VOV.VN - Trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học. Nếu coi dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện có giúp giảm áp lực dạy thêm, học thêm hiện nay? Cần quản lý ra sao để tránh biến tướng?
VOV.VN - Việc đưa vào để quy định chính là làm sao đảm bảo ngăn chặn được những trường hợp dạy thêm học thêm không đúng theo nguyện vọng mong muốn của chính bản thân các em học sinh - ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học.
VOV.VN - Nhiều chuyên gia, phụ huynh đồng tình với đề xuất quy định dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện, song cần những quy định rất cụ thể về điều kiện tổ chức, nội dung giảng dạy...
VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, nên quy định dạy thêm là một ngành kinh doanh có điều kiện, nhưng cần có những quy định rất rõ ràng để hoạt động dạy thêm trong nhà trường không biến tướng thành các “trung tâm dạy thêm” trực thuộc nhà trường, loại bỏ được việc phụ huynh buộc phải "tự nguyện" viết đơn xin học thêm.
VOV.VN - Học thêm là nhu cầu có thực của học sinh, tuy nhiên, thời gian qua hoạt động dạy thêm, học thêm còn bộc lộ nhiều tiêu cực, gây bức xúc trong xã hội. Theo chuyên gia, việc quy định dạy thêm là một ngành kinh doanh có điều kiện là cần thiết, giúp quản lý tốt hơn hoạt động này, song cũng cần tính toán kỹ, có những quy định rõ ràng để tránh "bình mới rượu cũ".
VOV.VN - Nhiều người làm quản lý, chuyên gia giáo dục cũng nhìn nhận việc dạy thêm là việc làm bình thường, bởi phụ huynh, học sinh có nhu cầu và giáo viên có thể làm thêm bằng chính công việc của mình.
VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đồng tình với kiến nghị của Đại biểu Quốc hội rằng, sớm đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
VOV.VN - Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại về tình trạng dạy thêm, học thêm ngày càng phổ biến, một trong những nguyên nhân là do lương, thu nhập giáo viên chưa đủ sống.
VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM ra quy định chỉ xếp tối đa 8 tiết/ngày cho học sinh. Nhưng với nội dung kiến thức của chương trình mới cộng thêm các chương trình của nhà trường thì trung bình một tuần học sinh sẽ phải học hơn 40 tiết và học sang ngày thứ 7 cuối tuần. Tuy nhiên nhiều phụ huynh, học sinh cho rằng lịch học này quá nặng và cần cho học sinh thời gian để nghỉ ngơi.
VOV.VN -Thời gian qua, nhiều trường tiểu học, trung học đã liên kết với các đơn vị bên ngoài tổ chức lớp học liên kết... theo hình thức phụ huynh “tự nguyện” đăng ký và đóng thêm tiền. Điều đáng nói là không ít trường lại chèn các môn học được coi là “tự nguyện” này vào giờ học chính khoá, khiến học sinh gần như không có lựa chọn nào khác, buộc phải đăng ký học, gây bức xúc với phụ huynh