Các nghệ sỹ dân gian tiếc thương nghệ nhân Hà Thị Cầu

(VOV) - Sự ra đi của nghệ nhân Hà Thị Cầu là mất mát lớn của nền âm nhạc dân tộc truyền thống nói chung và nghệ thuật hát Xẩm nói riêng.

Trên hương án có đàn Nhị - nhạc cụ gắn bó suốt cuộc đời nghệ nhân - NSƯT Hà Thị Cầu (ảnh: Mai Văn Lạng)

Hôm nay, lễ tang và lễ viếng nghệ nhân – NSƯT Hà Thị Cầu (tên thật là Hà Thị Năm) đã được tổ chức trang trọng tại căn nhà nhỏ của bà ở xóm Phú Mỹ (xã Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình).

Đông đảo các nghệ sỹ văn nghệ dân gian, các Nhà hát, đoàn nghệ thuật ở phía bắc như: Nhà hát Chèo Hà Nội, Trung tâm phát triển nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam, Nhà hát Chèo Ninh Bình...đã về viếng. Ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng gửi vòng hoa viếng nghệ nhân - NSƯT Hà Thị Cầu.

Lễ an táng nghệ nhân - NSƯT Hà Thị Cầu sẽ được cử hành vào lúc 9g30 sáng 5/3 tại nghĩa trang Đầm Thuần (xã Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình).


NSƯT Thúy Mùi - Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội viếng nghệ nhân Hà Thị Cầu (ảnh: Mai Văn Lạng)

Được tin nghệ nhân - NSƯT Hà Thị Cầu đã về với tổ tiên, các nghệ sỹ trong giới văn nghệ dân gian và đông đảo công chúng bày tỏ niềm tiếc thương với bà - một "báu vật dân gian" độc đáo của nghệ thuật hát Xẩm.

NSND Xuân Hoạch không được học nghệ nhân Hà Thị Cầu ngày nào, thế nhưng ông lại là người tiếp thu được tinh thần của xẩm qua giọng hát của bà. “50 năm nữa liệu chúng ta có được một chất giọng như bà hay không, dù chúng ta có đào tạo? Có những người cũng bảo học bà Cầu, nhận làm con bà Cầu nhưng thử hát một câu như bà Cầu hát cũng khó. Thật lòng, nghe tin bà ra đi, tôi gần như mất đi người mẹ, người mẹ không đẻ ra mình nhưng là người mẹ của nghệ thuật hát Xẩm” - NSND Xuân Hoạch chia sẻ.

Đạo diễn Lương Đình Dũng, tác giả bộ phim tài liệu “Xẩm đỏ” về cuộc đời nghệ nhân Hà Thị Cầu cho biết với anh, Xẩm bà Cầu là một giá trị xuyên thời gian, xuyên qua những binh biến, loạn lạc của thời cuộc, xuyên qua những bất hạnh và nghèo đói của cuộc đời. 35 phút của bộ phim không thể nào nói hết được cuộc đời bà cũng như giá trị của nghệ thuật hát xẩm mà cả đời bà gắn bó. Thế nhưng, hơn một năm tìm kiếm tư liệu và gắn bó với bà, đạo diễn Lương Đình Dũng đã nhiều lần được nghe và ngẫm những bài xẩm qua tiếng hát của nghệ nhân Hà Thị Cầu. Anh đã nhận ra rằng nỗi niềm từ những câu hát của bà cũng chính là từ sự chứng kiến bao đổi thay thời cuộc, được bộc bạch một cách kín đáo nhờ âm nhạc truyền thống.
 
Nhạc sỹ Nguyễn Quang Long (ngoài cùng, bên trái), ca sỹ Trà Ngọc Hằng về thăm nghệ nhân Hà Thị Cầu khi bà đổ bệnh những ngày cuối năm Nhâm Thìn 2012 (ảnh: Nghĩa Lương)

Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long cũng chia sẻ nghệ nhân Hà Thị Cầu là một pho sử sống về nghệ thuật hát xẩm, được ca tụng như "báu vật nhân văn sống". Cuộc đời bà như một con tằm đã xong kiếp nhả tơ. Không ruộng vườn, không lương hưu, vẫn nghèo khổ như thuở ôm con đi hát rong khắp mọi miền, bà sống dựa vào tình thương yêu, sự giúp đỡ của những người yêu mến giọng hát của bà".

Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa - người học trò khá thân thiết và gắn bó với nghệ nhân Hà Thị Cầu từ nhiều năm nay cũng cũng không giấu nổi niềm thương xót và tiếc nuối khi hay tin bà Cầu đã ra đi: “Cái hay ở bà còn thể hiện ở những góc nhỏ của cuộc đời. Bà có cuộc sống khốn khó nhưng bao năm gắn bó với bà, chưa bao giờ tôi thấy bà kêu ca đòi hỏi, có chăng chúng tôi tìm hiểu tận nơi thì mới biết được”./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Xẩm đỏ” - 35 phút về cuộc đời nghệ nhân Hà Thị Cầu
“Xẩm đỏ” - 35 phút về cuộc đời nghệ nhân Hà Thị Cầu

Hoàn thành sau 2 năm bấm máy, bộ phim tài liệu “Xẩm đỏ” sẽ ra mắt khán giả vào ngày 18/8 tới đây.  

“Xẩm đỏ” - 35 phút về cuộc đời nghệ nhân Hà Thị Cầu

“Xẩm đỏ” - 35 phút về cuộc đời nghệ nhân Hà Thị Cầu

Hoàn thành sau 2 năm bấm máy, bộ phim tài liệu “Xẩm đỏ” sẽ ra mắt khán giả vào ngày 18/8 tới đây.  

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu ốm nặng
Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu ốm nặng

Nghệ nhân Hà Thị Cầu ốm đã mấy tuần nay. Thật buồn, bu ốm không giống mọi lần.

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu ốm nặng

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu ốm nặng

Nghệ nhân Hà Thị Cầu ốm đã mấy tuần nay. Thật buồn, bu ốm không giống mọi lần.

Nhớ lần đầu thu thanh giọng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu
Nhớ lần đầu thu thanh giọng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu

(VOV) - Bà Hà Thị Cầu là người đầu tiên hát xẩm trong chương trình “Dân ca và nhạc cổ truyền” trên làn sóng phát thanh quốc gia.

Nhớ lần đầu thu thanh giọng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu

Nhớ lần đầu thu thanh giọng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu

(VOV) - Bà Hà Thị Cầu là người đầu tiên hát xẩm trong chương trình “Dân ca và nhạc cổ truyền” trên làn sóng phát thanh quốc gia.

Nghệ nhân Hà Thị Cầu và lần cuối cùng trẩy kinh
Nghệ nhân Hà Thị Cầu và lần cuối cùng trẩy kinh

Tối 4/1, chương trình Xẩm Hà Nội do Trung tâm Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc tổ chức diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nghệ nhân Hà Thị Cầu và lần cuối cùng trẩy kinh

Nghệ nhân Hà Thị Cầu và lần cuối cùng trẩy kinh

Tối 4/1, chương trình Xẩm Hà Nội do Trung tâm Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc tổ chức diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời
Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời

(VOV) - Sau thời gian ốm kéo dài, Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã tạ thế lúc 12h30 trưa nay (3/3) tại nhà riêng.

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời

(VOV) - Sau thời gian ốm kéo dài, Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã tạ thế lúc 12h30 trưa nay (3/3) tại nhà riêng.

Nghệ nhân Hà Thị Cầu - một "báu vật dân gian" độc đáo
Nghệ nhân Hà Thị Cầu - một "báu vật dân gian" độc đáo

(VOV) - Lối hát nhẩn nha, tiếng nhị réo rắt, lời ca mộc mạc, cuộc đời nhiều truân chuyên, vất vả... bà Hà Thị Cầu vẫn một lòng theo Đảng.

Nghệ nhân Hà Thị Cầu - một "báu vật dân gian" độc đáo

Nghệ nhân Hà Thị Cầu - một "báu vật dân gian" độc đáo

(VOV) - Lối hát nhẩn nha, tiếng nhị réo rắt, lời ca mộc mạc, cuộc đời nhiều truân chuyên, vất vả... bà Hà Thị Cầu vẫn một lòng theo Đảng.