một danh sách các ƯCV được bầu vào chức tổng thống, với số phiếu bầu tương ứng; bản kia là danh sách ƯCV được bầu chức phó tổng thống cùng số phiếu bầu tương ứng.

Chủ tịch Thượng viện, trước sự chứng kiến của Thượng viện và Hạ viện, sẽ mở tất cả các hồ sơ đã được chứng nhận và đem phiếu ra đếm. Người có số phiếu bầu cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống và vượt quá 50% số phiếu của đại cử tri sẽ đắc cử tổng thống.

Nếu không có ai đạt số phiếu để đắc cử tổng thống, Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu bầu tổng thống trong những người có số phiếu cao nhất, nhưng không quá ba người. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc bỏ phiếu sẽ được tính theo các bang, đại diện của mỗi bang có một phiếu bầu.

Người có số phiếu bầu cao nhất cho chức vụ phó tổng thống sẽ đắc cử phó tổng thống khi đạt đa số phiếu của tổng số đại cử tri được chỉ định. Nếu không ai đạt được đa số phiếu, Thượng viện sẽ chọn hai người có số phiếu cao nhất để bầu ra phó tổng thống. Số TNS cần thiết cho cuộc bầu cử này là không ít hơn hai phần ba tổng số TNS, tức cần tối thiểu 67 người.

Diễn biến các cuộc bầu cử sơ bộ hiện nay

Quá trình bầu cử Tổng thống Mỹ đã chính thức bắt đầu ngày 03/02 với cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Iowa và tiếp đó là tại New Hampshire ngày 11/02.

Với hai chiến thắng liên tiếp ở các bang này, ứng cử viên Donald Trump hiện đang dẫn đầu trong việc giành suất đề cử chính thức của đảng Cộng hòa trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Ông Trump hiện đang có sự ủng hộ của 59 đại biểu sẽ tham dự đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa. Để giành được sự đề cử chính thức của đảng Cộng hòa, mỗi ứng cử viên phải có được sự ủng hộ của ít nhất 1.277 trên tổng số 2.441 đại biểu cam kết và 110 đại biểu không cam kết tham dự đại hội toàn quốc của đảng này từ ngày 24-27/8 tại bang North Carolina.

Trong khi đó, về phía đảng Dân chủ, cuộc cạnh tranh giữa các ứng cử viên Dân chủ vẫn tiếp tục gay cấn. Theo kết quả kiểm phiếu tại bang New Hampshire, ứng cử viên Bernie Sanders dẫn đầu với 26% số phiếu ủng hộ và 9 đại biểu bang và ngay sau là ứng cử viên không mấy tên tuổi Pete Buttigieg, Cựu Thị trưởng thành phố South Bend, bang Indiana với 24,4% số phiếu cử tri và cũng có 9 đại biểu bang ủng hộ. Ứng cử viên Amy Klobuchar đã vươn lên vị trí thứ 3 với 19,7% số phiếu cử tri và 6 đại biểu bang. Trong khi đó ứng cử viên Elizabeth Warren và Cựu phó tổng thống Joe Biden thậm chí còn không đạt được tỷ lệ ít nhất 15% số phiếu của cử tri để giành được sự ủng hộ của các đại biểu bang.

Như vậy là so với cuộc bầu cử ở bang Iowa, tại cuộc bỏ phiếu sơ bộ ở New Hampshire, hai ứng cử viên Bernie Sanders và Pete Buttigieg đã đảo vị trí dẫn đầu. Bất ngờ đó là ứng cử viên Amy Klobuchar đã giành được vị trí thứ 3 trong khi tại cuộc bỏ phiếu tại Iowa, ứng cử viên này chỉ đứng ở vị trí thứ 5 với duy nhất 1 đại biểu bang ủng hộ. Cựu phó tổng thống Joe Biden, một trong những ứng cử viên sáng giá trong các cuộc khảo sát trước đây tiếp tục gây thất vọng tại cuộc bầu cử sơ bộ thứ hai.   

Ứng cử viên Pete Buttigieg và ứng cử viên Bernie Sanders hiện đang dẫn đầu danh sách các ứng cử viên Dân chủ với lần lượt 23 và 21 đại biểu bang tham dự đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ. Bất ngờ đó là ứng cử viên Amy Klobuchar đã giành được vị trí thứ 3 tại cuộc bỏ phiếu ở New Hampshire trong khi tại cuộc bỏ phiếu tại Iowa, ứng cử viên này chỉ đứng ở vị trí thứ 5 với duy nhất 1 đại biểu bang ủng hộ.

Trong khi đó, cựu phó tổng thống Joe Biden, một trong những ứng cử viên sáng giá trong các cuộc khảo sát trước đây liên tục gây thất vọng khi không giành được thắng lợi hay ít nhất là vị trí có lợi trong hai cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên ở Iowa và New Hampshire. Đảng Dân chủ có 11 ứng cử viên tham gia tranh cử, tuy nhiên tới nay vẫn chưa thực sự có ứng cử viên nào thực sự nổi trội để làm đối trọng với ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng.   

Để giành được sự đề cử chính thức của đảng Dân chủ, mỗi ứng cử viên phải giành được sự ủng hộ của ít nhất 1.991 trên tổng số 3.979 đại biểu tham dự đại hội toàn quốc của đảng này từ ngày 13-16/07 tại bang Wisconsin.

Các cuộc bầu cử sơ bộ tiếp theo sẽ diễn ra tại bang Nevada ngày 22/02 và Nam Carolina ngày 29/02./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều tra việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Điều tra việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Người phụ trách cuộc điều tra đang trao đổi với Nhà Trắng về một số cuộc phỏng vấn, có thể cả với Chánh văn phòng Reince Priebus.

Điều tra việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Điều tra việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Người phụ trách cuộc điều tra đang trao đổi với Nhà Trắng về một số cuộc phỏng vấn, có thể cả với Chánh văn phòng Reince Priebus.

Nga khẳng định không can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
Nga khẳng định không can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh Nga không thể làm bất cứ việc gì để có thể can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Nga khẳng định không can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

Nga khẳng định không can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh Nga không thể làm bất cứ việc gì để có thể can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Mỹ cảnh báo Nga không can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Mỹ cảnh báo Nga không can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

VOV.VN -Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo, Mỹ sẽ không chập nhận bất cứ sự can thiệp nào của Nga đối với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trong năm 2020.

Mỹ cảnh báo Nga không can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Mỹ cảnh báo Nga không can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

VOV.VN -Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo, Mỹ sẽ không chập nhận bất cứ sự can thiệp nào của Nga đối với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trong năm 2020.

Nhóm người giàu tăng thêm 35 tỷ USD nhờ bầu cử Tổng thống Mỹ
Nhóm người giàu tăng thêm 35 tỷ USD nhờ bầu cử Tổng thống Mỹ

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã khiến chỉ số chứng khoán tăng điểm, giúp nhóm người giàu nhất thế giới có thêm 35,4 tỷ USD.

Nhóm người giàu tăng thêm 35 tỷ USD nhờ bầu cử Tổng thống Mỹ

Nhóm người giàu tăng thêm 35 tỷ USD nhờ bầu cử Tổng thống Mỹ

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã khiến chỉ số chứng khoán tăng điểm, giúp nhóm người giàu nhất thế giới có thêm 35,4 tỷ USD.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016: Hạ viện rơi vào tay đảng Cộng hòa
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016: Hạ viện rơi vào tay đảng Cộng hòa

VOV.VN - Hạ viện Mỹ một lần nữa lại nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng hòa trong cuộc bỏ phiếu cùng lúc với bầu chọn Tổng thống Mỹ 2016.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016: Hạ viện rơi vào tay đảng Cộng hòa

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016: Hạ viện rơi vào tay đảng Cộng hòa

VOV.VN - Hạ viện Mỹ một lần nữa lại nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng hòa trong cuộc bỏ phiếu cùng lúc với bầu chọn Tổng thống Mỹ 2016.

Toàn cảnh cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ 2016
Toàn cảnh cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

VOV.VN - Cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 đã diễn ra hết sức kịch tính với chiến thắng cuối cùng thuộc về ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump.

Toàn cảnh cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

Toàn cảnh cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

VOV.VN - Cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 đã diễn ra hết sức kịch tính với chiến thắng cuối cùng thuộc về ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump.

Ủy ban Thượng viện Mỹ kết luận Nga can thiệp cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Ủy ban Thượng viện Mỹ kết luận Nga can thiệp cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

VOV.VN -Tuyên bố chung của lãnh đạo Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ cho biết, kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ về sự can thiệp của Nga là chính xác.

Ủy ban Thượng viện Mỹ kết luận Nga can thiệp cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Ủy ban Thượng viện Mỹ kết luận Nga can thiệp cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

VOV.VN -Tuyên bố chung của lãnh đạo Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ cho biết, kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ về sự can thiệp của Nga là chính xác.

Ảnh: Hiện trường vụ xả súng sát điểm bầu cử Tổng thống Mỹ
Ảnh: Hiện trường vụ xả súng sát điểm bầu cử Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Ở nơi xả súng, điểm bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ tạm đóng cửa trong lúc cảnh sát săn lùng một phụ nữ được vũ trang mạnh nổ súng bắn chết người.

Ảnh: Hiện trường vụ xả súng sát điểm bầu cử Tổng thống Mỹ

Ảnh: Hiện trường vụ xả súng sát điểm bầu cử Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Ở nơi xả súng, điểm bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ tạm đóng cửa trong lúc cảnh sát săn lùng một phụ nữ được vũ trang mạnh nổ súng bắn chết người.

Thêm một đại diện Dân chủ tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Thêm một đại diện Dân chủ tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Ông O'Rourke được nhắc đến như một ứng cử viên tiềm năng kể từ cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ năm 2018.

Thêm một đại diện Dân chủ tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Thêm một đại diện Dân chủ tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Ông O'Rourke được nhắc đến như một ứng cử viên tiềm năng kể từ cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ năm 2018.