VOV.VN - Trong 10 tháng qua, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 646 triệu USD, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm trước.
VOV.VN - Tính đến 30/9/2021, tỷ lệ giải ngân của tỉnh Quảng Nam mới đạt hơn 52%, không thể đạt 60% như yêu cầu của Chính phủ. Dù địa phương này đang triển khai nhiều giải pháp để có thể giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2021 trong 3 tháng còn lại nhưng đây dường như là điều bất khả thi.
VOV.VN - Tỉnh Bình Định là điểm sáng về giải ngân vốn đầu tư công. Hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở Bình Định vẫn đạt hơn 65%. Những tháng cuối năm, địa phương này đặt ra mục tiêu giải ngân đạt 100%.
VOV.VN - Theo số liệu của Bộ Tài chính, 9 tháng qua, mới giải ngân được 19% vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài (ODA). Đáng chú ý, có 9/13 bộ, ngành xin trả kế hoạch vốn với tổng giá trị là 8.054 tỷ đồng – con số lớn nhất từ trước tới nay.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 262/TB-VPCP ngày 5/10/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
VOV.VN - Trong những năm qua, nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam ngày càng tăng. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong gần 2 năm qua, các nhà đầu tư mong muốn xây dựng các khu công nghiệp theo hướng tạo thành một hệ sinh thái bền vững.
VOV.VN - Theo Bộ GTVT, giai đoạn 2021-2025, ngành dự kiến khởi công 67 dự án, gồm 11 dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và 56 dự án đầu tư công.
VOV.VN - Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Nếu biện pháp chống dịch quá chặt chẽ, khó khăn, cứng nhắc sẽ gây cản trở quá trình thực hiện vốn đầu tư, kể cả doanh nghiệp vốn FDI, hay vốn trong nước.
VOV.VN - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục tăng cho thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư vào môi trường đầu tư trong nước, và những khó khăn dịch bệnh trước mắt chỉ là tạm thời.
VOV.VN - Quy hoạch điện trước đây đã không dự báo đúng sự phát triển của năng lượng tái tạo, dẫn tới sự bị động và không đồng bộ giữa chính sách với thị trường, quy hoạch nguồn và lưới gây ra những bất cập như hiện nay.