Nhiễu sự cãi nhau

Vợ chồng chung sống, chuyện cãi vã là chuyện… “người ta thường tình”, bởi tỷ tỷ lý do. Cãi mới ra chuyện, mới hiểu đối phương hơn. 

Dắt dây

Cãi, nôm na là lời qua tiếng lại, xoay quanh những vấn đề vợ chồng bất đồng. Nếu cãi dừng lại ở duy nhất nội dung đang mâu thuẫn, bằng tinh thần xây dựng - có sự lắng nghe, thấu hiểu, nhìn nhận để thấy được ai đúng ai sai - thì cuộc cãi nào cũng đều cho kết quả tốt đẹp.

Nhưng thực tế, các cuộc tranh cãi hầu hết đều rơi vào bế tắc vì chẳng ai nhường ai, vì mâu thuẫn liên tục bị mở rộng, đẩy đi xa quá. Dẫn dắt đến sự bế tắc này là do cái tôi không chịu hạ nhiệt của cả hai người. Cái tôi “to đùng” ấy, với sự giận hờn, bất bình có sẵn, đã xác tín một điều: tôi đúng - anh (cô) sai.

Một cuộc khảo sát bỏ túi của chúng tôi thực hiện với 100 gia đình, chủ đề là “bàn về cãi nhau” cho kết quả: 80% cặp vợ chồng thừa nhận, khi tranh cãi, họ thường “dắt dây” từ vấn đề này sang vấn đề khác; khiến chẳng những không giải quyết được “đề tài gốc” gây bất đồng, mà còn lôi thêm nhiều chuyện khác ra để tay đôi, nhằm quả quyết “tôi đúng”.

Ảnh minh họa.

Trầm ngâm nhìn lại những lần cãi nhau với vợ, anh Quốc Hưng (Q.11) bần thần: “Quả thật, khi cãi nhau, chúng tôi hay… lấy chuyện nọ xọ chuyện kia! Mà nếu không làm vậy, thì đối phương chẳng bao giờ chịu khuất phục”.

Nhớ lại cuộc cãi nhau mới đây cùng vợ - chị Thu Hương, anh Hưng kể: “Chiều đó, Hương nhờ tôi giao mấy ly cà phê cho khách ở chung cư bên cạnh. Tôi đang dở ván cờ nên liên tục ậm ờ. Chắc Hương bực mình nên quát: “Anh có đi hay không thì nói?”.

Tôi nổi quạu: “Chờ chút, em làm gì mà hét toáng lên vậy”. Tưởng cam kết “chờ chút” của tôi đã kết thúc cuộc lời qua tiếng lại, chẳng ngờ….”. Sự “chẳng ngờ” đó là chị Hương giãy nảy: “Đá tan hết đây này! Anh sống chỉ biết chơi thôi sao”. Khó chịu với câu nói của vợ, anh nhăn mặt: “Thì em thay đá khác đi”. “Anh có lười cũng nên lựa lúc cho người ta nhờ chứ” - chị Hương đáp.

Chuẩn bị đứng lên đi, bất ngờ anh nghe vợ tiếp tục làu bàu: “Già đầu còn ham chơi. Sống vậy biểu sao khá nổi. Đừng trách sao anh nghèo khổ mãi”, anh Hưng đâm nổi nóng. Anh chỉ mặt vợ: “Cô thôi ngay”. “Thôi cái gì mà thôi, tôi nói không đúng sao?” - chị Hương hất tay chồng.

Tức giận, anh Hưng bất ngờ dùng chân đá ghế: “Dẹp, dẹp hết”. “Mày làm cái gì vậy? Đàn ông gì ham chơi. Đã sống bám mà còn không biết điều” - chị Hương hét lên. Cái bạt tai anh Hưng dành cho vợ đặt dấu chấm hết cho cuộc cãi vã: “Mày sỉ nhục tao như vậy đủ rồi”.

Nói xong, anh lấy xe bỏ đi… Theo anh Hưng, khởi đầu câu chuyện vốn không có gì quan trọng, nhưng vấn đề cứ bị nới rộng, đẩy đi xa. Từ chuyện chậm trễ giao cà phê cho khách, chị Hương nâng lên thành sự quy kết bản chất, tính cách chồng khiến xung đột leo thang, kết quả là anh đã không kìm lòng được mà đánh vợ.

Kiểu cãi vã dắt dây hầu như là kịch bản chung thường gặp và khó tránh. Khi tâm trí bị lôi kéo bởi tâm lý muốn gây hấn và cái tôi sẵn sàng gào thét cho đã nư, thì chỉ có... hạ nhục, gây tổn thương lẫn nhau; bằng cách moi móc bất cứ câu chuyện/vấn đề gì nằm chung trong quỹ đạo liên đới đến nội dung cuộc cãi; nhằm bảo vệ quan điểm.

Để rồi, như vết dầu loang, chỉ cần châm ngọn lửa - thêm câu nói khó nghe, là bùng phát thành cuộc chiến. Mà cuộc chiến nào chẳng gây thương tích cho cả hai bên!

“Chặn… họng”

“Cãi được còn mừng!” - câu nói nghe… lạ tai nhưng đầy hờn tủi rơi vào nhóm 20% bà vợ của các gia đình còn lại, theo khảo sát trên. Không cãi được, đồng nghĩa với không có cơ hội bộc bạch, giãi bày, lắng nghe; người không được cãi chỉ còn biết… ôm cục tức! Tính áp đặt, cái tôi “bề trên”, sự coi thường là căn nguyên của những cuộc cãi vã rơi vào bế tắc này.

“Tôi chưa kịp nói gì thì ảnh đã: “Nín! Cô thì biết gì” - chị Mỹ Xuân (nhân viên văn phòng, Q.10) ngao ngán. Theo chị Xuân, anh Thành Tín - chồng chị vốn không phải người bảo thủ, gia trưởng. Trong mọi quyết định, anh luôn muốn cùng vợ bàn bạc, góp ý. Thế nhưng, cái sự… khinh vợ có vẻ vẫn lẩn khuất đâu đó, hễ gặp chuyện liền ngoi lên.

Đơn cử, một tối chồng về muộn, chị Xuân vừa mở miệng: “Anh làm gì giờ này mới về”, lập tức anh Tín… chặn ngang bằng bộ điệu khó chịu: “Thôi nha. Em thì biết gì việc của anh”. Nếu cố “vớt vát” thêm một câu, đại loại: “Anh phải nói thì em mới biết chứ”, thể nào chị cũng bị phán: “Nín! Đủ rồi!”. “Dường như, vừa “ngửi mùi” cãi nhau, là ảnh… chặn họng. Giả sử tôi cố cãi thêm chút nữa, anh ấy sẽ vờ không nghe thấy bằng cách bỏ đi ngủ hay mở máy tính làm việc. Trăm lần như một, riết tôi chán” - chị Xuân đúc kết.

Chuyện của chị Tuyết Ly (kế toán, H.Hóc Môn) càng… bi kịch bởi sự “cấm cãi”. Chị Ly kể, trong bữa cơm, chị bàn với chồng nên kê giường của mẹ ở đâu. Anh Đặng - chồng chị bảo, cả nhà đều ở trên lầu nên chỗ của mẹ cũng sẽ đặt trên lầu.

Chị phản biện, mẹ đã già, giường nên ở tầng trệt, cạnh phòng người giúp việc. Anh Đặng đánh đố: “Chúng ta hay người giúp việc chăm mẹ tốt hơn?”. Giữ nguyên quan điểm, nhưng khi chị Ly vừa: “Em nghĩ...”, thì anh Đặng lập tức… chốt: “Ăn gì mà ngu vậy! Có bao nhiêu đó cũng cãi nhau”, rồi ngưng đũa, bỏ lên lầu.

Chị Ly tâm sự: “Cuộc cãi nào cũng kết thúc như vậy. Nhưng tính cách muốn làm… ông Trời, thích mọi sự theo ý mình lại không khiến tôi đau khổ bằng cách nói chuyện khinh thường vợ của anh ấy”.

“Không muốn cãi nhau, không muốn lớn chuyện” là lý lẽ của anh Đặng, đồng thời của nhiều người, đa phần rơi vào những gia đình trí thức. Hoặc giả, trong những gia đình mà người không muốn cãi là vợ, thì người vợ ấy thường tiếng nói có trọng lượng hơn chồng.

Hậu… họa

Cãi tới bến hay cấm cãi thì vấn đề đang gây bất hòa cũng rơi vào ngõ cụt. Tùy tính cách, nếp gia đình mà mỗi cặp vợ chồng có kiểu ứng xử riêng khi cãi nhau. Tuy vậy, dạng thức nào thì kết cục vẫn mang tính bạo hành; hoặc thể xác hay tinh thần, hoặc vừa thể xác vừa tinh thần mà vợ chồng đã vô thức “tặng” cho nhau.

Nếu như cuộc cãi vã không có điểm dừng, xung đột nối xung đột, tạo nên cao trào của lời qua tiếng lại là lớn tiếng chỉ trích, mạt sát, chửi bới lẫn nhau; ai dám chắc một cuộc “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” không nằm trong “kịch bản”. Đó là lúc sự tức giận, bất bình choán ngự, như bóng ma thúc giục, bùng phát thành hành vi để trút bỏ những cảm xúc tiêu cực.

Khi tình nhân ghen ngược

Vậy là tôi lại phải hết lời hết sức dỗ dành, nựng nịu để em - cô nhân tình bé bỏng nguôi đi cơn ghen với... vợ của tôi.

Tương tự, sau mệnh lệnh cấm cãi, tuy không thành cuộc chiến, nhưng thương tích lắm khi còn nặng nề gấp bội; với những tổn thương, tức tối, buồn tủi, cảm giác bị coi thường, rẻ rúng. Và, không ai dám chắc sự tích tụ của tức/tủi do mất quyền cãi đó không có một ngày sẽ bị trương phình, bung vỡ.

Chung sống đòi hỏi phải hiểu nhau. Ở đó, sự chia sẻ, giãi bày, lắng nghe trong mọi tình huống, kể cả tranh luận, cãi vã đều là chiếc cầu nối đi từ bất hòa sang thấu hiểu.

Nhưng, cãi nhau xem ra vẫn cứ lôi thôi, nhiễu sự. Bởi thế, nghe vợ chồng cãi nhau, người ta hay hình dung một kết thúc tiêu cực. Nghệ thuật cãi nhau, nhắc hoài mà mấy ai hiểu được./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chồng thường xuyên xúc phạm tôi vì không còn trinh
Chồng thường xuyên xúc phạm tôi vì không còn trinh

VOV.VN -Tôi cứ lặng lẽ sống, quan tâm chăm sóc anh nhiều hơn với hy vọng theo thời gian anh sẽ hiểu và quý trọng con người tôi hơn là cái màng trinh.

Chồng thường xuyên xúc phạm tôi vì không còn trinh

Chồng thường xuyên xúc phạm tôi vì không còn trinh

VOV.VN -Tôi cứ lặng lẽ sống, quan tâm chăm sóc anh nhiều hơn với hy vọng theo thời gian anh sẽ hiểu và quý trọng con người tôi hơn là cái màng trinh.

Cụ bà 92 tuổi trốn viện dưỡng lão đến với người tình
Cụ bà 92 tuổi trốn viện dưỡng lão đến với người tình

VOV.VN - Một cụ già ở Na Uy đã 'cao chạy xa bay' khỏi viện dưỡng lão để được sống với người yêu của bà.

Cụ bà 92 tuổi trốn viện dưỡng lão đến với người tình

Cụ bà 92 tuổi trốn viện dưỡng lão đến với người tình

VOV.VN - Một cụ già ở Na Uy đã 'cao chạy xa bay' khỏi viện dưỡng lão để được sống với người yêu của bà.

Bị chồng phản bội là điều tốt nhất xảy ra trong đời tôi
Bị chồng phản bội là điều tốt nhất xảy ra trong đời tôi

Tôi biết mình không phải với con, nhưng thực lòng tôi nghĩ việc chồng tôi ngoại tình là điều tốt nhất xảy đến với tôi kể từ khi tôi kết hôn.

Bị chồng phản bội là điều tốt nhất xảy ra trong đời tôi

Bị chồng phản bội là điều tốt nhất xảy ra trong đời tôi

Tôi biết mình không phải với con, nhưng thực lòng tôi nghĩ việc chồng tôi ngoại tình là điều tốt nhất xảy đến với tôi kể từ khi tôi kết hôn.

Bệnh tật đã giết chết tuổi trẻ của tôi
Bệnh tật đã giết chết tuổi trẻ của tôi

VOV.VN - 25 năm là quãng thời gian ngắn ngủi đẹp nhất của đời người nhưng với tôi nó thật sự dài và mệt mỏi vì phải chống đỡ bệnh tật.

Bệnh tật đã giết chết tuổi trẻ của tôi

Bệnh tật đã giết chết tuổi trẻ của tôi

VOV.VN - 25 năm là quãng thời gian ngắn ngủi đẹp nhất của đời người nhưng với tôi nó thật sự dài và mệt mỏi vì phải chống đỡ bệnh tật.

“Thèm” cưới một người đã có gia đình
“Thèm” cưới một người đã có gia đình

Quen nhau gần một năm thì chúng tôi vượt quá giới hạn của tình yêu. Tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc và muốn cưới anh.

“Thèm” cưới một người đã có gia đình

“Thèm” cưới một người đã có gia đình

Quen nhau gần một năm thì chúng tôi vượt quá giới hạn của tình yêu. Tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc và muốn cưới anh.

Cảm động đôi vợ chồng chết trong vòng tay nhau
Cảm động đôi vợ chồng chết trong vòng tay nhau

Một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc ôm nhau lần cuối trước khi xa lìa cõi tạm của cặp vợ chồng gần trăm tuổi đã khiến cộng đồng mạng rung động.

Cảm động đôi vợ chồng chết trong vòng tay nhau

Cảm động đôi vợ chồng chết trong vòng tay nhau

Một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc ôm nhau lần cuối trước khi xa lìa cõi tạm của cặp vợ chồng gần trăm tuổi đã khiến cộng đồng mạng rung động.