Sàn TMĐT phải chịu trách nhiệm khi để nhà cung cấp kinh doanh sách lậu

VOV.VN - Một số nhà xuất bản, đơn vị phát hành sách cho biết, hiện nay việc kinh doanh sách giả sách lậu tràn lan trên cách trang thương mại điện tử, trong đó có Việt Nam nhưng hiện vẫn chưa tìm được cách xử lý triệt để.

Thông tin trên được trao đổi trong Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị thường niên của Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á (ABPA) tổ chức tại TP.HCM ngày 15/9.

Tại hội nghị, một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã chia sẻ thực trạng cũng như giải pháp của mỗi quốc gia trong việc ngăn chặn sách giả, sách lậu trên không gian mạng. Một trong những khó khăn của hầu hết các đơn vị hiện nay là việc kiểm soát vi phạm bản quyền trên không gian mạng, nhất là các sàn thương mại điện tử. Ngoài nguyên nhân chủ quan trong công tác quản lý nhà nước, thực thi các quy định pháp luật và nguyên nhân khách quan do tác động của bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ. Các quốc gia như Philipines, Indonesia đều có những biện pháp cụ thể, nhưng chưa thể giải quyết căn cơ vấn nạn vi phạm bản quyền trên không gian mạng.

Bà Phan Thị Thu Hà, Giám đốc nhà xuất bản Trẻ cho biết, hiện nay việc bán sách lậu thông qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử được quảng cáo và bày bán “núp bóng" dưới các tên gọi như: “thanh lý", "dọn kho", "giảm giá lớn"... trên các trang mạng xã hội và các shop (gian hàng), trên sàn thương mại điện tử. Những loại sách này được bán bằng giá sách thật của các nhà xuất bản, công ty sách và nhà sách chính thống, thậm chí là 1/3.

Hiện nay, hành vi này thực hiện trên một số Fanpage trên Facebook, một số gian hàng trên Tiktok, Shopee,... đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các đơn vị xuất bản, và độc giả khi mua phải sản phẩm kém chất lượng. Bà Hà cho rằng, cần thiết phải quy trách nhiệm cho sàn thương mại điện tử trong việc đảm bảo chất lượng hàng hoá và độ uy tín của nhà cung cấp hàng hoá:

“Hiện nay, việc báo cáo một gian hàng bán sách giả trên các sàn của các đơn vị xuất bản rất khó khăn. Có những gian hàng không kinh doanh chính là sách mà chủ yếu là đi bán sách. Những trường hợp này đề nghị cơ quan quản lý làm việc với các sàn thương mại điện tử để buộc họ phải có trách nhiệm”, bà Hà đề nghị.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngăn chặn sách lậu trên môi trường số
Ngăn chặn sách lậu trên môi trường số

VOV.VN - Năm 2022 là năm đầu tiên ngành xuất bản đạt mốc 6 bản sách/người/năm. Việc xuất bản sách trên môi trường số đang là xu thế hiện nay; nhưng để kinh doanh sách điện tử, sách nói phát triển hiệu quả thì cần ngăn chặn tình trạng sách lậu trên môi trường internet.

Ngăn chặn sách lậu trên môi trường số

Ngăn chặn sách lậu trên môi trường số

VOV.VN - Năm 2022 là năm đầu tiên ngành xuất bản đạt mốc 6 bản sách/người/năm. Việc xuất bản sách trên môi trường số đang là xu thế hiện nay; nhưng để kinh doanh sách điện tử, sách nói phát triển hiệu quả thì cần ngăn chặn tình trạng sách lậu trên môi trường internet.

Xử lý 8 nhà sách giới thiệu, tiêu thụ sách lậu trên website Lazada.vn
Xử lý 8 nhà sách giới thiệu, tiêu thụ sách lậu trên website Lazada.vn

VOV.VN - Hiện tại, Lazada.vn vẫn đang tiếp tục rà soát lại toàn bộ các gian hàng có sản phẩm vi phạm liên quan đến phản ánh của First News.

Xử lý 8 nhà sách giới thiệu, tiêu thụ sách lậu trên website Lazada.vn

Xử lý 8 nhà sách giới thiệu, tiêu thụ sách lậu trên website Lazada.vn

VOV.VN - Hiện tại, Lazada.vn vẫn đang tiếp tục rà soát lại toàn bộ các gian hàng có sản phẩm vi phạm liên quan đến phản ánh của First News.

Sách lậu tràn lan - giải pháp nào để bảo hộ quyền tác giả?
Sách lậu tràn lan - giải pháp nào để bảo hộ quyền tác giả?

VOV.VN - Chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, hàng tấn sách bị in lậu, làm giả, bị xâm phạm bản quyền dưới nhiều hình thức. Con số thống kê chưa đầy đủ cho thấy vấn nạn xâm phạm bản quyền sách tại Việt Nam thực sự nghiêm trọng.

Sách lậu tràn lan - giải pháp nào để bảo hộ quyền tác giả?

Sách lậu tràn lan - giải pháp nào để bảo hộ quyền tác giả?

VOV.VN - Chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, hàng tấn sách bị in lậu, làm giả, bị xâm phạm bản quyền dưới nhiều hình thức. Con số thống kê chưa đầy đủ cho thấy vấn nạn xâm phạm bản quyền sách tại Việt Nam thực sự nghiêm trọng.