Cả nước có gần 72.000 làng và tổ dân phố văn hóa

VOV.VN - Đến nay, cả nước có gần 72.000 làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa tiêu biểu, đạt tỷ lệ 60,94%.

Hội nghị toàn quốc khu vực phía Bắc “Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24/1998/TTg về xây dựng hương ước, qui ước ở các làng, thôn, ấp, bản, xóm, cụm dân cư” đã khai mạc chiều 18/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.

Hội nghị diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” kéo dài từ 18-24/11.

Hương ước là văn bản qui phạm xã hội trong đó qui định các qui tắc ứng xử chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.


Ảnh: Mỹ Trà

Sau 15 năm thực hiện, việc tự giác chấp hành hương ước ngày càng phát triển sâu rộng, đạt nhiều thành tựu góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Đại đa số các làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa đều thực hiện đầy đủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn ấp cụm dân cư. Đến nay, cả nước có gần 72.000 làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa tiêu biểu, đạt tỷ lệ 60,94%.

Tuy nhiên, ở một số địa phương việc xây dựng và thực hiện hương ước chưa đồng bộ, chưa thực sự dân chủ, thiếu thống nhất về thể thức và thủ tục. Việc xây dựng hương ước còn cứng nhắc, sao chép từ trên xuống dưới, không mang bản sắc riêng của từng địa phương, khu dân cư. Tại hội nghị, đại biểu Nguyễn Ngọc Chiến - Trưởng phòng nếp sống văn hóa gia đình, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu kiến nghị việc ban hành hương ước, quy ước cần giao lại cho chính người dân bản địa.

“Có thể giao trực tiếp văn bản đó cho thôn, bản tự thảo luận. Chỉ cần cấp cao nhất là cấp xã kí ban hành quy ước, hương ước thôi chứ không cần phải đến cấp huyện. Một phòng tư pháp của huyện chỉ có 3 người thôi. Người ta đọc cả năm mới hết được văn bản hương ước của mấy chục xã. Cho nên sẽ không hiệu quả ở việc bắt buộc phòng tư pháp trình và thẩm định, đọc để soát xem có vi phạm hiến pháp và pháp luật hay không cũng đủ rất mệt cho cán bộ phòng tư pháp.”, ông Chiến cho biết.

Các đại biểu tham dự hội nghị cũng tán thành phương án xây dựng hương ước phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh từng thôn, bản, vùng, miền. Việc xây dựng hương ước không nên làm hình thức, dập khuôn mà phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện đóng góp ý kiến của người dân./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam sẽ đậm đà bản sắc
Ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam sẽ đậm đà bản sắc

Cộng đồng các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam sẽ có một ngày đánh dấu ngày đại đoàn kết các dân tộc - Ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam lần đầu tiên 19/4.

Ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam sẽ đậm đà bản sắc

Ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam sẽ đậm đà bản sắc

Cộng đồng các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam sẽ có một ngày đánh dấu ngày đại đoàn kết các dân tộc - Ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam lần đầu tiên 19/4.

Tái hiện bản sắc văn hoá Tây Nguyên
Tái hiện bản sắc văn hoá Tây Nguyên

Từ 12-15/11 sẽ diễn ra Festival Cồng chiêng Quốc tế Gia Lai - Việt Nam lần thứ I năm 2009. Đây là cuộc trình diễn nghệ thuật lớn, với sự tham gia của hàng nghìn nghệ nhân, diễn viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau

Tái hiện bản sắc văn hoá Tây Nguyên

Tái hiện bản sắc văn hoá Tây Nguyên

Từ 12-15/11 sẽ diễn ra Festival Cồng chiêng Quốc tế Gia Lai - Việt Nam lần thứ I năm 2009. Đây là cuộc trình diễn nghệ thuật lớn, với sự tham gia của hàng nghìn nghệ nhân, diễn viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau

Rộn rã đêm hội cồng chiêng “Bản sắc Kon Tum”
Rộn rã đêm hội cồng chiêng “Bản sắc Kon Tum”

Điệu múa xoang, những bản cồng chiêng, các bài hát giao duyên đặc sắc của các dân tộc tỉnh Kon Tum làm nên một đêm hội tưng bừng, ấm áp.

Rộn rã đêm hội cồng chiêng “Bản sắc Kon Tum”

Rộn rã đêm hội cồng chiêng “Bản sắc Kon Tum”

Điệu múa xoang, những bản cồng chiêng, các bài hát giao duyên đặc sắc của các dân tộc tỉnh Kon Tum làm nên một đêm hội tưng bừng, ấm áp.

Xây dựng biểu tượng văn hóa là tìm lại đúng bản sắc dân tộc
Xây dựng biểu tượng văn hóa là tìm lại đúng bản sắc dân tộc

(VOV)-GS, TS Trịnh Sinh: Chúng ta phải tìm lại đúng chất của cha ông ta để áp dụng và có quyền làm khác đi nhưng phải trên cái gốc của ta.

Xây dựng biểu tượng văn hóa là tìm lại đúng bản sắc dân tộc

Xây dựng biểu tượng văn hóa là tìm lại đúng bản sắc dân tộc

(VOV)-GS, TS Trịnh Sinh: Chúng ta phải tìm lại đúng chất của cha ông ta để áp dụng và có quyền làm khác đi nhưng phải trên cái gốc của ta.

Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá bản sắc Kinh Bắc
Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá bản sắc Kinh Bắc

Ngày 6/1, tại tỉnh Bắc Ninh, Ban vận động thành lập Hội Di sản văn hoá Bắc Ninh tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2009 - 2013

Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá bản sắc Kinh Bắc

Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá bản sắc Kinh Bắc

Ngày 6/1, tại tỉnh Bắc Ninh, Ban vận động thành lập Hội Di sản văn hoá Bắc Ninh tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2009 - 2013

Năm 2015 sẽ ban hành "hương ước" Hà Nội
Năm 2015 sẽ ban hành "hương ước" Hà Nội

Việc đưa bộ “hệ thống Quy tắc ứng xử” của người Hà Nội sẽ giúp “đào thải” những “thảm họa ứng xử”...

Năm 2015 sẽ ban hành "hương ước" Hà Nội

Năm 2015 sẽ ban hành "hương ước" Hà Nội

Việc đưa bộ “hệ thống Quy tắc ứng xử” của người Hà Nội sẽ giúp “đào thải” những “thảm họa ứng xử”...

Tuần lễ tôn vinh bản sắc văn hóa hai miền Nam- Bắc
Tuần lễ tôn vinh bản sắc văn hóa hai miền Nam- Bắc

VOV.VN -Chương trình diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 18 - 24/11 tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Tuần lễ tôn vinh bản sắc văn hóa hai miền Nam- Bắc

Tuần lễ tôn vinh bản sắc văn hóa hai miền Nam- Bắc

VOV.VN -Chương trình diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 18 - 24/11 tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.