Bảo tồn và phát huy Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

VOV.VN - Trải qua hàng nghìn năm, Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng vẫn góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí của dân tộc ta.

Từ bao đời nay, Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ con cháu với công đức của Tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Bá Khiêm - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ về nội dung này.

Ông Phạm Bá Khiêm

PV: Thưa ông! Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản kết tinh từ tầng sâu văn hóa tâm linh người Việt. Tỉnh Phú Thọ có kế hoạch tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng như thế nào cho phù hợp với tầm vóc và sự linh thiêng của ngày Giỗ tổ?

Ông Phạm Bá Khiêm: Cả nước hiện nay có hơn 1.400 di tích, nhưng Đền Hùng vẫn là di tích trung tâm, trở thành tâm điểm để bảo tồn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nhà nước đã liên tục có văn bản, thể chế, sắc phong, quy định cụ thể để cả nước cùng với Phú Thọ tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương.

Tại Phú Thọ, nhiều năm nay chúng tôi đã tổ chức các hội thảo cùng với Bộ VH-TT&DL về nghi thức, trang phục, nhạc lễ, chúc văn, diễn văn… rồi xây dựng, tôn tạo Khu di tích Đền Hùng, mở rộng các hoạt động lễ hội trong khu vực Đền Hùng, TP.Việt Trì, cũng như các di tích khác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Chúng tôi nghĩ rằng, nếu nhân dân và Nhà nước cùng đồng lòng thì Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, cũng như Hát Xoan Phú Thọ và các di sản khác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ sẽ được gìn giữ, bảo tồn và phát triển.

PV: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESSCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo ông, để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản trong đời sống văn hóa cộng đồng, chúng ta cần hướng tới những công việc trọng tâm nào?

Ông Phạm Bá Khiêm: Chúng tôi đang tập trung thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia. Việc UNESCO vinh danh khẳng định vững chắc một điều rằng, dân tộc này có cội có nguồn, có gốc rễ. Chúng ta là thế hệ con cháu thì phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy di sản đó.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là điểm quy tụ tâm linh của người Việt, hướng người Việt về nguồn gốc chung, để tạo nên sự đoàn kết, sự gắn bó của dân tộc. Trong suốt lịch sử VN, sự gắn bó, đoàn kết đó, sự qui tụ đó luôn luôn là sức mạnh. Trong hiện tại và tương lai vận mệnh của dân tộc VN trong phát triển kinh tế, cũng như sự bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, càng cần đến sức mạnh sự qui tụ đó.

(GS-TS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia)

Trước hết là tuyên truyền để nâng cao nhận thức của nhân dân, để làm mọi người có ý thức về cội nguồn dân tộc, tự hào là con Lạc, cháu Hồng. Khi có ý thức tự hào, tự tôn dân tộc thì chúng ta sẽ có trách nhiệm với việc tham gia thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đó sẽ trở thành điểm tựa để gắn kết tinh thần đoàn kết của dân tộc, để vượt qua mọi khó khăn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

PV: Tỉnh Phú Thọ có cách thức như thế nào để tuyên truyền, quảng bá về nghi lễ thờ cúng Hùng Vương với đông đảo người dân trong tỉnh, cũng như đồng bào đến với đất Tổ trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương?

Ông Phạm Bá Khiêm: Trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII cũng nêu rõ chúng ta phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ở đây, trong các nghi thức tổ chức lễ hội, hoặc là bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể, điều quan trọng là phải được cộng đồng chấp nhận. Khi cộng đồng chấp nhận rồi thì nhân dân sẽ có trách nhiệm nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy nó.

Đối với các di sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đang tập trung vào các việc sau: một là tiếp tục giáo dục nhận thức cho nhân dân hiểu biết hơn về di tích, yêu quí hơn về di sản và có trách nhiệm hơn với di sản. Thứ hai là tăng cường nguồn lực đầu tư, kể cả nguồn lực Nhà nước và nguồn lực xã hội hóa để tu bổ, tôn tạo, khôi phục các di tích liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Thứ ba là kết hợp với Sở VH-TT&DL, Sở Giáo dục - Đào tạo và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để đưa bổ sung một số nội dung: du khảo và trải nghiệm vào chương trình "Trường học thân thiện và học sinh tích cực".

Một điểm nữa, chúng tôi sẽ biên tập để tuyên truyền thành những ấn phẩm văn hóa, xuất bản, phối hợp với các cơ quan tuyên truyền để làm tốt công tác này.

PV: Một trong những mục tiêu của việc thực hành thờ cúng Hùng Vương là sao cho tín ngưỡng này trở thành nét sinh hoạt tự nhiên của từng thành viên trong cộng đồng, nhất là những người trẻ. Trong thời gian qua, Phú Thọ đã tiến hành công việc này như thế nào?

Ông Phạm Bá Khiêm: Chúng tôi đã cùng với ngành giáo dục và tỉnh đoàn thanh niên đưa ra các mô hình giáo dục thanh niên và học sinh các cấp. Điều quan trọng là phải giáo dục và dạy lịch sử trong môn học, để các em nhận thức được niềm tự hào dân tộc, tự hào chúng ta là một dân tộc có cội nguồn, có tổ tiên và xác định được trách nhiệm của mình đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản này.

Liên hoan hát Xoan tại TP Việt Trì

Chúng tôi thường xuyên tổ chức cho học sinh đến tham quan bảo tàng, coi bảo tàng là một thiết chế giáo dục ngoài trường học để các em hiểu hơn lịch sử của địa phương. Mỗi một trường học đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử.

Riêng về Hát Xoan, hiện nay chúng tôi đưa vào đến tận trường học theo chương trình giáo dục. Hàng năm, chúng tôi tổ chức các liên hoan hát Xoan theo từng đối tượng khác nhau. Năm ngoái, chúng tôi tổ chức Liên hoan hát Xoan trong trường học của TP Việt Trì. Năm chúng tôi tổ chức Liên hoan hát Xoan cho đối tượng thanh thiếu nhi trong độ tuổi từ 5 đến dưới 18 tuổi ở các phường Xoan gốc. Đây là các lớp nghệ nhân kế cận ở các phường Xoan.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Nhà Phú Thọ học” kết nối văn hóa đất Tổ Hùng Vương
“Nhà Phú Thọ học” kết nối văn hóa đất Tổ Hùng Vương

(VOV) - Ông được gọi là "nhà Phú Thọ học" bởi những công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử văn hóa thời đại Hùng Vương.

“Nhà Phú Thọ học” kết nối văn hóa đất Tổ Hùng Vương

“Nhà Phú Thọ học” kết nối văn hóa đất Tổ Hùng Vương

(VOV) - Ông được gọi là "nhà Phú Thọ học" bởi những công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử văn hóa thời đại Hùng Vương.

Lễ dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương
Lễ dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương

VOV.VN - Buổi lễ diễn ra với nhiều nghi lễ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đặc trưng của người dân Nam bộ.

Lễ dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương

Lễ dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương

VOV.VN - Buổi lễ diễn ra với nhiều nghi lễ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đặc trưng của người dân Nam bộ.

Rộn ràng lễ hội đường phố “Đất Tổ Hùng Vương hội tụ”
Rộn ràng lễ hội đường phố “Đất Tổ Hùng Vương hội tụ”

(VOV)  - Đây là một trong số rất nhiều hoạt động phong phú trong phần hội của “Giỗ Tổ Hùng Vương  - Lễ hội đền Hùng 2013”.

Rộn ràng lễ hội đường phố “Đất Tổ Hùng Vương hội tụ”

Rộn ràng lễ hội đường phố “Đất Tổ Hùng Vương hội tụ”

(VOV)  - Đây là một trong số rất nhiều hoạt động phong phú trong phần hội của “Giỗ Tổ Hùng Vương  - Lễ hội đền Hùng 2013”.

Đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương"
Đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương"

(VOV) - Đây là lần đầu tiên thế giới công nhận một tín ngưỡng của một dân tộc là di sản văn hóa phi vật thể

Đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương"

Đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương"

(VOV) - Đây là lần đầu tiên thế giới công nhận một tín ngưỡng của một dân tộc là di sản văn hóa phi vật thể

Giá trị nhân văn của Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương
Giá trị nhân văn của Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương

(VOV) - Hiện nay, trong toàn quốc có 1.417 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương.

Giá trị nhân văn của Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương

Giá trị nhân văn của Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương

(VOV) - Hiện nay, trong toàn quốc có 1.417 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương.

Hát Ghẹo trên đất Tổ Hùng Vương
Hát Ghẹo trên đất Tổ Hùng Vương

VOV.VN - Vùng đất Tổ Hùng Vương xưa còn có hát Ghẹo, nó luôn song hành với hát Xoan bao đời nay.

Hát Ghẹo trên đất Tổ Hùng Vương

Hát Ghẹo trên đất Tổ Hùng Vương

VOV.VN - Vùng đất Tổ Hùng Vương xưa còn có hát Ghẹo, nó luôn song hành với hát Xoan bao đời nay.

Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng
Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

VOV.VN -Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động thường niên, tỉnh sẽ tổ chức theo hướng tạo cho người dân tham gia nhiều hơn vào lễ hội.

Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

VOV.VN -Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động thường niên, tỉnh sẽ tổ chức theo hướng tạo cho người dân tham gia nhiều hơn vào lễ hội.