Nhận định chứng khoán tuần 9-13/10: VN-Index tiến tới mốc kháng cự 1.145 – 1.150 điểm

VOV.VN - Đi kèm với những phiên tăng điểm tuần trước là sự sụt giảm của thanh khoản và đều thấp hơn mức trung bình 20 phiên, cho thấy các phiên tăng điểm đều thiên về nhịp hồi kỹ thuật. Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, mức hồi phục có thể kéo VN-Index tiến tới mốc kháng cự 1.145 – 1.150 điểm trong các phiên tuần này 9-13/10.

Thị trường trong ngắn hạn đang có tín hiệu hình thành đáy để có nhịp phục hồi mới

Kết thúc tuần giao dịch đầu tháng 10, chỉ số VN-Index tiếp tục bốc hơi 25,61 điểm so với tuần trước, rơi về mốc 1.128,54 điểm (-2,22%), đánh dấu tuần giảm điểm thứ 4 liên tiếp. Sau ba tuần giảm điểm trước đó, sự thận trọng của giới đầu tư có thể thấy rõ khi thanh khoản thị trường tuần qua tiếp tục sụt giảm mạnh mẽ. Trung bình mỗi phiên trên sàn HSX, giá trị giao dịch chỉ còn ở mức 14.640,65 tỷ đồng (- 21,24%), tương đương với khối lương giao dịch đạt 640,5 triệu cổ phiếu (-19,79%).

Thị trường tuần qua chìm trong sắc đỏ khi có tới 14/21 nhóm ngành chịu áp lực điều chỉnh. Trong đó, Dầu khí (- 6,81%) là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi chịu tác động kép từ cả tâm lý tiêu cực của thị trường chung trong nước, cho tới việc giá dầu trên thế giới có một tuần sụt giảm mạnh mẽ. Theo sau, Dầu khí tiếp tục là những nhóm ngành nhanh nhạy với thị trường như Thép (-5,21%), Bán lẻ (-4,35%) hay Chứng khoán (-1,42%) ... Và đồng thời không thể thiếu sự góp mặt của nhóm vốn hoá lớn là Ngân hàng (-2,91%) và BĐS Dân cư (-1,57%) khi là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm sâu.

Ở chiều ngược lại, chỉ còn một số nhóm vốn hoá vừa và nhỏ giữ được sắc xanh trong phiên tuần qua. Đáng chú ý nhất trong đó là đà bật tăng vô cùng ấn tượng của nhóm Phân bón (+5,08%) với động lực từ đà tăng giá của phân bón trên thế giới.

Vừa mới mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng tuần trước đó, khối ngoại đã vội vàng thay đổi trạng thái sang bán ròng khi thấy đà rơi của chỉ số VN-Index chưa có dấu hiệu tạm dừng. Trong đó, lượng xả hàng vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm vốn hoá lớn, tiêu biểu trong đó có MSN (-183,48 tỷ đồng), CTG (-123,26 tỷ đồng), VCI (-86,26 tỷ đồng)... Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, khối ngoại cũng giải ngân gom hàng ở một số mã như: SSI (+131,37 tỷ đồng) và VRE (+109,98 tỷ đồng). Tổng kết tuần qua, khối ngoại đã bán ròng 359,15 tỷ đồng trên thị trường Việt Nam.

Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), tuần thứ 4 điều chỉnh mạnh làm VN-Index đánh mất các ngưỡng hỗ trợ uptrend tại 1.150 điểm và 1.135 điểm, mặc dù phiên phục hồi tốt cuối tuần phát đi tín hiệu thị trường có thể kết thúc nhịp điều chỉnh. Tuy nhiên, do VN-Index vẫn chưa lấy lại được mốc hỗ trợ 1.135 điểm và thị trường điều chỉnh mạnh với biên độ rộng thời gian qua khiến cho động lực tăng giảm mạnh, do đó, thị trường sẽ cần nhiều thời gian để tìm điểm cân bằng mới và tích lũy chặt chẽ trở lại, những nỗ lực phục hồi trong thời gian tới sẽ mang tính chất kỹ thuật nhiều hơn.

Chuyên gia của SHS đánh giá, về tình hình vĩ mô, nhìn chung kinh tế vĩ mô trong nước đang có nhiều tín hiệu tích cực hơn, GDP đang có xu hướng phục hồi đà tăng trưởng dù tốc độ tăng trưởng chưa đạt kỳ vọng. Tình hình địa chính trị thế giới vẫn tồn tại nhiều bất ổn, kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp và nguy cơ suy thoái vẫn xuất hiện tại một số quốc gia/khu vực, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, chính sách thắt chặt tiền tệ tại nhiều nước vẫn chưa cho thấy sẽ sớm kết thúc. Với tình trạng vĩ mô hiện tại, nhịp hồi phục từ đầu năm đã phản ảnh kỳ vọng kinh tế sẽ dần ổn định và phục hồi, nếu thị trường chững lại để tiếp tục tích lũy chờ động thái chuyển động vĩ mô tiếp theo cũng là vận động phù hợp.

“Thị trường trong ngắn hạn đang có tín hiệu hình thành đáy để có nhịp phục hồi mới và nhà đầu tư ngắn hạn có khả năng chịu đựng rủi ro cao có thể tham gia giải ngân tại các phiên điều chỉnh với quan điểm thận trọng bởi nhịp hồi nếu hình thành thì cũng chỉ mang tính kỹ thuật. Trong trung, dài hạn thị trường vẫn chưa lấy lại được xu hướng uptrend nhưng sẽ sớm tìm điểm cân bằng mới và tích lũy lại nên rủi ro trung dài hạn không cao”, chuyên gia của SHS nhận định.

VN-Index tiến tới mốc kháng cự 1.145 – 1.150 điểm

Còn theo chuyên gia phân tích Phạm Bình Phương của Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, tại vùng 1.100, thanh khoản đã ngừng giảm và ổn định trở lại kèm theo diễn biến hồi phục tốt của chỉ số cũng như các nhóm cổ phiếu hút dòng tiền như: Chứng khoán, Khu công nghiệp. Thêm vào đó, nhóm cổ phiếu Bất động sản và họ VIC cũng có phản ứng tích cực tại vùng này.

“VN-Index có thể đã tìm được sự cân bằng tại mốc 1.100 (MA 200 ngày) và bắt đầu xu hướng hồi phục. Các mốc ngắn hạn mà nhà đầu tư cần quan tâm là 1.030 – 1.040 (đáy cũ) và 1.060 – 1.070 (đỉnh cũ). Điểm kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức 0 (trung tính). Hệ số P/E của VN-Index hiện tại đang ở mức 15.3x”, chuyên gia Phạm Bình Phương cho hay.

Trong khi đó, nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Kiến Thiết (CSI) cho rằng, đi kèm với những phiên tăng điểm tuần qua là sự sụt giảm của thanh khoản và đều thấp hơn mức trung bình 20 phiên, cho thấy các phiên tăng điểm đều thiên về nhịp hồi kỹ thuật. Phiên cuối tuần 6/10 cũng diễn biến tương tự nên chưa đủ tín hiệu xác nhận sự đảo chiều tăng điểm. Mức hồi phục có thể kéo VN-Index tiến tới mốc kháng cự 1.145 – 1.150 điểm trong các phiên tuần này 9-13/10.

“Tại mốc 1.145 – 1.150, nhà đầu tư nên chốt lời danh mục cổ phiếu đã mua thăm dò ở ngưỡng hỗ trợ 1.120 – 1.140 trong tuần trước. Ở chiều hướng mua mới VN-Index sẽ có nhịp chỉnh về vùng hỗ trợ 1.081 - 1096 điểm, do đó, nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ vùng hỗ trợ để có điểm mua an toàn và ít rủi ro hơn”, chuyên gia của CSI khuyến nghị.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền ảo không phải là tài sản, nhà đầu tư cần tỉnh táo tránh “sập bẫy”
Tiền ảo không phải là tài sản, nhà đầu tư cần tỉnh táo tránh “sập bẫy”

VOV.VN - Đầu tư tiền ảo được cảnh báo có nhiều rủi ro khó lường nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng chi hàng tỷ đồng đầu tư để rồi bị cuốn vào cơn lốc làm giàu nhanh chóng.

Tiền ảo không phải là tài sản, nhà đầu tư cần tỉnh táo tránh “sập bẫy”

Tiền ảo không phải là tài sản, nhà đầu tư cần tỉnh táo tránh “sập bẫy”

VOV.VN - Đầu tư tiền ảo được cảnh báo có nhiều rủi ro khó lường nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng chi hàng tỷ đồng đầu tư để rồi bị cuốn vào cơn lốc làm giàu nhanh chóng.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang chững lại?
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang chững lại?

VOV.VN - Số liệu thống kê cho thấy, lũy kế 9 tháng năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt khoảng 167.983 tỷ đồng, giảm 32,6% so với cùng kỳ; trong đó tổng giá trị các đợt phát hành riêng lẻ đạt khoảng 147.180 tỷ đồng, giảm 38,9% so với cùng kỳ; tổng giá trị phát hành công chúng đạt 20.803 tỷ đồng, tăng 141,4 % so với cùng kỳ.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang chững lại?

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang chững lại?

VOV.VN - Số liệu thống kê cho thấy, lũy kế 9 tháng năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt khoảng 167.983 tỷ đồng, giảm 32,6% so với cùng kỳ; trong đó tổng giá trị các đợt phát hành riêng lẻ đạt khoảng 147.180 tỷ đồng, giảm 38,9% so với cùng kỳ; tổng giá trị phát hành công chúng đạt 20.803 tỷ đồng, tăng 141,4 % so với cùng kỳ.

Nhận định chứng khoán 6/10: VN-Index tiếp tục giằng co tại 1.100 – 1.125 điểm
Nhận định chứng khoán 6/10: VN-Index tiếp tục giằng co tại 1.100 – 1.125 điểm

VOV.VN - Chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co trong vùng 1.100 – 1.125 điểm trong phiên giao dịch hôm nay 6/11. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn trên nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn tiếp tục giảm dần, đặc biệt lực bán ở mức thấp nên nhịp giảm chưa quá đáng ngại và đây được xem là phiên “test” lại vùng đáy trước đó.

Nhận định chứng khoán 6/10: VN-Index tiếp tục giằng co tại 1.100 – 1.125 điểm

Nhận định chứng khoán 6/10: VN-Index tiếp tục giằng co tại 1.100 – 1.125 điểm

VOV.VN - Chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co trong vùng 1.100 – 1.125 điểm trong phiên giao dịch hôm nay 6/11. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn trên nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn tiếp tục giảm dần, đặc biệt lực bán ở mức thấp nên nhịp giảm chưa quá đáng ngại và đây được xem là phiên “test” lại vùng đáy trước đó.