Tham tiền, hàng nghìn người sập bẫy lừa trúng thưởng

 Tin nhắn lừa đảo trúng thưởng được tán phát qua ứng dụng OTT như Zalo, Mocha... Tội phạm lừa đảo “trúng thưởng” ngày càng trẻ hóa và đa phần chưa học hết cấp II.

Bỗng dưng nhận được tin nhắn trúng thưởng xe máy SH, Piaggio

Ngày 5-7, Thượng tá Hà Thị Hằng, Phó trưởng phòng PC50 Công an TP Hà Nội thông tin, đơn vị vừa phối hợp Công an huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam điều tra, làm rõ 5 đối tượng lập các trang web giả mạo, phát tán tin nhắn rác trúng thưởng tiền mặt, xe máy SH, Piaggio... qua các ứng dụng OTT để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người sử dụng.

Bước đầu, Cơ quan công an cho biết, trong thời gian từ tháng 8-2015 đến tháng 6-2016, với 25 trang web giả mạo “trao giải thưởng”, các đối tượng đã lừa được hàng nghìn người, chiếm đoạt khoảng trên 5 tỷ đồng.

5 đối tượng bị bắt giữ, điều tra về hành vi “sử dụng mạng máy tính, mạng Internet, mạng viễn thông hoặc thiết bị số để chiếm đoạt tài sản” (Điều 226b - BLHS) gồm: Nguyễn Ngọc Văn Sỹ (SN 1998), Trịnh Duy Hưng (SN 1996), Trần Quang (SN 1995), Đỗ Thanh Sang (SN 2000) và Trần Quang Long (SN 2000), đều ở Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam.

Một trong những người bị hại của chiêu trò “tin nhắn trúng thưởng” nêu trên là chị Nguyễn Thị Phương, 20 tuổi, ở Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, ngày 16-5, bất ngờ chị nhận được tin nhắn từ mạng chát miễn phí Zalo, nội dung: “Xin chúc mừng tài khoản Zalo của bạn có mã số may mắn trúng thưởng là xxxxx đã rất may mắn là 1 trong 3 chủ nhân trúng thưởng “giải Nhất” trong chương trình “Tuần lễ vàng – Tri ân khách hàng Zalo năm mới 2016 từ bên hệ thống quay thưởng và lựa chọn ngẫu nhiên”. Phần quà giải Nhất của bạn gồm: 01 xe tay ga Honda SH 150i Việt Nam, 01 phiếu quà tặng tiền mặt trị giá 200 triệu đồng, 01 phiếu sử dụng xăng miễn phí 1 năm của Petrolimex. Một lần nữa xin chúc mừng bạn là 1 trong 3 chủ nhân đã may mắn trúng thưởng giải Nhất của sự kiện trên. Giải thưởng do CTCP xe máy Honda và Tập đoàn mạng xã hội Zalo tài trợ. Bây giờ bạn cần truy cập website xxxxx.com hoặc kích link tại đây: http//www.xxxxxxx.com để đăng ký làm thủ tục hồ sơ nhận thưởng, hoặc gọi đến chăm sóc khách hàng hỗ trợ trực tuyến hotline 08xxxxxxxx để được hướng dẫn thêm... Mã số may mắn trúng thưởng của bạn là xxxxxxxx. Khách hàng vui lòng bảo mật mã số trúng thưởng này và tuyệt đối không được cung cấp cho bất kỳ ai để tránh sự tranh chấp giải thưởng sau này. Lưu ý: Sau khi khách hàng nhận được thông báo này thì hệ thống sẽ tự động khóa tài khoản đã gửi thông báo này cho khách hàng. Để bảo lưu và tránh sự tranh chấp về giải thưởng, vui lòng click vào link trên để được hướng dẫn cách thức nhận thưởng cụ thể. Chỉ áp dụng cho tài khoản nhận được tin nhắn. Xin cảm ơn!”

Tin nhắn lừa đảo phát tán trên ứng dụng Zalo.

Quá vui mừng vì bỗng nhiên “lộc” rơi trúng đầu, chị Phương vội vã truy cập vào website “sukiengiai.com” để tìm hiểu thì tiếp tục được hướng dẫn nhập các thông tin cần thiết phục vụ làm thủ tục nhận thưởng như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, số CMND, số thẻ ATM/ngân hàng, họ và tên chủ thẻ, số điện thoại đăng ký ứng dụng, mật khẩu đăng nhập...

Sau khi nhập đủ các thông số trên, điện thoại của chị Phương nhận được tin nhắn mã OTP từ ngân hàng V. mà chị mở tài khoản gửi về. Liền sau đó, có số điện thoại đầu số 086xxxxxxx gọi đến thuê bao di động của chị Phương. Ở đầu dây bên kia, giọng một thanh niên tự giới thiệu là đại diện ngân hàng V, thông báo một chương trình trao giải vừa liên hệ với ngân hàng để chuyển tiền trúng thưởng tới số tài khoản của chị Phương.

“Nhân viên ngân hàng” yêu cầu chị Phương cung cấp mã số OTP vừa nhận được qua tin nhắn SMS để ngân hàng làm lệnh phong tỏa số tiền trong tài khoản hiện tại nhằm bảo toàn cho chủ tài khoản, không bị nhầm lẫn với khoản tiền mà chương trình trao giải sẽ chuyển đến. Không nghi ngờ gì “nhân viên ngân hàng”, chị Phương đọc ngay mã số OTP cho người này rồi chờ đợi tin nhắn “tiền về tài khoản”.

Chỉ trong chớp mắt, chị Phương nghe tiếng điện thoại “ting ting” báo tin từ hệ thống nhắn tin của ngân hàng V. Đọc tin nhắn, chị Phương bỗng rụng rời chân tay bởi không phải tin “tiền về tài khoản” mà là thông báo tài khoản của chị vừa bị trừ đi số tiền 97 triệu đồng.

Liên hệ ngân hàng, chị Phương được biết vừa có lệnh chuyển tiền được thao tác đúng quy trình, mật khẩu và nhập mã OTP từ tài khoản mang tên chị. Lúc này, chị Phương mới hiểu rằng tin nhắn trúng thưởng từ Zalo thực chất là một cái bẫy của tội phạm công nghệ cao mà chỉ một phút lóa mắt trước món giải thưởng hấp dẫn do chúng đưa ra, chị đã trở thành nạn nhân...

Quá trình điều tra làm rõ, các đối tượng tạo lập website giả mạo với mã nguồn có sẵn trên mạng Internet,  nội dung thể hiện các chương trình trúng thưởng của các ứng dụng OTT như Mocha, Tango, Zalo... cung cấp cho người dùng những ứng dụng này, yêu cầu người dùng phải nhập các dữ  liệu thông tin cá nhân (như số điện thoại, tài khoản, CMND....) để làm thủ tục nhận thưởng.

Tin nhắn lừa đảo phát tán trên ứng dụng Mocha.

Phần thưởng mà các đối tượng đưa ra rất hấp dẫn như: xe máy Honda SH hoặc Liberty với thông báo “tài trợ bởi nhãn hàng Honda” hoặc “bảo trợ bởi nhãn hàng Piaggio”, 1 phần thưởng tiền mặt trị giá từ 80-200 triệu đồng với thông báo “Tài trợ bởi tập đoàn Mocha, Zalo, Tango”.

Sau khi người dùng nhập dữ liệu theo các bước hướng dẫn trên website sẽ phải nạp mã thẻ từ 250.000 đến 1,2 triệu đồng tùy theo thiết lập của đối tượng. Các thông tin cá nhân của người sử dụng sẽ được máy chủ của website chuyển trực tiếp vào email của đối tượng. Sau đó, đối tượng nhập mã thẻ nào vào các tài khoản đã đăng ký tại các đơn vị trung gian thanh toán, còn thông tin cá nhân được đối tượng sử dụng để chiếm quyền truy cập tài khoản cá nhân của người dùng như Facebook, Zalo...

Người dùng sẽ gọi điện theo số điện thoại mà đối tượng đăng tải trên website hoặc đối tượng chủ động gọi cho bị hại yêu cầu nạp thêm mã thẻ để hoàn tất thủ tục nhận thưởng với các lý do nộp thuế, phí vận chuyển, phí trước bạ... Sau khi nạp mã thẻ và chiếm đoạt được vào các tài khoản thanh toán, đối tượng tiến hành giao dịch với các đối tượng chuyên thu mua tiền ảo hoặc trực tiếp rút tiền ảo ra tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt.

Với thủ đoạn trên, 5 đối tượng đã tạo lập 25 website giả mạo trúng thưởng gồm: trianquahot.com, vongquayquy3.com, traogiaithuong.com, traogiaithuongs.com, nhangiaithuongs.com, sukientango2016.com, triantango2016.com, triangoiqua2016.com, quatangtango.com, goiquatrian.com, goiquatrian2016.com, goiquatrianvn2016.com, sukintrianquy3.com, nhanquahangthang.com, codequa2016.com, sukientango.vn.hn, trianmocha.vn.hn, tiantango.vn.hn, hethongtraogiai.net, nhanvipcode.vn.hn, nhanquaso-garena.com, linevietnam.vn.hn, triankhachhang.vn.hn, traogiaitrian.net, bocongthuong.net.

Tại Cơ quan công an, 5 đối tượng Sỹ, Hưng, Quang, Sang và Long khai nhận đều chưa học hết cấp II thì bỏ học, thường xuyên lang thang, tụ tập ở các quán Internet ở thị trấn Nam Phước (Quảng Nam) và học nhau thủ đoạn lừa đảo “trúng thưởng” nêu trên. Mã thẻ nạp vào các tài khoản thông qua hệ thống thanh toán trung gian như Vippay được các đối tượng bán cho Trần Văn T., một chủ quán Internet tại Duy Xuyên, Quảng Nam để đổi ra tiền mặt với tỷ lệ nhận về là 80-85% giá trị thẻ nạp.

Căn cứ lời khai của các đối tượng, Cơ quan Công an làm rõ Trần Quang Long chiếm đoạt 40,3 triệu đồng; Đỗ Thanh Sang chiếm đoạt 87,6 triệu đồng; Trần Quang chiếm đoạt 167 triệu đồng; Trịnh Duy Hưng chiếm đoạt 157 triệu đồng và Nguyễn Ngọc Văn Sỹ chiếm đoạt 108 triệu đồng. Số tiền này được các đối tượng mua xe máy, điện thoại đắt tiền sử dụng, thuê taxi đi Đà Nẵng ăn chơi, thuê khách sạn, resort, vào các quán bar vung tiền ăn chơi.

5 đối tượng lừa đảo “trúng thưởng” bị bắt.

Để quy đổi mã thẻ nạp sang tiền mặt, đối tượng Trần Văn T. bán lại cho các đại lý thu mua trên mạng để hưởng lợi 5-6% giá trị trong tài khoản, sau đó mượn tài khoản của người khác để chuyển tiền mặt đi rút nhằm đối phó với Cơ quan  công an. Trong thời gian từ tháng 8-2015 đến tháng 6-2016, Trần Văn T đã nhận mua lại các mã thẻ tổng trị giá khoảng trên 5 tỷ đồng. Ước tính, số nạn nhân bị lừa trúng thưởng lên đến hàng ngàn người.

Hiện hồ sơ vụ việc và 5 đối tượng đã được PC50 Công an TP Hà Nội bàn giao cho Công an huyện Duy Xuyên, Quảng Nam để xử lý theo thẩm quyền, đồng thời tiếp tục điều tra mở rộng, làm rõ những đối tượng tham gia vào đường dây lừa đảo này.

Cảnh giác trước những cái bẫy “trúng thưởng”

Theo Trung úy Trịnh Công Anh – Đội 4 PC50 Công an TP Hà Nội, thủ đoạn lừa đảo bằng phương thức phát tán tin nhắn rác “trúng thưởng xe máy SH, Piaggio” đã được các cơ quan chức năng cảnh báo, song đến nay vẫn còn không ít người dân vì nhẹ dạ vẫn mắc bẫy.

Tháng 9-2015, Đội 4 PC50 Công an Hà Nội từng triệt phá đường dây tội phạm công nghệ cao với thủ đoạn tương tự, khởi tố 11 đối tượng lập 117 website lừa đảo trúng thưởng với số tiền chiếm đoạt lên tới gần 10 tỷ đồng.

Nếu như trong năm 2015, tin nhắn lừa đảo trúng thưởng được các đối tượng phát tán chủ yếu qua mạng xã hội Facebook thì sang năm 2016, tin nhắn lừa đảo được phát tán thông qua ứng dụng OTT (chủ yếu qua Zalo, Mocha...). Số tiền đăng ký làm thủ tục nhận thưởng mà các đối tượng yêu cầu người dùng  chuyển trước thông qua nạp thẻ cũng được giảm xuống khoảng 250.000 đồng đến 500.000 đồng/lượt nhằm thu hút nhiều người tham gia.

Ngoài chiếm đoạt tiền thông qua các khoản “lệ phí trúng thưởng” bằng nạp thẻ, điều nguy hiểm là các đối tượng đã thu thập thông tin cá nhân, mật khẩu các loại tài khoản của người sử dụng như tài khoản ngân hàng, tài khoản email, Facebook... nhằm chiếm quyền điều khiển.

Cũng theo Trung úy Trịnh Công Anh, các đối tượng đã lợi dụng 2 đầu số di động mới của các nhà mạng là 086xxxxxx và 088xxxxxx gọi đến thuê bao của người bị hại, giới thiệu là nhân viên ngân hàng, nhân viên chương trình trúng thưởng... hướng dẫn bị hại cách nạp mã thẻ để “nộp thuế, phí” trúng thưởng hoặc yêu cầu cung cấp mã OTP. Do nhiều người nhầm tưởng 2 đầu số di động mới này là điện thoại cố định nên đã mắc bẫy những kẻ lừa đảo.

Cơ quan công an khuyến cáo, với tốc độ phát triển mạnh của công nghệ thông tin, số lượng người dùng Internet và tham gia vào các mạng xã hội ngày càng tăng. Theo đó, tội phạm công nghệ cao, trong đó có tội phạm lừa đảo cũng có xu hướng gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi.

Do đó, người dân cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác khi nhận được các tin nhắn trúng thưởng dạng SMS từ những số điện thoại lạ hay thông qua mạng xã hội, các ứng dụng Internet khác. Cần kiểm soát, bảo mật thông tin tài khoản cá nhân, không cung cấp những thông tin này cho người khác hoặc đăng nhập trên những trang web lạ. Thường xuyên thay đổi mật khẩu các loại tài khoản cũng là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh giác với lừa đảo xuất khẩu thực phẩm từ Brazil
Cảnh giác với lừa đảo xuất khẩu thực phẩm từ Brazil

VOV.VN - Các đối tượng lừa đảo thường lấy danh nghĩa các hãng sản xuất thực phẩm nổi tiếng để chào hàng thực phẩm chất lượng cao giá rẻ.

Cảnh giác với lừa đảo xuất khẩu thực phẩm từ Brazil

Cảnh giác với lừa đảo xuất khẩu thực phẩm từ Brazil

VOV.VN - Các đối tượng lừa đảo thường lấy danh nghĩa các hãng sản xuất thực phẩm nổi tiếng để chào hàng thực phẩm chất lượng cao giá rẻ.

Giả danh công an gọi điện thoại lừa đảo, chiếm đoạt tiền
Giả danh công an gọi điện thoại lừa đảo, chiếm đoạt tiền

Kẻ giả danh xưng thượng tá, phó trưởng phòng cảnh sát hình sự, hù dọa nạn nhân chuyển một số tiền lớn vào tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt.

Giả danh công an gọi điện thoại lừa đảo, chiếm đoạt tiền

Giả danh công an gọi điện thoại lừa đảo, chiếm đoạt tiền

Kẻ giả danh xưng thượng tá, phó trưởng phòng cảnh sát hình sự, hù dọa nạn nhân chuyển một số tiền lớn vào tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt.

Nhờ “mác” đẹp trai, nhân viên siêu thị lừa đảo hàng trăm triệu đồng
Nhờ “mác” đẹp trai, nhân viên siêu thị lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Với vẻ ngoài bảnh báo, ăn nói hoạt bát, Trí đã lừa hàng loạt người phải giao nộp tiền cho y với lời hứa hẹn hão huyền.

Nhờ “mác” đẹp trai, nhân viên siêu thị lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Nhờ “mác” đẹp trai, nhân viên siêu thị lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Với vẻ ngoài bảnh báo, ăn nói hoạt bát, Trí đã lừa hàng loạt người phải giao nộp tiền cho y với lời hứa hẹn hão huyền.

Bắt 4 đối tượng mang Iphone nhái, vàng giả đi lừa đảo  ​
Bắt 4 đối tượng mang Iphone nhái, vàng giả đi lừa đảo ​

VOV.VN - Các đối tượng đã rủ nhau mang điện thoại di động Iphone nhái, vàng giả đi lừa người dân nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bắt 4 đối tượng mang Iphone nhái, vàng giả đi lừa đảo  ​

Bắt 4 đối tượng mang Iphone nhái, vàng giả đi lừa đảo ​

VOV.VN - Các đối tượng đã rủ nhau mang điện thoại di động Iphone nhái, vàng giả đi lừa người dân nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Danh sách website lừa đảo bằng giả mạo trúng thưởng
Danh sách website lừa đảo bằng giả mạo trúng thưởng

Công an Hà Nội phối hợp Công an huyện Duy Xuyên, Quảng Nam vừa điều tra, làm rõ vụ lập trang web giả tin nhắn trúng thưởng chiếm đoạt trên 5 tỷ đồng…

Danh sách website lừa đảo bằng giả mạo trúng thưởng

Danh sách website lừa đảo bằng giả mạo trúng thưởng

Công an Hà Nội phối hợp Công an huyện Duy Xuyên, Quảng Nam vừa điều tra, làm rõ vụ lập trang web giả tin nhắn trúng thưởng chiếm đoạt trên 5 tỷ đồng…

Tự xưng bác sĩ viện Nhi Trung ương để lừa đảo chiếm đoạt Iphone 6S
Tự xưng bác sĩ viện Nhi Trung ương để lừa đảo chiếm đoạt Iphone 6S

VOV.VN - Thảo tự xưng là bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, hẹn người bán điện thoại Iphone 6S Plus cũ mang hàng đến bệnh viện nhằm chiếm đoạt.

Tự xưng bác sĩ viện Nhi Trung ương để lừa đảo chiếm đoạt Iphone 6S

Tự xưng bác sĩ viện Nhi Trung ương để lừa đảo chiếm đoạt Iphone 6S

VOV.VN - Thảo tự xưng là bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, hẹn người bán điện thoại Iphone 6S Plus cũ mang hàng đến bệnh viện nhằm chiếm đoạt.

Giả danh lãnh đạo Bộ Công an để lừa đảo xin xe vi phạm giao thông
Giả danh lãnh đạo Bộ Công an để lừa đảo xin xe vi phạm giao thông

VOV.VN - Tự nhận mình là lãnh đạo của Bộ Công an rồi lừa nạn nhân hơn 50 triệu đồng để xin xe vi phạm giao thông.

Giả danh lãnh đạo Bộ Công an để lừa đảo xin xe vi phạm giao thông

Giả danh lãnh đạo Bộ Công an để lừa đảo xin xe vi phạm giao thông

VOV.VN - Tự nhận mình là lãnh đạo của Bộ Công an rồi lừa nạn nhân hơn 50 triệu đồng để xin xe vi phạm giao thông.

Làm rõ đường dây lừa đảo mua bán “thiên thạch“
Làm rõ đường dây lừa đảo mua bán “thiên thạch“

8 nghi phạm được một nhóm người giới thiệu có "hàng thiên kim", kêu giá bán từ 350 triệu đến 450 triệu USD/kg và hẹn xuống Cần Thơ để xem hàng.

Làm rõ đường dây lừa đảo mua bán “thiên thạch“

Làm rõ đường dây lừa đảo mua bán “thiên thạch“

8 nghi phạm được một nhóm người giới thiệu có "hàng thiên kim", kêu giá bán từ 350 triệu đến 450 triệu USD/kg và hẹn xuống Cần Thơ để xem hàng.