200 năm truyện cổ Grim-di sản văn hóa thế giới

(VOV) - Ảnh hưởng của Truyện cổ Grim rất sâu rộng, được coi là một trong các nền tảng của văn hóa hiện đại phương Tây.

Công chúa Lọ Lem, Nàng Bạch tuyết và Cô bé Quàng Khăn đỏ đều là những tác phẩm gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều trẻ em trên khắp thế giới. 200 năm đã qua kể từ khi truyện cổ Grim lần đầu tiên được xuất bản (20/12/1812) và thật khó tưởng tưởng tới nay đã có bao nhiêu thế hệ trẻ em gắn bó với những câu chuyện tuyệt vời như thế này.

Truyện cổ Grim (hay còn gọi là “Truyện kể gia đình cho trẻ em”) là một tuyển tập 86 câu truyện cổ tích tiếng Đức lần đầu tiên được Anh em nhà Grim xuất bản năm 1812. Ảnh hưởng của Truyện cổ Grim rất sâu rộng, được coi là một trong các nền tảng của văn hóa hiện đại phương Tây.

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận Truyện cổ Grim là di sản văn hóa thế giới. Từng được dịch ra 160 thứ tiếng, Truyện cổ Grim không chỉ được coi là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ hoạt động trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như hội họa, âm nhạc và điện ảnh, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn của rất nhiều thế hệ nhiều trẻ em trên khắp thế giới.

 
Nhân vật cổ tích Lọ Lem (ảnh: fanpop)

 Bà Annemarie Reichel, một người dân Đức cho biết: “Tuổi thơ của tôi gắn liền với những câu truyện cổ Grim. Khi có con tôi đã kể cho chúng nghe và giờ là cháu tôi.”

Hai anh em Jacob Grim và Wilhelm Grim sinh ra ở một thị trấn ở miền Trung nước Đức và đã dành rất nhiều năm để sưu tập các truyện kể dân gian của đất nước. Ngôi nhà của họ giờ đã trở thành một viện bảo tàng.

Ông Bernhard Lauer, Giám đốc Viện bảo tàng Anh em nhà Grim cho biết: “Truyện cổ tích Grim là cuốn sách phổ biến nhất và điển hình nhất trong lịch sử nước Đức. Jacob Grim và Wilhelm Grim đã có công giới thiệu văn hóa và lịch sử nước Đức ra thế giới. Vì thế họ xứng đáng được tôn vinh là những Đại sứ văn hóa Đức trên thế giới.”

Tại Đức, các buổi lễ kỷ niệm lần thứ 200 ngày truyện cổ Grim lần đầu tiên được xuất bản sẽ kéo dài đến tháng 9 năm nay. Đặc biệt, tại ngôi làng Kassel, nơi các tác giả dành nhiều thời gian để sưu tầm những truyện kể dân gian, sẽ là nơi diễn ra lễ hội chính mang tên Grim 2013, một festival văn hóa với nhiều sự kiện như nhạc kịch, đọc truyện và triển lãm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

UNESCO chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
UNESCO chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

(VOV) - Lúc 18h09 (giờ VN, 6/12), UNESCO đã công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

UNESCO chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

UNESCO chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

(VOV) - Lúc 18h09 (giờ VN, 6/12), UNESCO đã công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

UNESCO tổ chức Hội nghị về quyền đến trường của bé gái
UNESCO tổ chức Hội nghị về quyền đến trường của bé gái

(VOV) -Hội nghị diễn ra 2 tháng sau vụ Taliban tấn công Malala Yousafzai, một học sinh hoạt động vì quyền đến trường của bé gái

UNESCO tổ chức Hội nghị về quyền đến trường của bé gái

UNESCO tổ chức Hội nghị về quyền đến trường của bé gái

(VOV) -Hội nghị diễn ra 2 tháng sau vụ Taliban tấn công Malala Yousafzai, một học sinh hoạt động vì quyền đến trường của bé gái