Gần 5.000 người tham dự lễ “Cung Nghinh Quan Thánh Đế Quân tuần du”

VOV.VN - Sáng 22/2, gần 5.000 người tập trung tại quận 5 để cùng dự lễ diễu hành “Cung Nghinh Quan Thánh Đế Quân tuần du” - hoạt động mở đầu cho Tết Nguyên Tiêu của người Hoa, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, cuộc sống ấm no hạnh phúc.

7 giờ sáng, tại Hội Quán Nghĩa An (đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5) - một trong những địa điểm tâm linh lâu đời của người Hoa tại TP.HCM, ông Trần Vũ, 74 tuổi, Trưởng Ban quản trị Hội Quán Nghĩa An đang chuẩn bị cho nghi thức đầu tiên.

Ông Vũ chia sẻ, trong tâm thức của người Hoa, Tết Nguyên Tiêu có ý nghĩa rất quan trọng: “Hôm nay là ngày Vía Ông, khi cúng Ông xong, mời Ông lên kiệu để diễu hành. Đây lần thứ hai Lễ diễu hành được tổ chức.

Chúng tôi phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và công phu vì có sự tham gia của nhiều đoàn biểu diễn. Cộng đồng người Hoa có 5 ngôn ngữ, đoàn diễu hành đi qua 5 Hội quán tượng trưng cho sự đoàn kết. Hy vọng trong tương lai, lễ hội sẽ được con cháu gìn giữ”.

Hội quán Nghĩa An còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như chùa Ông, miếu Quan Đế, đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1993.

Hội quán thờ ông Quan Thánh Đế Quân (Quan Công), hàng năm có hai lễ lớn nhất là Lễ Nguyên Tiêu vào ngày Rằm tháng Giêng và ngày Vía Ông tức ngày 24 tháng 6 âm lịch.

Ngoài ý nghĩa là dấu tích của phố chợ Sài Gòn xưa, qua hai thế kỷ tồn tại, hội quán Nghĩa An còn là nơi bảo tồn những truyền thống văn hoá, tín ngưỡng những hiện vật quý giá của cộng đồng người Hoa nhóm ngôn ngữ Triều Châu tại TP.HCM.

Đúng 8 giờ, đoàn nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân tuần du gồm 700 người với đội hình chiêng lớn mở đường, diễu hành học sinh trường Chính Nghĩa và Minh Đạo, các đoàn Lân Sư Rồng, đội Cồng chiêng cổ nhạc, đội ngũ cờ, ngũ bảng gỗ chư Thần, nhóm múa Ngựa, nhóm Bát Tiên chúc mừng, nhóm Kiều nữ Gánh hoa, đội rước kiệu Quan Thánh Đế Quân, đội cồng chiêng cổ nhạc....

Trên các tuyến phố đoàn diễu hành đi qua, hàng nghìn người dân, tiểu thương đứng dọc hai bên đường chắp tay cung kính lễ bái và ghi lại hình ảnh đoàn diễu hành.

Anh Nguyễn Phúc Cao Trí, người Hoa kiêm “hướng dẫn viên” cho người bạn lần đầu tiên tham dự lễ hội, chia sẻ: “Đây là lễ hội có quy mô rất lớn và có sự chuẩn công phu. Tôi mong rằng những lễ hội như thế này sẽ tiếp tục được lan toả đến với mọi người để mọi người có cơ hội tham quan, tìm hiểu và chiêm bái. Người bạn đi cùng tôi rất ngỡ ngàng về lễ diễu hành. Những năm sau tôi cũng sẽ tiếp tục giới thiệu cho bạn bè đến đây. Sau 2 năm đại dịch COVID-19 qua đi, tham dự Lễ hội này tôi cầu mong cho mọi người sức khoẻ, bình an”.

Hơn 10 giờ trưa, trời nắng gay gắt hơn, nhưng không khí vẫn rộn ràng, nô nức. Nhiều người lớn tuổi ngồi trong nhà hứng khởi vỗ vay theo điệu nhạc của đoàn diễu hành.

Bà Trần Ánh Thư, Trưởng Đoàn ca kịch Thống nhất Quảng - Triều có 36 nghệ sĩ tham gia biểu diễn các đêm diễn ra Hội Nguyên Tiêu cho biết: “Hôm nay đoàn được tham dự rất vui. Đoàn cũng chuẩn bị tập luyện, mỗi đêm đều phải tập luyện cho các vở tuồng chuẩn bị biểu diễn. Các nghệ sĩ trong đoàn phấn khởi vì có dịp để lan toả nghệ thuật truyền thống đến với công chúng”.

Ngoài Lễ Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân tuần du, ngày Rằm tháng Giêng còn có chương trình diễu hành đường phố Lễ hội Nguyên tiêu Xuân Giáp Thìn, từ 16 giờ đến 18 giờ.

Ông Giáp Đức Hiếu – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá Quận 5 chia sẻ: “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu của người Hoa” là một lễ hội đặc sắc vào đầu xuân mới, lễ hội được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

“Trong thời gian vừa qua, sự đặc sắc của lễ hội Nguyên Tiêu không nằm gói gọn trong địa bàn quận 5 nữa mà lan toả ra cả TPHCM. Lễ hội đã mang lại màu sắc, sự tươi mới với nhiều nét đặc sắc. Trong năm nay, hoạt động của lễ hội vẫn được tiếp diễn với nhiều loại hình phong phú, đặc biệt là diễu hành nghệ thuật đường phố được duy trì trong 30 năm, có sức lôi cuốn, hấp dẫn người dân và cả du khách quốc tế”.

Đồng bào dân tộc Hoa sinh sống ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng đông đảo nhất là ở TP.HCM, với khoảng 450 ngàn người (hơn 6% số dân). Tại TP.HCM đã có gần 20 công trình được xếp hạng di tích có liên quan đến cộng đồng đồng bào dân tộc Hoa.

Các hoạt động văn hoá – văn nghệ được tổ chức và gìn giữ góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, tính nhân văn, tình đoàn kết gắn bó giữa đồng bào Việt - Hoa, làm phong phú thêm đời sống văn hóa của nhân dân thành phố.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Độc đáo nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào Mông tỉnh Yên Bái
Độc đáo nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào Mông tỉnh Yên Bái

VOV.VN - Với đồng bào Mông của tỉnh Yên Bái, nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải từ lâu đã trở thành công việc quen thuộc của chị em phụ nữ. Nghệ thuật này được gìn giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác.

Độc đáo nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào Mông tỉnh Yên Bái

Độc đáo nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào Mông tỉnh Yên Bái

VOV.VN - Với đồng bào Mông của tỉnh Yên Bái, nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải từ lâu đã trở thành công việc quen thuộc của chị em phụ nữ. Nghệ thuật này được gìn giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác.

Độc đáo Lễ mở cửa rừng của người Mường ở Yên Lập
Độc đáo Lễ mở cửa rừng của người Mường ở Yên Lập

"Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mở cửa rừng của người Mường huyện Yên Lập" (Phú Thọ) là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đặc trưng và độc đáo mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc Mường. Lễ hội trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của bà con dân tộc Mường nói riêng và các dân tộc huyện Yên Lập vào dịp đầu Xuân.

Độc đáo Lễ mở cửa rừng của người Mường ở Yên Lập

Độc đáo Lễ mở cửa rừng của người Mường ở Yên Lập

"Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mở cửa rừng của người Mường huyện Yên Lập" (Phú Thọ) là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đặc trưng và độc đáo mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc Mường. Lễ hội trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của bà con dân tộc Mường nói riêng và các dân tộc huyện Yên Lập vào dịp đầu Xuân.

Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024

VOV.VN - Để đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ hội Khai ấn Đền Trần, Công an thành phố Nam Định phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ huy động hơn 2.800 cán bộ, chiến sỹ, nhân viên các lực lượng tham gia đảm bảo an ninh trật tự.

Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024

Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024

VOV.VN - Để đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ hội Khai ấn Đền Trần, Công an thành phố Nam Định phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ huy động hơn 2.800 cán bộ, chiến sỹ, nhân viên các lực lượng tham gia đảm bảo an ninh trật tự.