Hơn 1.000 hộ dân ở Hậu Giang sống chung với nguồn nước ô nhiễm

VOV.VN - Hơn 1.000 hộ dân ở xã Hiệp Hưng huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang lâm cảnh khó khăn phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm ở những tuyến kênh, rạch.

Gia đình thuộc diện hộ nghèo, không tiền đóng cây nước nên dù biết nước trên tuyến kênh bờ bao Lâm trường Phương Ninh thuộc ấp Long Phụng, xã Hiệp Hưng bị ô nhiễm trầm trọng nhưng chị Thạch Thị Bé Tâm vẫn lấy sử dụng hàng ngày cho mọi sinh hoạt của gia đình.

Nguồn nước có màu nâu đỏ.

Chị Tâm tâm sự, nếu không dùng nguồn nước trên kênh thì cũng chẳng còn nguồn nước nào khác để dùng.

“Gia đình của em nghèo khổ quá không có tiền đi mua cây nước dùng, phải dùng nước sông cho đỡ. Nước sông thì bị ô nhiễm, nhưng ai cũng dùng nước sông hết”, chị Tâm cho hay.

Nhiều hộ dân sống xung quanh khu vực bở bao Lâm trường Phương Ninh cho biết cứ khoảng tháng 3 đến tháng 8 hàng năm thì nước ở những tuyến kênh xung quanh khu vực Lâm trường Phương Ninh lại đổi màu nâu đỏ, có nơi sậm đen.

Có nơi chuyển sang đen kịt.

Nguyên nhân là do mực nước trên các tuyến sông trong khoảng thời gian này khá thấp nên nước tràm thối từ Lâm trường chảy ra. Sau tháng 8, khi nước lũ đổ về thì nước sông trở nên bình thường. Tuy nhiên, năm nay đến thời điểm này nước lũ vẫn chưa về nên tình trạng ô nhiểm vẫn còn tiếp diễn.

Bà Hồ Thị Hạnh sống gần Lâm trường cho biết: “Bây giờ nước còn hơi đỡ đỡ chứ mọi khi nó đen kịt, bốc mùi hôi thối rất khó chịu".

Hiện có 8 tuyến kênh, rạch xung quanh Lâm trường Phương Ninh với tổng chiều dài khoảng 20km bị ô nhiễm bởi nước tràm làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của hơn 1.300 hộ dân nơi đây.

Người dân vẫn sử dụng nguồn nước này hàng ngày vì không có nguồn nước sạch.

Ông Huỳnh Văn Út - Chủ tịch UBND xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp cho biết: Do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, nước ứ trong khu rừng tràm rất nhiều. Nắng lên, nước cạn gây ô nhiễm các tuyến kênh, rạch trên địa bàn. Về phía UBND xã chúng tôi cũng có đề nghị với các cơ quan kéo nước sạch để cho bà con sử dụng. Cũng được các cơ quan trả lời là do điều kiện kinh phí do đó sẽ kéo nhưng mà còn thực hiện theo lộ trình”.

Dẫu biết nguồn nước ô nhiễm trầm trọng.

Mong muốn của bà con nơi đây là sớm có được nguồn nước sạch để sinh hoạt. Bởi nếu cứ sống chung với nguồn nước ô nhiễm như thế này thì sẽ không trách khỏi dịch bệnh xảy ra./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lo ngại lò đốt rác Quảng Nam gây ô nhiễm nguồn nước là thiếu thực tế?
Lo ngại lò đốt rác Quảng Nam gây ô nhiễm nguồn nước là thiếu thực tế?

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, Công ty Cấp nước Đà Nẵng không nên đi quá xa trong vấn đề này để gây hoang mang, hiểu nhầm.

Lo ngại lò đốt rác Quảng Nam gây ô nhiễm nguồn nước là thiếu thực tế?

Lo ngại lò đốt rác Quảng Nam gây ô nhiễm nguồn nước là thiếu thực tế?

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, Công ty Cấp nước Đà Nẵng không nên đi quá xa trong vấn đề này để gây hoang mang, hiểu nhầm.

Đà Nẵng lo ngại dự án lò đốt rác ở Quảng Nam gây ô nhiễm nguồn nước
Đà Nẵng lo ngại dự án lò đốt rác ở Quảng Nam gây ô nhiễm nguồn nước

VOV.VN - Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) vừa có Công văn gửi HĐND và UBND Đà Nẵng về dự án Lò đốt rác thải ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Đà Nẵng lo ngại dự án lò đốt rác ở Quảng Nam gây ô nhiễm nguồn nước

Đà Nẵng lo ngại dự án lò đốt rác ở Quảng Nam gây ô nhiễm nguồn nước

VOV.VN - Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) vừa có Công văn gửi HĐND và UBND Đà Nẵng về dự án Lò đốt rác thải ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Ngao ở chết Thái Bình không phải do ô nhiễm nguồn nước
Ngao ở chết Thái Bình không phải do ô nhiễm nguồn nước

VOV.VN -Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải Trần Minh Tiến khẳng định, ngao nuôi ở ven biển ở trong huyện bị chết không phải do ô nhiễm môi trường nước.

Ngao ở chết Thái Bình không phải do ô nhiễm nguồn nước

Ngao ở chết Thái Bình không phải do ô nhiễm nguồn nước

VOV.VN -Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải Trần Minh Tiến khẳng định, ngao nuôi ở ven biển ở trong huyện bị chết không phải do ô nhiễm môi trường nước.