Chỉnh trang, bảo tồn, khai thác cảnh quan đôi bờ sông Hương

VOV.VN - Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế có cảnh quan đẹp, nhiều công trình, kiến trúc di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hoá vùng đất cố đô. Việc đầu tư chỉnh trang, khai thác hiệu quả cảnh quan đôi bờ sông Hương góp phần tạo điểm nhấn không gian đô thị thành phố Huế, khai thác tiềm năng du lịch và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

 

Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế dài khoảng 80km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, được hợp thành từ hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch. Đoạn dài nhất của dòng sông này là từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An với khoảng 30 km. Sông Hương chạy dọc theo các làng mạc trù phú Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh..., xuôi về cửa Thuận An.

Chị Hồ Ngọc Huyền, du khách ở Hải Phòng dến Huế bày tỏ: “Dòng sông Hương chảy qua thành phố Huế tạo nên nhiều cảnh quan rất đẹp. Nói đến Huế thì không thể không nhắc đến dòng Hương Giang. Dòng sông hiền hoà gắn liền với bao ký ức, văn hoá, lịch sử, thơ ca, nhạc hoạ…”.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã 2 lần lập Quy hoạch cảnh quan hai bờ sông Hương. Năm 2009, địa phương này phê duyệt quy hoạch chung khu vực cảnh quan 2 bờ sông Hương, từ cửa biển Thuận An đến lăng Gia Long với diện tích 4.590 ha, phạm vi 40 km.

Đến năm 2021, tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương. Phạm vi lập quy hoạch lần này hẹp hơn, gồm khu vực dọc sông Hương đoạn từ đồi Vọng Cảnh đến phố cổ Bao Vinh dài khoảng 15km. Diện tích quy hoạch hơn 855 ha. Trong đó, diện tích mặt nước hơn 500 ha, hơn 100 ha đất công cộng. Dọc 2 bên bờ sông Hương, địa phương bố trí hơn 40 ha đất công viên, hơn 40 ha không gian xanh, hơn 26 ha công viên chuyên đề, hơn 3 ha đất quảng trường… Giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư 120 tỷ đồng chỉnh trang nhiều hạng mục công trình, tạo cảnh quan không gian hai bờ sông Hương đoạn qua thành phố Huế…

Ông Đặng Ngọc Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Công viên Cây xanh thành phố Huế cho biết: “Mục đích là chúng tôi chỉnh trang từng gói nhỏ, các công viên hai bờ sông Hương, thi công các đường dạo, sân chơi, tạo cảnh quan thông thoáng. Chúng tôi sắp xếp, bố trí lại một số chủng loại cây trước đây đã trồng không phù hợp, tạo cảnh quan thông thoáng, đảm bảo mỹ quan hai bên bờ sông Hương”.

Theo Quy hoạch, 2 bờ sông Hương là trục cảnh quan tự nhiên đa dạng, phong phú, cùng với đó là các di tích lịch sử, văn hóa riêng có. Hai bờ sông Hương được tổ chức thành 5 cụm trung tâm gồm khu vực trung tâm thành phố Huế và 4 khu vực phụ trợ là: Phường Đúc, Thủy Biều, Vọng Cảnh, Tiên Nộn. 

Ông Lê Tuấn Vĩnh, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý đô thị thành phố Huế cho hay: Tỉnh Thừa Thiên Huế ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng, kết nối giao thông; đầu tư, xây dựng các bến thuyền và khu dịch vụ bến thuyền; đầu tư, xây dựng chỉnh trang các công viên ở khu vực trung tâm.

“Thành phố tiếp tục đầu tư một số tuyến đường, các hạng mục còn lại trong Đồ án quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt. Về lâu dài, trục cảnh quan hai bờ sông Hương là điểm nhấn của đô thị nên cũng cần sự quan tâm của các cấp tiếp tục đầu tư các nội dung theo Đồ án Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương”, ông Vĩnh nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những địa danh tại Thừa Thiên Huế vừa nhận giải thưởng du lịch ASEAN
Những địa danh tại Thừa Thiên Huế vừa nhận giải thưởng du lịch ASEAN

VOV.VN - Thành phố Huế là 1 trong 3 điểm đến của Việt Nam vừa được trao giải thưởng Thành phố Du lịch sạch ASEAN 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á (ATF) năm 2024 diễn ra tại thủ đô Vientiane của Lào.

Những địa danh tại Thừa Thiên Huế vừa nhận giải thưởng du lịch ASEAN

Những địa danh tại Thừa Thiên Huế vừa nhận giải thưởng du lịch ASEAN

VOV.VN - Thành phố Huế là 1 trong 3 điểm đến của Việt Nam vừa được trao giải thưởng Thành phố Du lịch sạch ASEAN 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á (ATF) năm 2024 diễn ra tại thủ đô Vientiane của Lào.

Bảo tàng Lịch sử Thừa thiên Huế sẽ di dời khỏi di tích Quốc Tử Giám
Bảo tàng Lịch sử Thừa thiên Huế sẽ di dời khỏi di tích Quốc Tử Giám

Chiều 10/1, ông Nguyễn Đức Lộc - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, toàn bộ Bảo tàng sẽ di chuyển từ di tích Quốc Tử Giám đến cơ sở số 268 Điện Biên Phủ, phường Trường An, TP. Huế.

Bảo tàng Lịch sử Thừa thiên Huế sẽ di dời khỏi di tích Quốc Tử Giám

Bảo tàng Lịch sử Thừa thiên Huế sẽ di dời khỏi di tích Quốc Tử Giám

Chiều 10/1, ông Nguyễn Đức Lộc - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, toàn bộ Bảo tàng sẽ di chuyển từ di tích Quốc Tử Giám đến cơ sở số 268 Điện Biên Phủ, phường Trường An, TP. Huế.

Đón dòng khách du lịch hạng sang đến Thừa Thiên Huế
Đón dòng khách du lịch hạng sang đến Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung nguồn lực đầu tư để phát triển du lịch, chú trọng phát triển dịch vụ chất lượng cao. Ngay đầu năm 2024, tỉnh này đã đón một lượng lớn khách du lịch bằng tàu biển. Đây được xem là một dấu hiệu tích cực cho ngành du lịch địa phương đối với dòng khách quốc tế.

Đón dòng khách du lịch hạng sang đến Thừa Thiên Huế

Đón dòng khách du lịch hạng sang đến Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung nguồn lực đầu tư để phát triển du lịch, chú trọng phát triển dịch vụ chất lượng cao. Ngay đầu năm 2024, tỉnh này đã đón một lượng lớn khách du lịch bằng tàu biển. Đây được xem là một dấu hiệu tích cực cho ngành du lịch địa phương đối với dòng khách quốc tế.

Thừa Thiên Huế đa dạng hoá, nâng tầm sản phẩm du lịch năm 2024
Thừa Thiên Huế đa dạng hoá, nâng tầm sản phẩm du lịch năm 2024

VOV.VN - Lượng du khách đến Cố đô Huế những ngày đầu năm 2024 tăng cao, mang lại tín hiệu khả quan cho ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa phương này đang triển khai nhiều giải pháp kích cầu, đa dạng hoá, nâng tầm sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách.

Thừa Thiên Huế đa dạng hoá, nâng tầm sản phẩm du lịch năm 2024

Thừa Thiên Huế đa dạng hoá, nâng tầm sản phẩm du lịch năm 2024

VOV.VN - Lượng du khách đến Cố đô Huế những ngày đầu năm 2024 tăng cao, mang lại tín hiệu khả quan cho ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa phương này đang triển khai nhiều giải pháp kích cầu, đa dạng hoá, nâng tầm sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách.