Ảnh: Hàng cây phong đâm chồi nảy lộc xanh mướt trên phố Hà Nội

VOV.VN - Trái với lo ngại ban đầu, hàng phong lá đỏ dọc tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng đang đâm chồi nảy lộc, cành lá tốt tươi.

Đầu tháng 1/2018, Hà Nội cho trồng thí điểm khoảng 100 cây phong lá đỏ dọc tuyến phố Trần Duy Hưng (Q.Cầu Giấy).
Thời điểm đó, nhiều người lo ngại loài cây này khó có thể hợp với khí hậu tại Thủ đô. Do phong lá đỏ chủ yếu được trồng tại các nước ôn đới trên thế giới như: Nhật Bản, Canada và các nước châu Âu...
Tuy nhiên, phong lá đỏ tại Hà Nội được trồng vào tiết trời mùa Đông nên khá phù hợp với nhịp sinh trưởng của cây.
3 tháng sau khi được trồng thí điểm, hàng phong lá đỏ đang cho lá xum xuê, đâm chồi nảy lộc, cành lá tốt tươi.
Trồng phong lá đỏ là một trong những chủ trương của TP Hà Nội về chương trình trồng một triệu cây xanh trong giai đoạn 2016-2020. Tính đến hết năm 2017 toàn thành phố đã trồng được khoảng 500.000 cây xanh, góp phần xây dựng môi trường xanh, cải thiện không khí và tạo cảnh quan đô thị.
Mỗi cây phong lá đỏ có chiều cao khoảng 7m và có đường kính khoảng 20 - 25cm.
Một số người dân cho rằng, tiết trời nồm ẩm mùa Xuân là điều kiện tốt để cây sinh trưởng, phong lá đỏ không nằm ngoài quy luật đó. Phải đợi đến mùa hè nóng bức mới có thể biết loài cây này mới thích nghi được khí hậu Hà Nội hay không.
Phong lá đỏ khi trưởng thành sẽ cho màu lá rất bắt mắt, tạo cảnh quan đô thị đẹp nên nhận được sự quan tâm lớn của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Đây được đánh giá là loài cây mới mẻ của thành phố Hà Nội.
Hàng phong lá đỏ trên phố Nguyễn Chí Thanh (Q.Đống Đa).
Lo ngại về khí hậu Việt Nam không phù hợp với phong lá đỏ, GS.TS Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng cho biết trên báo Đất Việt: "Hồi tôi còn ở Học viện nông lâm có đem cây phong ở Nga về nhưng trồng không thành công, đó là bài học nhãn tiền".
Chung quan điểm, GS.TS Lê Đình Khả - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp cũng cho rằng, nếu cây phong lá đỏ mà trồng trên khu vực không khí lạnh như Sa Pa, Đà Lạt may ra còn sống được, vì nó ưa lạnh, không chịu được nóng.
Tại hội thảo về cây xanh, hồ nước sáng 13/1/2018, Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Nguyễn Đức Chung khẳng định: "Một năm nữa chúng ta có thể thấy việc nhiệt đới hóa những cây phong lá đỏ và chúng vẫn mang màu sắc như khi trồng tại vùng khí hậu châu Âu".
Hà Nội đang trong giai đoạn giao mùa, phải trải qua được thời tiết mùa Hè khá khắc nghiệt tại Thủ đô mới có thể đánh giá hết được khả năng sinh tồn của phong lá đỏ.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Cây xanh trồng dưới gầm đường sắt trên cao bị sâu bệnh, còi cọc
Ảnh: Cây xanh trồng dưới gầm đường sắt trên cao bị sâu bệnh, còi cọc

VOV.VN - Nhiều cây bị đánh chuyển, có dấu hiệu sâu bệnh, chết sau hơn 1 năm trồng dưới gầm đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.

Ảnh: Cây xanh trồng dưới gầm đường sắt trên cao bị sâu bệnh, còi cọc

Ảnh: Cây xanh trồng dưới gầm đường sắt trên cao bị sâu bệnh, còi cọc

VOV.VN - Nhiều cây bị đánh chuyển, có dấu hiệu sâu bệnh, chết sau hơn 1 năm trồng dưới gầm đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.

Xe đạp lọc nước hồ Hoàng Cầu không còn khả năng... lọc nước
Xe đạp lọc nước hồ Hoàng Cầu không còn khả năng... lọc nước

VOV.VN - 3 bộ máy cùng 6 xe đạp lọc nước hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội) hỏng hóc nhiều, không còn khả năng lọc nước.

Xe đạp lọc nước hồ Hoàng Cầu không còn khả năng... lọc nước

Xe đạp lọc nước hồ Hoàng Cầu không còn khả năng... lọc nước

VOV.VN - 3 bộ máy cùng 6 xe đạp lọc nước hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội) hỏng hóc nhiều, không còn khả năng lọc nước.