Khổ sở vì chồng quá xét nét

VOV.VN - Chồng tôi cũng là người tốt, yêu thương vợ con, nhưng phải cái anh quá kỹ tính và khó tính khiến ai cũng mệt mỏi.

Tôi năm nay 58 tuổi, là giáo viên đã nghỉ hưu được 3 năm nay. Chồng tôi hơn tôi 3 tuổi, trước ông ấy làm trưởng phòng của một công ty Nhà nước, giờ cũng đã nghỉ hưu được hơn 1 năm. Chúng tôi có 2 con, một trai và một gái. Con trai tôi đã ra trường, đi làm và lập gia đình được gần 1 năm nay. Con gái là sinh viên năm cuối ngành xã hội học. Nói chung, cuộc sống của gia đình tôi cũng yên bình, kinh tế không khá giả nhưng cũng chẳng phải là khó khăn.

Có điều, càng ngày tôi càng mệt mỏi khi lúc nào cũng phải căng thẳng, không cảm thấy thoải mái khi ở nhà cùng với chồng tôi. Thực ra, chúng tôi lấy nhau khi đã yêu được gần 2 năm nên không phải là không có tình cảm. Chồng tôi cũng là người tốt, yêu thương vợ con, nhưng phải cái anh quá kỹ tính và khó tính.

(Ảnh minh họa)

Từ hồi mới lấy nhau, hai vợ chồng son ở riêng, chưa vướng bận con cái nhưng chồng tôi đã để ý từng ly, từng tí nết ăn nết ở của tôi. Anh muốn tôi dậy sớm cùng anh để tập thể dục, nấu cơm để ăn sáng rồi mới đi làm. Suốt thời gian tôi có bầu và sinh con trai đầu lòng, bữa nào anh cũng kiểm tra xem đồ ăn tôi có đủ chất không, có vệ sinh không. Nhiều khi nghén tôi thèm quả mơ, quả mận, anh cũng không cho, bảo ăn chả có chất bổ gì, chỉ tổ tổn hại dạ dày.

Khi tôi ở cữ, lần lượt bà ngoại, bà nội thay nhau đến thăm mẹ con tôi đều không vừa ý anh. Tuy anh không nói ra vì sợ các bà phật lòng nhưng tôi vẫn nhận thấy điều đó. Với chồng tôi, từ việc bài trí vật dụng trong nhà đến chút gia vị nêm nếm vào thức ăn đều phải đúng bài, đúng kiểu, quà sáng phải mua đúng hàng, đúng chỗ chồng tôi thích.

Có hôm, vì vội đi làm sớm, tôi mua ở hàng gần nhà cho nhanh, mà hàng đấy tôi thấy cũng đông khách nên chắc là không phải không ngon và mất vệ sinh. Thế nhưng, khi tôi mang về, chồng tôi chê không ăn và nhịn đói đi làm. Sống với chồng, tôi luôn phải ý tứ, cầu kỳ trong mọi công việc. Mua cái chăn, cái ga trải giường cũng phải chọn đi, chọn lại. Mua cái áo tặng anh, tôi cũng phải săm soi về đường kim, mũi chỉ, chất liệu, màu sắc để vừa mắt, vừa ý chồng. Ai bán hàng cho tôi chắc phải khó chịu và nghĩ tôi là người khó tính như ma, chứ nào ai biết là tôi còn khó chịu hơn họ gấp hàng trăm lần.

Mấy đứa cháu ở quê anh học Đại học trên này, hồi mới lên học cuối tuần thường ghé nhà chúng tôi chơi. Cái xe đôi dép các cháu để ở ngoài cửa không ngay ngắn là chồng tôi nhắc ngay. Đi đứng nói cười to quá, nằm ngồi không đúng chỗ cũng bị bác trai chỉnh luôn. Bẵng đi không thấy chúng về chơi nữa, chồng tôi nhắc gọi điện hỏi thăm xem có ốm đau gì không. Biết là mình thương và lo cho các cháu sống xa nhà, nhưng tôi đành nói dối chắc là chúng nó bận thi cử chứ gia đình tôi biết chúng nó ngại đến nhà lại chạm ông bác khó tính.

Ngõ nhà tôi trước đây toàn người lớn, nhưng từ ngày có mấy cặp vợ chồng trẻ chuyển đến lại thành đông trẻ con. Trẻ con thì đứa nào cũng hiếu động, nghịch ngợm. Có hôm chúng nô đùa ngoài ngõ, chồng tôi ngủ trưa không được phải bật dậy, mở cửa ra quát. Khổ thân bọn nhỏ, đứa nào đứa nấy nín thinh, lẳng lặng “rút quân”. Từ hôm đó, cứ nhìn thấy chồng tôi là chúng lấm lét sợ sệt đến nỗi hôm đi công tác về, chồng tôi có gói kẹo ngon gọi bọn trẻ vào cho, mà chẳng đứa nào dám đến gần.

Hồi con trai tôi có bạn gái, cả năm trời mà vẫn ngần ngại không đưa về ra mắt bố mẹ. Tôi hỏi con là con yêu thật hay con yêu chơi mà không đưa về nhà để bố mẹ còn biết mặt. Nó gãi đầu, thì để con thăm dò bố đã, bố kỹ tính lắm, chỉ sợ đi về, bố lại khoát tay mời đi thì mất điểm lắm. Cưới vợ về, con trai tôi chẳng lo chuyện mẹ chồng, nàng dâu mà cứ sợ con dâu bị bố chồng bắt lỗi.

Con gái thứ hai của vợ chồng chúng tôi là đứa cá tính, lại đang tuổi thích khẳng định và bảo vệ mình, thỉnh thoảng lại va chạm với bố. Cũng có lúc con nín nhịn nhưng nhiều khi mạnh mẽ bày tỏ ý kiến, bố thì cứ khăng khăng ý bố là đúng, con lại quyết tâm bảo vệ ý kiến của con, thế là thành ra to tiếng. Tôi đứng giữa, hết xoa dịu bố lại dàn hòa với con, đến là khổ. Ấy vậy mà bố thì đổ lỗi mẹ bênh con, con thì lại trách mẹ cũng phải đấu tranh để cho bố bớt khó tính đi.

Thực ra, cũng muốn chồng tôi thay đổi tính nết lắm chứ, có lẽ chả ai mong muốn điều đó hơn tôi. Biết tính chồng thế, hàng bao năm nay tôi đã góp ý khéo léo, tế nhị có, to nhỏ có và nặng lời, thậm chí là cãi nhau, chỉ vì cái sự khó tính của chồng tôi cũng có. Nhưng nhiều năm nay, ông có thay đổi được đâu. Trước đây bận công tác, đi làm từ sáng đến chiều, chỉ có buổi tối và ngày nghỉ là gặp nhau nên cũng đỡ, giờ chỉ có hai ông bà ở nhà.

Buổi sáng, tôi tranh thủ ra chợ mua đồ ăn cho cả ngày, còn lại chẳng biết làm gì. Chồng tôi thì cũng chỉ đọc báo, xem titi, rồi nói chuyện với tôi. Càng dễ nảy sinh mâu thuẫn từ cái sự khó tính, xét nét của chồng tôi. Càng già cái sự khó tính của chồng tôi tăng lên, lại còn thêm cái tật nói nhiều nên khiến cho người khác không còn cảm nhận được sự tốt tính của ông ấy. Bây giờ lúc nào tôi cũng thấy chán nản, khó chịu vì tính cách ấy.

Hôm trước, tôi mua cái áo cộc tay để chuẩn bị vào hè mặc cho mát. Thế mà mới mang về, chồng tôi đã chê nào là chất vải không mát, cái cổ cắt không đẹp và rõ ràng đó là hàng Trung Quốc, mặc vào người nhỡ bị làm sao thì sao. Tôi nghĩ là áo mặc ở nhà, đi chợ không nhăn nhúm, xấu quá là được, có phải là hàng đặt may ở đâu mà đòi cổ đẹp với vải xịn.

Từ chuyện đó, chồng tôi lại quàng thêm cái chuyện tôi mua đồ ăn, thức uống không cẩn thận, giờ nhiều thứ hóa chất độc hại mua về khác gì tự tử, bằng giết chồng, giết con. Mà nào tôi có ham rẻ để mua đồ vớ vẩn đâu? Tôi mua rau, mua hoa quả ở hàng rau sạch, mua thịt có dấu kiểm dịch đàng hoàng, nói chung cái gì cũng có xuất xứ, có hạn sử dụng dài. Thế mà giờ chồng tôi nói suốt cả buổi khiến tôi bực vô cùng, thậm chí là tức đến phát khóc.

Tôi chỉ muốn bỏ lên nhà con trai để ở cho thoải mái, nếu cứ thế này chắc tôi không thể chịu thêm được nữa. Chẳng lẽ sống với nhau đến tuổi này rồi, mà còn phải nghĩ đến cái chuyện ly thân, hoặc là ly hôn hay sao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trị bệnh ngoại tình của chồng
Trị bệnh ngoại tình của chồng

Nếu chồng có sai lầm hãy xử lý họ, đừng xử lý kẻ phá hoại, vì nếu chồng bạn thực sự không muốn thì cô ta có dùng trăm phương nghìn kế cũng vậy thôi.

Trị bệnh ngoại tình của chồng

Trị bệnh ngoại tình của chồng

Nếu chồng có sai lầm hãy xử lý họ, đừng xử lý kẻ phá hoại, vì nếu chồng bạn thực sự không muốn thì cô ta có dùng trăm phương nghìn kế cũng vậy thôi.

Mẹ khuyên con trai ly dị vợ
Mẹ khuyên con trai ly dị vợ

Với mẹ chồng, chỉ cậu con út mới là vàng bạc, giỏi giang, còn chồng cô luôn là thứ phẩm, bà ban phát cho được tí ơn huệ nào thì tốt tí ấy.

Mẹ khuyên con trai ly dị vợ

Mẹ khuyên con trai ly dị vợ

Với mẹ chồng, chỉ cậu con út mới là vàng bạc, giỏi giang, còn chồng cô luôn là thứ phẩm, bà ban phát cho được tí ơn huệ nào thì tốt tí ấy.

Vừa ly hôn chồng lại gặp kẻ bạc tình
Vừa ly hôn chồng lại gặp kẻ bạc tình

VOV.VN - Sau khi ly hôn, tôi lại trót yêu và giành nhiều tình cảm cho một kẻ bạc tình, luôn lừa dối và thương hại tôi.

Vừa ly hôn chồng lại gặp kẻ bạc tình

Vừa ly hôn chồng lại gặp kẻ bạc tình

VOV.VN - Sau khi ly hôn, tôi lại trót yêu và giành nhiều tình cảm cho một kẻ bạc tình, luôn lừa dối và thương hại tôi.

Mất công cướp chồng người, hóa ra vớ cục nợ
Mất công cướp chồng người, hóa ra vớ cục nợ

Tôi đã lao tâm khổ tứ biết bao nhiêu để cướp được người đàn ông ấy, lấy về làm chồng, để rồi ngẩn ngơ nhận ra mình đã vớ được thứ đồ vứt đi.

Mất công cướp chồng người, hóa ra vớ cục nợ

Mất công cướp chồng người, hóa ra vớ cục nợ

Tôi đã lao tâm khổ tứ biết bao nhiêu để cướp được người đàn ông ấy, lấy về làm chồng, để rồi ngẩn ngơ nhận ra mình đã vớ được thứ đồ vứt đi.

Đã ngoại tình còn thường xuyên rượu chè, đánh đập vợ
Đã ngoại tình còn thường xuyên rượu chè, đánh đập vợ

VOV.VN - Thời gian trôi đi, mẹ vẫn phải sống trong cảnh đánh đập, chửi bới Những lúc trái gió trở trời, những vết thương mà bố gây ra lại hành hạ mẹ.

Đã ngoại tình còn thường xuyên rượu chè, đánh đập vợ

Đã ngoại tình còn thường xuyên rượu chè, đánh đập vợ

VOV.VN - Thời gian trôi đi, mẹ vẫn phải sống trong cảnh đánh đập, chửi bới Những lúc trái gió trở trời, những vết thương mà bố gây ra lại hành hạ mẹ.