Người dân đổ xô về Quảng Ninh uống nước “giếng tiên” cầu may

Hàng nghìn người dân khắp nơi đổ về đền Cặp Tiên (xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) múc nước từ một chiếc "giếng tiên" để cầu may...

Từ sáng sớm 19/2 (mùng 4 Tết) có hàng trăm ô tô chở người dân khắp nơi về đền Cặp Tiên chiêm bái. Khá thú vị là người dân khi ra về đều mang theo một bình nhựa chứa đầy nước.

Trong khuôn viên đền Cặp Tiên có một giếng nước nhỏ rộng chừng 10 m2. Nước liên tục chảy ra từ trong núi khiến giếng lúc nào cũng đầy ắp. Rất đông người dân từ người già đến trẻ nhỏ chen nhau lấy gàu múc nước lên uống, rửa mặt ngay tại sân giếng.

Người dân chen nhau múc nước ở "giếng tiên"
Đáng chú ý, những người múc nước ở “giếng tiên” hầu hết là nữ giới. Sau khi uống, rửa mặt xong, nhiều người còn đổ nước vào bình nhựa mang về dùng. Ai muốn lấy bao nhiêu tùy thích mà không phải mất tiền.
Để phục vụ nhu cầu của người dân, tại “giếng tiên” có người của Ban Quản lý đền Cặp Tiên bán những chiếc bình nhựa loại từ 1 - 5 lít với giá từ 5.000 - 20.000 đồng/bình.

“Người ta đồn rằng, phụ nữ mà uống nước ở "giếng tiên" thì da sẽ trắng trẻo nên chị em múc nước ở giếng nhiều hơn đàn ông là như vậy”, bà Nguyễn Thị Minh (ngụ xã Hạ Long, H.Vân Đồn) vui vẻ cho hay.

Vừa uống xong một ngụm nước từ “giếng tiên”, bà Lê Thị Hoài (trú tại TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) cho biết: “Cứ đầu năm mới tôi lại đến đền làm lễ rồi uống nước từ giếng để mong xua đuổi hết bệnh tật trong người. Sau đó, tôi múc nước mang về cho mọi người trong nhà dùng”.
Ông Phạm Hồng Uyên, Chủ tịch UBND xã Đông Xá (huyện Vân Đồn) cho biết, “giếng tiên” hình thành đã rất lâu, không ai nhớ chính xác từ năm nào. Đây là giếng nước ngọt nằm ngay bên bờ biển, khi thủy triều lên có thể khiến nước bị mặn nhưng ngay sau đó nước ngọt trở lại. Không những vậy, nước giếng rất trong và mát, quanh năm không bao giờ hết.

Theo ông Tô Văn Hải, Phó chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, địa phương tổ chức xét nghiệm nguồn nước, kết quả cho thấy nước “giếng tiên” không có chất độc hại.

“Tuy nhiên, điều chúng tôi lo ngại là kẻ xấu có thể lợi dụng truyền thuyết và “phong tục” này để hoạt động mê tín dị đoan, chẳng hạn như tuyên truyền nước “giếng tiên” có thể chữa được bách bệnh. Chúng tôi cũng khuyến cáo người dân qua hệ thống loa tại đền là không nên uống nước trực tiếp, nếu có lấy mang về thì phải đun sôi hãy uống”, ông Văn Hải nói.
Theo UBND huyện Vân Đồn, từ ngày 30 Tết đến mùng 5 Tết, đã có khoảng 15.000 lượt người dân đến lễ đền và múc nước ở “giếng tiên” để uống, rửa mặt hoặc mang về./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Toàn cảnh lễ khai hội Chùa Hương 2018 dưới mưa xuân
Toàn cảnh lễ khai hội Chùa Hương 2018 dưới mưa xuân

VOV.VN - Chùa Hương chính thức khai hội, thu hút hàng nghìn lượt khách thập phương về tham dự trong không khí mưa xuân.

Toàn cảnh lễ khai hội Chùa Hương 2018 dưới mưa xuân

Toàn cảnh lễ khai hội Chùa Hương 2018 dưới mưa xuân

VOV.VN - Chùa Hương chính thức khai hội, thu hút hàng nghìn lượt khách thập phương về tham dự trong không khí mưa xuân.

Tưng bừng hội vật truyền thống làng Thủ Lễ tại Thừa Thiên-Huế
Tưng bừng hội vật truyền thống làng Thủ Lễ tại Thừa Thiên-Huế

VOV.VN - Hôm 21/2, tức mồng 6 Tết Mậu Tuất, hội vật Thủ Lễ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế chính thức khai hội.

Tưng bừng hội vật truyền thống làng Thủ Lễ tại Thừa Thiên-Huế

Tưng bừng hội vật truyền thống làng Thủ Lễ tại Thừa Thiên-Huế

VOV.VN - Hôm 21/2, tức mồng 6 Tết Mậu Tuất, hội vật Thủ Lễ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế chính thức khai hội.

Kỳ lạ: Cây “Ong thần” và Người đàn ông để đàn ong bu kín người
Kỳ lạ: Cây “Ong thần” và Người đàn ông để đàn ong bu kín người

VOV.VN - Nhờ yêu ong và hiểu được tập tính mà anh Nhất (người dân ở Điện Biên) có khả năng thu phục ong rừng, cho cả đàn ong bu lên người. 

Kỳ lạ: Cây “Ong thần” và Người đàn ông để đàn ong bu kín người

Kỳ lạ: Cây “Ong thần” và Người đàn ông để đàn ong bu kín người

VOV.VN - Nhờ yêu ong và hiểu được tập tính mà anh Nhất (người dân ở Điện Biên) có khả năng thu phục ong rừng, cho cả đàn ong bu lên người.