Chuyện tình cảm động của ông lão vớt xác trên sông Hồng ​

VOV.VN - Cuộc đời vợ chồng ông Thành, bà Thủy là cả một câu chuyện dài đằng đẵng, với những cuộc nổi, chìm vô định, khó mà kể hết được trong vài trang giấy.

Chỉ biết rằng cách nay chừng hơn 40 năm, ông "nhặt" được bà ở gầm cầu ga Long Biên, Hà Nội. Hai mảnh đời bất hạnh từ đó nương vào nhau để sống qua ngày. Đến giờ, ông bà cũng đã vượt cái ngưỡng “cổ lai hy” rồi...

Năm 12 tuổi, bố mẹ ông Thành đột ngột qua đời, không nơi nương tựa, không người thân thích. Cả làng cũng toàn người không khấm khá gì nên chẳng mong được ai cưu mang nhận về nuôi.

Ngày qua ngày, đói thì đầu gối phải bò, cậu bé Thành khi ấy cứ lang thang đi xin ăn khắp nơi từ vùng này sang vùng khác. Rồi cậu chẳng thế nào nhớ nổi đường về lại nơi chôn rau cắt rốn của mình nữa. Xin ăn mãi rồi cũng chẳng ai có mà cho, vậy là Thành đi làm thuê, ở đợ cho nhà người ta kiếm miếng ăn qua ngày.

Ở đợ, làm thuê hết nhà này đến nhà khác, rồi chẳng biết thế nào bước chân đưa ông ra đến đất Hà Nội...

Một lần đi nhặt rác, ông Thành nhặt được chú chó nhỏ bị tật bẩm sinh liệt 2 chân sau người ta vứt ra bãi rác. Ông mang về chăm sóc, từ đó chú chó trở thành nơi trút yêu thương của cả 2 ông bà, như với đứa con mà ông bà không bao giờ có

Ra đến Hà Nội, Thành làm đủ nghề để kiếm sống, từ bốc vác, kéo xe, đào huyệt, bốc mộ, mò cua, bắt ốc mang ra chợ bán,... cứ việc gì ra tiền mua được cái bỏ vào mồm là làm. Được cái có sức khỏe tốt, không ốm đau bệnh tật bao giờ nên Thành cũng không lo... chết đói.

Trong 1 lần mang mớ ốc mới mò được lên phố bán, đang lững thững đi dọc theo đường tàu ga Long Biên, bất chợt Thành thấy 1 cô gái trẻ chỉ độ đôi mươi đang lúi hút quét gạo vãi trên đường, rồi gom vào chiếc túi nhỏ đeo bên hông...

Anh đánh bạo lại gần cô gái bắt chuyện làm quen. Hóa ra cô gái cũng chỉ có một thân một mình, ngày đi làm thuê, nhặt rác, thỉnh thoảng chờ tàu chở hàng về ga chạy ra xin bốc vác thuê, rồi tranh thủ mót ít gạo rơi vãi dưới đường gom lại về nấu cháo.

Trong khoảnh khắc đó, Thành có cảm giác như định mệnh sắp đặt sẵn cho mình được gặp người con gái này, anh đánh bạo ngỏ lời với cô gái khi vẫn còn chưa biết tên cô là gì:

- Hay mình về ở với tớ?

Có lẽ cô gái cũng có cảm giác giống như Thành nên chẳng suy nghĩ gì nhiều gật đầu đồng ý.

Vậy là ông bà Thành – Thủy “nhặt” được nhau từ đó, họ nên nghĩa vợ chồng dù chẳng có đám hỏi, chẳng có cỗ bàn cưới xin, cũng không cần người chứng kiến.

Thấm thoắt thoi đưa, ông Thành giơ cánh tay trái lên chỉ cho tôi xem:

- Ngày 26-9-1969 đây chính là ngày tôi và bà ấy gặp nhau, rồi về ở với nhau. Tôi săm lên tay ngày này để cả hai cùng nhớ... Thế mà cũng đã trên 40 năm rồi... - Giọng ông Thành như trầm xuống.

- Thế rồi ông bà ở đâu ạ? - Tôi hỏi.

– Đi lung tung, đi lang thang, đi khắp phố phường, đi làm ăn, đi xin ăn, mỗi người một cái sọt gánh cứ thế đi, bạ đâu nằm đấy, cứ chỗ nào đặt lưng được là nhà thôi...

  Không tấc đất cắm dùi, không mái nhà che mưa nắng, hai người dắt díu nhau đi khắp phố phường, ban ngày thì nhặt rác, làm thuê, tối đến chui vào chợ, vào ga ngủ dưới mái che sạp hàng hay trong những toa tàu cũ.

Giống như những cái cây dựa vào nhau trụ vững trong mưa bão, dù có khó khăn, vất vả đến cùng cực, hai mảnh đời ấy vẫn ghép lại với nhau khăng khít đến lạ lùng, chưa lúc nào và chưa khi nào một trong hai người có ý nghĩ cuộc sống của mình sẽ thiếu vắng người kia. Đến giờ, mỗi khi nhắc lại quãng đường đã qua, ông bà Thành – Thủy vẫn không thấy có gì hối tiếc khi quyết định về sống cùng nhau...

Bà Thủy

Bà Thủy bảo, thời đó là thế đấy, quần áo rách cũng vẫn thương nhau, lúc đến với nhau chả có gì, bà thì áo rách, ông quần rách, chả cưới xin gì, nhưng vẫn thương nhau, đùm bọc lẫn nhau đến tận bây giờ...

Tôi hỏi vui bà Thủy: Thế mấy chục năm sống với nhau bà “nhận xét” về ông thế nào? - Gần như tôi thấy được vẻ bẽn lẽn của cô gái đôi mươi của 40 năm về trước xuất hiện trên gương mặt nhăn nheo, sạm màu thời gian của bà Thủy... cúi đầu liếc nhanh về phía ông Thành đang ngồi rít thuốc lào ở góc nhà, giọng bà khẽ như hơi thở, như không phải trả lời câu hỏi của tôi, như chỉ để một mình bà nghe: Ông tốt!...

Ông Thành bảo tôi, điều khiến ông bà khổ tâm nhất là sống với nhau chừng ấy quãng đời mà không thể có một mụn con, để chăm sóc, để cuối đời ông bà có được niềm vui nhìn ngắm con cháu chơi đùa.

Ông biết bà buồn lắm, nên dù trong những năm tháng cuối cuộc đời, bà trở tính cáu bẳn, thỉnh thoảng lại uống rượu rồi quát mắng ông, nhưng ông cũng không bao giờ trách móc bà. Bởi ông biết, là phụ nữ nỗi đau lớn nhất là không thể có con... Vậy nên, hễ cứ có khách lạ, nhất là những người trẻ tuổi đến thăm, bà luôn miệng xưng Mẹ, gọi Con, trên đôi mắt màu khói rưng rưng luôn trực trào nước mắt... 

Để bà vui, ông giành làm hết việc nhà, hơn chục năm nay sức khỏe bà yếu hơn, ông quyết định không cho bà đi làm, chỉ ở nhà lo cơm nước.

Mỗi ngày ông Thành với chiếc bao tải trên vai, ra khỏi nhà vào lúc 10 giờ đêm và trở về nhà khi đèn đường đã tắt. Ông bảo, đi ban ngày khó kiếm được rác tốt lắm vì ban ngày đông người nhặt rác, họ trẻ khỏe hơn mình nên không theo được. Chỉ có ban đêm người ta vứt rác ra đường ít người thu dọn thì mới có cái mà nhặt...

Ông Thành đang kiểm tra những chiếc đĩa người ta vứt đi xem còn có thể dùng được cái nào để lắp vào cái đầu đĩa mới được cho. Ắc quy chạy đầu đĩa cũng được 1 người tốt bụng “tài trợ”

Từ ngày ông Thành, bà Thủy “định cư” ở bãi sông này, người ta biết đến ông với “biệt danh”: Ông lão vớt xác trên sông Hồng. Khi được hỏi về điều này, ông Thành tâm sự: Cũng chẳng có điều gì đáng nói, vợ chồng tôi sống trên khúc sông này, thỉnh thoảng lại gặp một xác người trôi qua, cứ để trôi vậy thì tội quá, tôi bèn lội ra vớt vào, rồi báo chính quyền đến tiếp nhận...

Đến giờ, ông cũng không thể nhớ nổi trong mấy chục năm ông bà ở đây đã vớt được bao nhiêu xác người, làm phúc cho bao nhiêu gia đình nhận lại được người thân đem về lo hậu sự chu toàn...

Chẳng mong ai trả ơn, chẳng mong được ghi nhận, nhưng rồi việc làm của ông cũng nhận được sự cảm thông từ chính quyền khi họ “chính thức” cho phép ông bà được “định cư” ở bãi sông này. Giọng ông kể nghe nghèn nghẹn:

- Ngày xưa ai cho phép ở đây đâu? Nhưng có hôm vợ chồng tôi vớt được 2 mạng người trôi qua ở đây, tôi liền lên bờ gọi người ở phường sang, cán bộ bên phường gặp bảo: Tưởng ai hóa ra là ông Thành hàng chục năm nay ông toàn vớt xác chết trên sông! Thôi thì cho ông ở đây! Chúng tôi hoan nghênh tinh thần của ông bà, tuy nghèo khổ, già nua nhưng ông làm việc có cái tâm, có đức như thế chúng tôi rất cảm ơn. Thôi ông bà cứ ở đây… Âu cũng là một chút an ủi cho ông bà sau bao nhiêu năm lang thang vất vả không nhà không cửa.

“Căn nhà” nổi ven sông dưới gầm cầu Long Biên ông bà có được hôm nay cũng là nhờ vào lòng hảo tâm của những người hay xuống bãi giữa tắm sông và một vài tổ chức từ thiện gom góp dựng lên. Có được chỗ che mưa che nắng, đối với ông bà đó là cả một câu chuyện thần tiên đến lúc xế chiều. Có lẽ đó là niềm vui lớn nhất của ông bà trong những năm cuối đời này. Với họ, cuộc sống như vậy đã là mãn nguyện lắm rồi…

Tính ông Thành hiền lành, bà Thủy thì hiếu khách, ấy thế nên ngày nào ông bà cũng có khách qua thăm. Quý khách đến mức, có vườn rau “sạch” hễ khách nào xuống chơi ông cũng đều chạy ngay ra vườn hái khi thì mớ rau muống, lúc thì vài quả mướp dúi vào tay khách bắt mang về. Ông bảo: Các cháu, các con xuống chơi, nó giúp mình nhiều chứ mình có làm được gì đâu, thôi thì có mớ rau cho nó mang về ăn cho vui...

  Sống gần trọn kiếp người, trải qua bao nỗi thăng trầm, quăng quật đủ đường, điều trăn trở lớn nhất mà ông chia sẻ với tôi khi chia tay ông bà, đó là làm sao để có thể tìm được về quê ông một lần, thắp một nén nhang lên mộ những bậc sinh thành ra ông, rồi có nhắm mắt ông cũng an lòng.

Có lẽ mong ước đó của ông khó trở thành sự thực, bởi đến bây giờ ông Thành không thể nhớ nổi chính xác quê mình ở đâu, chỉ mang máng nhớ rằng đó là một ngôi làng với nhiều núi, rừng ở Thanh Hóa và nằm sát biên giới nước Lào...

Nhưng dù không được thỏa nguyện, ông vẫn còn khúc sông này, tấm bè này, người vợ kia là quê hương, là nơi cuối cùng ông muốn ở lại... Đó chính là quê hương của ông…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vợ ngoại tình để trả thù phút “say nắng” của chồng
Vợ ngoại tình để trả thù phút “say nắng” của chồng

VOV.VN - Vợ tôi hay liên lạc với người cũ, giờ còn nhắn tin với nhau trên facebook xưng vợ chồng, rủ nhau đi karaoke...

Vợ ngoại tình để trả thù phút “say nắng” của chồng

Vợ ngoại tình để trả thù phút “say nắng” của chồng

VOV.VN - Vợ tôi hay liên lạc với người cũ, giờ còn nhắn tin với nhau trên facebook xưng vợ chồng, rủ nhau đi karaoke...

Mẹo hay nhà bếp cho bà nội trợ
Mẹo hay nhà bếp cho bà nội trợ

VOV.VN - Những mẹo vặt nhà bếp, mẹo tẩy rửa đồ dùng, mẹo bảo quản rau củ thật dễ dàng mà không phải ai cũng biết.

Mẹo hay nhà bếp cho bà nội trợ

Mẹo hay nhà bếp cho bà nội trợ

VOV.VN - Những mẹo vặt nhà bếp, mẹo tẩy rửa đồ dùng, mẹo bảo quản rau củ thật dễ dàng mà không phải ai cũng biết.

Những lợi ích khi cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời
Những lợi ích khi cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời

VOV.VN - Dưới đây là những lý do đã được chứng minh trên cơ sở khoa học cho thấy những lợi ích khi cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.

Những lợi ích khi cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời

Những lợi ích khi cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời

VOV.VN - Dưới đây là những lý do đã được chứng minh trên cơ sở khoa học cho thấy những lợi ích khi cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.

Ảnh hài hước về sự thay đổi của người đàn ông khi làm bố
Ảnh hài hước về sự thay đổi của người đàn ông khi làm bố

VOV.VN -Trở thành cha nghĩa là bạn phải từ bỏ nhiều sở thích trước đây của bản thân nhưng bù lại bạn sẽ có nhiều niềm vui và trải nghiệm tuyệt vời khi bên con.

Ảnh hài hước về sự thay đổi của người đàn ông khi làm bố

Ảnh hài hước về sự thay đổi của người đàn ông khi làm bố

VOV.VN -Trở thành cha nghĩa là bạn phải từ bỏ nhiều sở thích trước đây của bản thân nhưng bù lại bạn sẽ có nhiều niềm vui và trải nghiệm tuyệt vời khi bên con.

Chuyện tình cảm động của 'Hòa bỏng' và bạn đời xinh đẹp
Chuyện tình cảm động của 'Hòa bỏng' và bạn đời xinh đẹp

Phan Văn Hòa, người bị bỏng 90% cơ thể, nhớ lại những ngày theo đuổi vợ mình bây giờ.

Chuyện tình cảm động của 'Hòa bỏng' và bạn đời xinh đẹp

Chuyện tình cảm động của 'Hòa bỏng' và bạn đời xinh đẹp

Phan Văn Hòa, người bị bỏng 90% cơ thể, nhớ lại những ngày theo đuổi vợ mình bây giờ.

Lý do khiến đàn ông Nhật thờ ơ với ‘chuyện ấy’
Lý do khiến đàn ông Nhật thờ ơ với ‘chuyện ấy’

Khi điều tra 2.706 đàn ông và 2.570 phụ nữ ở độ tuổi từ 18-34, Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh xã hội quốc gia Nhật Bản (NIPSSR) phát hiện có tới 42% đàn ông và 44,2% phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục.

Lý do khiến đàn ông Nhật thờ ơ với ‘chuyện ấy’

Lý do khiến đàn ông Nhật thờ ơ với ‘chuyện ấy’

Khi điều tra 2.706 đàn ông và 2.570 phụ nữ ở độ tuổi từ 18-34, Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh xã hội quốc gia Nhật Bản (NIPSSR) phát hiện có tới 42% đàn ông và 44,2% phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục.