Nguy cơ tái nghèo sau bão

VOV.VN - Sau bão lũ, hàng trăm ngôi nhà, diện tích hoa màu ở tỉnh Phú Yên bị thiệt hại, nhiều gia đình đứng trước nguy cơ tái nghèo. 

Hơn 1 tháng sau cơn bão số 12, hàng loạt vườn cao su đang kỳ thu hoạch ở huyện Sông Hinh, vùng trồng cao su lớn nhất tỉnh Phú Yên, chỉ còn trơ gốc. Hàng trăm ha cao su đành chặt bỏ do gãy, ngã sau bão. Gia đình bà Diệp Thị Tâm ở xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên thoát nghèo từ nhiều năm nay nhờ 2 ha cao su và cây tiêu, bây giờ, vườn cao su không còn, cây tiêu cũng chết hết. Những khoản chi tiêu trong gia đình, tiền vay đầu tư vào vườn cao su không biết lấy đâu mà trả.

Sóng lớn đập vào bờ kè ở Phú Yên.

Bà Diệp Thị Tâm ở xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh, than thở: “Năm ngoái nhà trồng được mấy trăm trụ tiêu nhưng vừa rồi chết hết, giờ không còn nguồn thu”.
Gia đình chị Mang Thị Hoa ở xã Eatrol, huyện Sông Hinh cũng là một trong những hộ vừa thoát nghèo 2 năm nay. Theo chị Hoa, gia đình chị tích góp vốn đầu tư trồng keo, mía mong cho cuộc sống khấm khá. Thế nhưng đợt bão lũ vừa qua đã quật đổ vườn cây keo, mía của gia đình, cuộc sống cả nhà hết sức khó khăn.
Không chỉ người dân miền núi điêu đứng, hàng trăm hộ dân ở xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, nơi được ví là làng tôm hùm trù phú, nay cũng ngập trong nợ nần sau cơn bão số 12. Hàng ngàn lồng bè tôm hùm, tất cả tài sản của người dân bị bão đánh chìm. Nhiều gia đình triệu phú, bỗng trắng tay sau bão. Nhiều khoản tiền vay mượn đầu tư nuôi tôm, giờ không biết lấy gì để trả nợ.
Bà Lê Thị Lành, ở xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu lo lắng: “Ghe chìm, nhà tôi đơn chiếc không ai kéo, bể hết rồi. Tôm cũng mất hết luôn, thiệt hại ước tính 1tỷ4”.
Bão số 12 đi qua rồi những đợt mưa lũ liên tiếp ập đến, người dân tỉnh Phú Yên hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Nguy cơ tái nghèo của nhiều gia đình đang hiện hữu từng ngày. Người dân vùng bão lũ mong muốn được Nhà nước quan tâm có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, hỗ trợ vay vốn tái sản xuất, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết: “Thiệt hại người dân rất lớn, từ cây trồng, vật nuôi, con số rất lớn. Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, tỉnh cũng chỉ đạo thống kê rà soát thiệt hại các địa phương để tham mưu hướng hỗ trợ phù hợp, đặc biệt là để giãn nợ, khoanh nợ theo Quyết định 02 của Thủ tướng. Bên cạnh đó tính toán khả năng tái đầu tư, tái sản xuất cho vay vốn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bão số 14 suy yếu thành ATNĐ, vẫn cần cấm dân ra biển
Bão số 14 suy yếu thành ATNĐ, vẫn cần cấm dân ra biển

VOV.VN - Đó là yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT – Nguyễn Quang Hoài trong cuộc họp ứng phó với ATNĐ vào sáng nay (19/11).

Bão số 14 suy yếu thành ATNĐ, vẫn cần cấm dân ra biển

Bão số 14 suy yếu thành ATNĐ, vẫn cần cấm dân ra biển

VOV.VN - Đó là yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT – Nguyễn Quang Hoài trong cuộc họp ứng phó với ATNĐ vào sáng nay (19/11).

Xuất hiện ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão gần Biển Đông
Xuất hiện ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão gần Biển Đông

VOV.VN - Hiện nay (13/12), trên vùng biển phía Đông Nam miền Trung Philippines có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.

Xuất hiện ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão gần Biển Đông

Xuất hiện ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão gần Biển Đông

VOV.VN - Hiện nay (13/12), trên vùng biển phía Đông Nam miền Trung Philippines có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.