Phận ma

VOV.VN - Là một con người bình thường nhưng anh Vi Văn Trò (Hữu Lũng, Lạng Sơn) luôn bị dân làng coi là ma gà đem điềm xấu cho mọi người.

Làm người đã khó, vậy làm ma thì sao? Anh Vi Văn Trò, một người đàn ông ở thôn Làng Trang, xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn cho rằng: Làm người, hay làm ma đều không thể khổ bằng phải sống như anh, không phải là ma nhưng cũng chẳng được coi là người.

Trong lá thư gửi tới chương trình Bạn hãy nói với chúng tôi (Đài TNVN), thính giả Vi Văn Trò bức xúc kể chuyện thời gian gần đây, không biết do nghe ai nói mà một số hộ xung quanh nhà anh Trò cho rằng anh là ma gà.

Vì vậy, cứ mỗi khi trong nhà có ai ốm đau, hay gặp chuyện không may là người ta lại đến đập phá nhà anh, đe doạ đánh đập anh. Nhà anh nuôi gà, họ giết gà, nuôi chó, họ giết chó... Tất cả chỉ để làm sao cho anh không chịu được, phải bỏ đi nơi khác.

Sống trong cảnh đó, đúng là anh Trò đã không thể chịu đựng nổi. Tuy nhiên, anh không thể bỏ đi nơi khác được, vì không biết đi đâu, sống bằng gì. Không biết phải làm sao để giải thích với mọi người, anh Trò làm đơn kêu cứu gửi UBND xã Yên Bình. Xã bảo thẩm quyền giải quyết là ở thôn Làng Trang. Về thôn, thôn không giải quyết, chỉ trả lời anh khi nào tiện sẽ xét.

Phận ma - Ảnh minh họa

Mãi chẳng thấy thôn “tiện”. Chẳng ai minh oan cho anh. Trái lại, ngày càng có nhiều người tin rằng anh chính là ma gà. Anh không dám ra đường. Trẻ con trông thấy mặt là khóc thét, bỏ chạy. Người lớn thấy anh thì quay đi, các bà nội trợ mang muối, mang gạo rắc ngoài cổng. Không ai dám giao tiếp với anh, tất cả đều chỉ muốn anh bỏ làng mà đi.

Thậm chí, người thân của anh cũng nhìn anh với ánh mắt nghi ngại. Anh không thể thanh minh, chỉ ước sao là ma gà thật để có thể dùng tà thuật mà buộc mọi người phải tôn trọng mình. Tiếc thay, anh lại không phải là một con ma gà...

Khi đọc lá thư của anh Vi Văn Trò, tôi bỗng nhớ đến chuyện xảy ra vào một đêm cuối tháng 2/2003. Đêm đó, trên đường công tác, tôi ngủ lại bản Pể Há, xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Nửa đêm hôm đó, tôi choàng tỉnh vì những tiếng nổ kinh hoàng phát ra gần ngôi nhà mình ở.

Đó là nhà ông Vàng Chá Lô, một người dân trong bản. Hai thủ phạm vụ ném mìn sát hại gia đình ông Lô cũng là người trong bản. Anh em Dìn Mí Kẻ và Dìn Mí Xay. Hung thủ và nạn nhân không xa lạ gì nhau, họ đã không ít lần cùng nhau uống chung một bát rượu ngô trong phiên chợ. Thế mà mìn đã nổ, ba người vô tội nhà ông Lô thiệt mạng. Dìn và Xay trả giá bằng việc ngồi tù. Tất cả đều vì một con ma trong tưởng tượng. Dìn và Xay nghĩ rằng ông Lô biết thả ma Vử Há.

Những người đó, khi đã bị coi là kẻ thả ma, tất yếu sẽ trở thành kẻ thù của dân bản. Họ có thể bị đuổi khỏi bản làng, thậm chí bị đe doạ đến tính mạng. Tâm địa của những ông thầy cúng, và sự mê tín của nhiều người dân đã gây nên bao nỗi oan khuất cho những người vô tội.
Vử Há, trong tiếng Mông có nghĩa là đen tối, hiểm độc. Theo quan niệm xa xưa của người Mông, Vử Há là do một người tạo ra để gieo rắc tai ương cho bản làng (tương tự như ma gà của người Tày, hay ma lai của một số dân tộc vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ).

Xưa kia, người ta tin rằng, trong bản làng nào cũng có người biết làm ma Vử Há. Người này ghét, hoặc không vừa ý với ai thì thả ma vào nhà, khiến đối thủ nếu không kịp mời thầy cúng sẽ sinh bệnh mà chết. Có điều, ai sẽ là ma Vử Há, hay ma gà? Việc xác định thuộc về các thầy cúng.

Trước kia, ở các bản làng vùng sơn cước, gia đình nào có việc trọng, ma chay, hiếu hỉ hay đau ốm đều mời thầy cúng về làm lễ. Trong trường hợp gia chủ đau ốm, làm lễ không hiệu quả, các thầy đều đổ cho bị thả ma. Và người thả ma là ai, để an toàn, các thầy thường chọn những người yếu thế, đàn bà goá, người ngụ cư, tật nguyền... Những người đó, khi đã bị coi là kẻ thả ma, tất yếu sẽ trở thành kẻ thù của dân bản.

Họ có thể bị đuổi khỏi bản làng, thậm chí bị đe doạ đến tính mạng. Tâm địa của những ông thầy cúng và sự mê tín của nhiều người dân đã gây nên bao nỗi oan khuất cho những người vô tội.

Nhớ đến chuyện này, tôi lại nghĩ về nhân vật trong câu chuyện của chúng ta. Anh là người độc thân, không vợ, không con, chẳng có thế lực để tự bảo vệ mình. Có lẽ vì vậy nên mới bị kẻ xấu vu cho là ma gà. Khi phát sóng câu chuyện này, tôi chỉ hi vọng, anh Vi Văn Trò sẽ nhận được sự chia sẻ của mọi người, qua đó, những người hàng xóm của anh cũng hiểu rõ hơn về sự việc để đối xử nhân ái với anh hơn.

Còn về chính quyền địa phương, tôi không thể hiểu nổi vì sao họ lại có thể làm ngơ trước sự thỉnh cầu kêu cứu của anh Vi Văn Trò? Chẳng lẽ, ngay cả những cán bộ đó cũng nghĩ công dân của mình là ma gà, như một thính giả đã phán đoán? Nếu thực như vậy, có lẽ đây là một chuyện thật đáng lo ngại. Người ta sẽ không thể bảo vệ được cho anh Vi Văn Trò và sau anh, biết bao nhiêu người phải sống phận làm ma?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người yêu khó tính
Người yêu khó tính

VOV.VN - Sau khi yêu nhau, tôi mới biết anh là người khó tính và luôn muốn biến người yêu trở nên hoàn hảo.

Người yêu khó tính

Người yêu khó tính

VOV.VN - Sau khi yêu nhau, tôi mới biết anh là người khó tính và luôn muốn biến người yêu trở nên hoàn hảo.

Làm mới hôn nhân đang dần cũ
Làm mới hôn nhân đang dần cũ

Có những việc bạn sẽ làm được để gây ngạc nhiên cho ông xã, đánh thức thứ tình yêu mãnh liệt anh ấy dành cho vợ mà tưởng như sau nhiều năm chung sống đã dần vào ngủ yên.

Làm mới hôn nhân đang dần cũ

Làm mới hôn nhân đang dần cũ

Có những việc bạn sẽ làm được để gây ngạc nhiên cho ông xã, đánh thức thứ tình yêu mãnh liệt anh ấy dành cho vợ mà tưởng như sau nhiều năm chung sống đã dần vào ngủ yên.

Chuyện lớn, chuyện nhỏ
Chuyện lớn, chuyện nhỏ

VOV.VN - Trong cuộc sống, đôi khi một chuyện nhỏ hoá lớn và cũng có thể một chuyện lớn hoá nhỏ.

Chuyện lớn, chuyện nhỏ

Chuyện lớn, chuyện nhỏ

VOV.VN - Trong cuộc sống, đôi khi một chuyện nhỏ hoá lớn và cũng có thể một chuyện lớn hoá nhỏ.

Ga xép
Ga xép

VOV.VN - Sau gần 30 năm mặn nồng, bỗng dưng người đàn bà ấy chợt nhận ra đời mình chỉ như một ga xép trong hành trình đến tình yêu của ông xã.

Ga xép

Ga xép

VOV.VN - Sau gần 30 năm mặn nồng, bỗng dưng người đàn bà ấy chợt nhận ra đời mình chỉ như một ga xép trong hành trình đến tình yêu của ông xã.

Người “giữ chân” trong tình yêu
Người “giữ chân” trong tình yêu

VOV.VN - Dù vẫn luôn nói lời yêu nhưng sự hờ hững của anh khiến cô nghĩ rằng mình chỉ là kẻ thế thân khi anh chưa tìm được tình yêu khác.

Người “giữ chân” trong tình yêu

Người “giữ chân” trong tình yêu

VOV.VN - Dù vẫn luôn nói lời yêu nhưng sự hờ hững của anh khiến cô nghĩ rằng mình chỉ là kẻ thế thân khi anh chưa tìm được tình yêu khác.

Tình yêu mong manh của người khuyết tật
Tình yêu mong manh của người khuyết tật

VOV.VN - Những mối tình cứ đến rồi đi, để lại cho người đàn ông ấy câu hỏi: phải chăng người khuyết tật không thể yêu và có được hạnh phúc?

Tình yêu mong manh của người khuyết tật

Tình yêu mong manh của người khuyết tật

VOV.VN - Những mối tình cứ đến rồi đi, để lại cho người đàn ông ấy câu hỏi: phải chăng người khuyết tật không thể yêu và có được hạnh phúc?

Tình yêu được nuôi dưỡng bằng... đòn đau
Tình yêu được nuôi dưỡng bằng... đòn đau

VOV.VN - Dù mỗi khi bực mình hay mâu thuẫn, anh đều đánh tôi thâm tím mặt mày nhưng không hiểu vì sao, tôi vẫn yêu anh.

Tình yêu được nuôi dưỡng bằng... đòn đau

Tình yêu được nuôi dưỡng bằng... đòn đau

VOV.VN - Dù mỗi khi bực mình hay mâu thuẫn, anh đều đánh tôi thâm tím mặt mày nhưng không hiểu vì sao, tôi vẫn yêu anh.

“Cá nằm trên thớt”
“Cá nằm trên thớt”

VOV.VN - Chỉ vì một phút nông nổi mà tôi mất đi tất cả. Giờ đât tôi như “cá nằm trên thớt”, có thể bị chặt, bị chém bất cứ lúc nào.

“Cá nằm trên thớt”

“Cá nằm trên thớt”

VOV.VN - Chỉ vì một phút nông nổi mà tôi mất đi tất cả. Giờ đât tôi như “cá nằm trên thớt”, có thể bị chặt, bị chém bất cứ lúc nào.

Hy sinh tuổi thanh xuân để làm “người giúp việc”
Hy sinh tuổi thanh xuân để làm “người giúp việc”

VOV.VN - Tôi đã hy sinh những năm tháng tuổi trẻ vô tư để giúp việc cho gia đình họ với lời hứa về một công ăn việc làm tử tế.

Hy sinh tuổi thanh xuân để làm “người giúp việc”

Hy sinh tuổi thanh xuân để làm “người giúp việc”

VOV.VN - Tôi đã hy sinh những năm tháng tuổi trẻ vô tư để giúp việc cho gia đình họ với lời hứa về một công ăn việc làm tử tế.