Đại gia đình các dân tộc Việt Nam đón mùa xuân mới

VOV.VN - Mỗi dân tộc có một phong tục khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới một ý nghĩa tốt đẹp là cầu mong năm mới được ấm no.

Một số dân tộc ở miền núi, vùng cao phía Bắc thờ linh vật (con vật có ý nghĩa linh thiêng với dân tộc mình). Ví như người Tày - Nùng thờ chó. Người Dao Tiền thờ chuột. Còn người Mông thì thờ con gà. Vào ngày tết, việc thờ cúng linh vật được tiến hành cẩn trọng hơn.


Nghe nội dung phóng sự tại đây 

Từ mấy ngày nay, gia đình ông Hoàng Tuấn Cư, người Tày, ở Lạng Sơn tất bật dọn nhà cửa cho sạch sẽ, gọn gàng. Phía trước nhà, nơi thờ chó đá, ông dành cả tiếng đồng hồ tỉ mẩn lau chùi. Chỉ lát nữa thôi, chó đá linh thiêng của gia đình ông sẽ được tắm nước lá thơm và được mặc áo mới, chuẩn bị đón tết.

Ông Cư kể rằng: “Đun nước sôi, cho lá bưởi, lá đào, đun sôi lên, đun 1 miếng gang thật đỏ để xông bàn thờ trước, sau đó là cả gia đình lấy nước đó rửa mặt cho mình, đồng thời mang đi rửa cho con chó, làm cho sạch hết cái bụi trần trong 1 năm qua. Dán giấy đỏ vào con chó để lấy may mắn và trừ tà ma”.

Nhiều người Tày - Nùng không biết rõ chó đá ở cửa nhà mình từ bao giờ. Một vài bậc cao niên khẳng định: đã mấy trăm năm. Có chó đá canh cửa, đồng bào tin rằng, không tà ma, kẻ xấu  nào dám rình rập. Ngày rằm, mùng 1, sau khi thắp hương cúng vái tổ tiên, bao giờ bà con cũng dành 3 nén hương cho chó đá. Còn ngày tết, sau khi tắm nước lá, chó đá được dán tấm giấy đỏ trên lưng. Đồng bào giải thích rằng: cả năm chó đá vất vả canh nhà, tết đến được chủ nhà thưởng cho áo mới. Việc làm này, nghĩa tiếng Tày là “quá hồng”, nghĩa là “mừng tuổi”

Người Dao Tiền ở bản Bương, Tân Pheo, Đà Bắc (Hòa Bình) có tục cúng chuột vào ngày tết. Tết Nguyên đán của người Dao Tiền, ngoài gà, lợn, không thể thiếu món thịt chuột. Nhà nào không đi bắt được chuột rừng về làm lễ phải đi mua, nếu không mua, bà con quan niệm năm đó sẽ chẳng được tổ tiên phù hộ, làm ăn gặp toàn chuyện thất bát.

Theo tục lệ, vào đêm giao thừa, hai con chuột sấy khô được gia chủ người Dao Tiền ở đây trịnh trọng bày lên bàn thờ. Đúng thời khắc chuyển giao năm cũ - năm mới, chủ gia đình (thường là đàn ông) sẽ cúng người đã khuất và các ma làng, mời tất cả về cùng ăn món thịt chuột trong những ngày Tết.

Theo người dân ở đây, không loại thịt nào có thể thay thế được thịt chuột để cúng trong đêm giao thừa. Các ma làng và những người đã khuất chỉ chấp nhận loại đặc sản truyền thống này.

Chuột rừng năm xưa giúp người Dao Tiền ở bản Bương sống sót sau những trận đói giữa rừng. Nay, đời sống khá giả, gà lợn đủ đầy, bà con không quên vị ân nhân của mình. Đầu năm mới, mỗi nhà phải nộp một con chuột, một chai rượu và một cái bánh chưng để tế lễ cúng thần làng. Vào đêm giao thừa, nhà nào nhà nấy tự cúng thần chuột, nhưng sang ngày mùng 2 tết, thầy mo bản phải đến miếu cúng thần chuột, cầu xin một mùa màng bội thu cho dân bản.

Với người Mông, gà trống là con vật thiêng. Bà con coi gà trống như cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, là con vật chỉ đường, dẫn lối khi họ về với thế giới tổ tiên.

Coi gà trống là con vật quan trọng không chỉ báo hiệu điều lành, dữ, đối với đồng bào Mông, nó còn là con vật để đoán định tương lai. Theo tiến sĩ Trần Thị Thu Thủy (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), người chuyên nghiên cứu về văn hóa của dân tộc Mông, vào dịp Tết, bao giờ người Mông cũng bắt một con gà trống có bộ lông màu đỏ đẹp, đặt cúng trước bàn thờ, sau đó đem cắt tiết, rồi thả trong nhà. Họ sẽ quan sát xem đầu của con gà quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy có phát đạt hay không: “Nếu lúc giẫy chết, con gà quay đầu về bức tường là nơi thờ ma nhà, hoặc phía buồng chủ nhà, năm đó gia đình sẽ làm ăn phát đạt. Nhưng nếu con gà mà quay ra cửa, năm đó, gia đình sẽ gặp khó khăn và hao tốn tiền của. Gặp trường hợp đấy, chủ nhà phải bắt con gà khác cúng lại. Nếu vẫn có biểu hiện như trước vẫn phải cúng thêm lần nữa để hóa giải. Nếu cúng thêm lần nữa mà có kết quả như thế họ phải mời thầy cúng đến để giải.

Chiều 30 tết, người Mông mổ gà cúng thần linh và tổ tiên, lấy lông gà buộc thành nhúm rồi nhúng vào tiết gà, dán lên bàn thờ. Mỗi năm, vào dịp Tết, lông gà trên bàn thờ lại được thay một lần. Họ tin rằng, điều đó sẽ mang may mắn đến với gia đình mình trong năm mới.

Không còn bao lâu nữa, thời khắc giao thừa sẽ đến. Người Lô Lô bảo nhau lắng nghe tiếng gà gáy; người Cao Lan, người Tày đi lấy nước cầu may; người Mông gọi hồn vía các con vật về với gia đình; người Tày-Nùng xông bàn thờ tổ tiên bằng nước lá bưởi… Phong tục đón tết của mỗi dân tộc có nét độc đáo riêng..

Người Pà Thẻn ở Hà Giang và Tuyên Quang có tục đóng cửa, cài then đón giao thừa. Đêm ba mươi Tết, cửa ra vào, cửa sổ, cửa hậu, cửa ngách, ô thoáng đều phải che, đóng kín. Sau khi đóng kín mọi ô cửa, gia chủ lấy bát nước trên bàn thờ xuống lau chùi, cọ rửa và thay nước mới. Lúc đó, nghi thức cúng giao thừa mới được bắt đầu.

Cũng trong đêm giao thừa, người Pà Thẻn bí mật nấu một nồi cháo gà để cả gia đình cùng ăn. Ăn cháo xong, gia chủ mới làm lễ xin nước mới vào bát nước thờ. Việc làm này giữ bí mật trong nhà, không lộ ra ngoài. Theo tín ngưỡng của bà con, nếu lộ ra thì trong năm mới gia đình làm ăn vất vả, con cái ốm đau bệnh tật.

Người Pu Péo miền rẻo cao Hà Giang có tục lệ đón năm mới rất lạ. Tối ngày 29 tết, bà con Pù Péo gói bánh chưng đen cúng tiễn năm cũ. Vẫn là lá dong, gạo nếp, nhân đỗ, nhưng gạo được nhuộm màu đen của nước lá cây rừng, nhân bánh được làm bằng đậu đen hoặc vừng đen. Bánh chín trong đêm, sáng sớm 30 tết, lúc tinh mơ gà gáy, sẽ được sử dụng để cúng tiễn năm cũ. Bà con Pu Péo tin rằng như vậy sẽ khép lại những đen đúa, rủi ro của năm cũ. Đêm 30 tết, bà con nô nức gói bánh chưng trắng gồm: nếp trắng, nhân đậu xanh đãi vỏ vàng ươm hoặc nhân đậu trắng. Bánh được luộc trong đêm, vớt ra lúc gà gáy sáng để cúng tổ tiên đón năm mới. Bà con tin rằng: với bánh chưng trắng thành kính dâng cúng, tổ tiên sẽ mang lại cho họ điều may mắn phúc lộc của cả năm. 

Người Lô Lô ở miền biên giới Hà Giang làm bữa cúng tất niên vào chiều 30, cúng sức khỏe, hồn sống cho mọi thành viên gia đình. Trong lễ cúng này, đàn ông được cúng bằng gà mái còn đàn bà cúng bằng gà trống. Các công cụ sản xuất như cuốc, xẻng, dao rựa, cày bừa, chồng trại đều được dán giấy màu vàng, màu bạc để cầu may và không được di chuyển động chạm tới trong ba ngày tết. Đêm giao thừa, cả cộng đồng Lô Lô giỏng tai, sốt ruột chờ đợi giếng gà đầu tiên gáy sáng. Bất kể lúc nào, dù sớm hay muộn, hễ tiếng gà gáy đầu tiên trong đêm giao thừa vang lên, đó chính là thời khắc thiêng liêng đón tết của bản. Lúc đó, chủ nhà thắp hương cúng năm mới, cử người gánh nước cầu may, cử người đánh thức các con vật nuôi dậy cùng con người đón tết.

Người Mông ở Trạm Tấu (Yên Bái) cũng duy trì phong tục đánh thức vật nuôi dậy đón tết. Anh Lầu A Sa ở xã Trạm Tấu kể: “Lúc giao thừa, người đàn ông chủ gia đình dậy, ra trước cửa nhà và gọi những con súc vật mình nuôi, như: con trâu, con chó, con lợn, con gà. Gọi tất cả hồn vía của những con vật đó về với gia đình mình. Chẳng hạn: con gà gọi: u, cu cu cu…. Hoặc là gọi con chó để nó vào lấy may năm mới là: âu âu âu…  Sau đó thắp hương cúng tổ tiên. Rồi gọi tất cả các thành viên khác trong gia đình nhà mình thức dậy để cùng ăn một bữa cơm đầu tiên của năm mới. Người đàn ông lúc đó là chủ nhà bao giờ cũng là người đầu tiên làm tất cả những công việc từ bếp núc, từ mổ gà cúng, thắp hương.

Anh Sa bảo: hồi còn nhỏ, anh thấy bố mình dậy sớm nhất nhà, lụi cụi làm mâm cơm cúng, sau đó gọi cả nhà dậy ăn. Có lần biết bố dậy, anh muốn dậy theo, nhưng sợ phạm phong tục, cứ nằm trong chăn chờ bố gọi. Khi ăn, bố anh dặn: bữa cơm đầu tiên của năm mới, người Mông mình ăn xong mới được uống nước. Vừa ăn vừa uống, hay chan canh vào bát, năm đó rất dễ bị nước lũ hoành hành.

Người Mông ở Mộc Châu (Sơn La) kiêng quét nhà, kiêng giặt quần áo, kiêng đổ nước từ lúc giao thừa cho đến hết 3 ngày tết. Theo anh Vàng A Của, bản Pa Khen, thị trấn nông trường Mộc Châu, người Mông còn kiêng thêm một số thứ nữa: “Các cụ bảo ngày tết tuyệt đối không được ăn rau. Nếu ăn rau làm nương bị nhiều cỏ. Kiêng đủ 3 ngày đến lúc làm nương sẽ không có cỏ”.

Đêm giao thừa, người đàn ông chủ gia đình kính cẩn đứng trước bàn thờ: “Hôm nay là ngày hết năm, làm lễ cúng để cầu xin bảo vệ họ hàng mình, các con các cháu, nuôi lợn nuôi gà, làm ngô làm lúa được nhiều hơn, mình đi đâu cũng gặp may mắn nhiều hơn”.

Kế bên anh Vàng A Của, con trai anh làm nhiệm vụ mời ông bà tổ tiên uống rượu, ăn bánh dày, gan lợn luộc và canh nấu thịt. Cứ khấn khoảng vài phút, anh Của dừng lại một lát để con trai anh xắn miếng bánh dầy, xé miếng gan, rót một chén rượu mời tổ tiên. Thức ăn mời được cho vào đĩa, còn rượu đổ xuống nền nhà. Công việc này được thực hiện một cách chậm rãi và thành kính.

Người Dao, người Cao Lan, Khơ Mú, người Tày, Nùng… cũng có những phong tục riêng của dân tộc mình. Tôi chắc là khám phá điều này, bạn sẽ thấy thú vị.

Người Dao cư trú rải rác ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc Tổ quốc. Một nghi thức không thể thiếu của dân tộc này khi đón tết là trước giao thừa, chủ nhà đốt một bó đuốc, một tay cầm đuốc rực lửa, một tay cầm con dao sắc to bản đi từ nhà ra ngõ. Vừa đi, chủ nhà vừa khấn xua đuổi tà ma, rủi ro, vận hạn. Sau lời khấn ngoài cổng, vẫn cây đuốc cháy sáng và con dao sắc trong tay, chủ nhà quay trở vào, vừa đi vừa cầu may, cầu phúc, đón lộc theo vào. Cùng lúc đó, trẻ nhỏ trong nhà quây quần bên bếp lửa đốt những ống nứa lép tép còn tươi tạo ra tiếng nổ xua đuổi tà ma và những điều xấu xa khỏi nhà, ra khỏi đầu, cầu cho năm mới sáng dạ thông minh, trưởng thành hơn năm cũ. 

Vào thời khắc giao thừa, người Cao Lan xuất hành đi lấy nước về cúng gia tiên. Khi đi lấy nước, chủ nhà mang theo 1 thẻ hương để cầu khấn thần nước cho xin nước và phù hộ cho dân làng có đủ nước uống, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Nước sau khi cúng gia tiên, phần còn lại thường cho trẻ đang đi học uống 3 ngụm. Mỗi lần uống phải nín thở và có quyền ước lấy 1 điều. Người Cao Lan tin rằng: những ngụm nước đó sẽ làm con người thông minh sáng dạ, học giỏi, có chí phấn đấu.  

Đêm 30 tết, sau giao thừa, gia đình người Khơ Mú nào cũng mổ một con gà trống thiến để xem chân gà dự đoán những điều may rủi cho năm mới của gia đình. Người cao tuổi nhất trong nhà sẽ đảm nhiệm việc này. Sau đó, từ giao thừa cho tới khi trời sáng, các cụ già cố nghe xem con vật nào kêu trước. Người dân cho rằng sau đêm giao thừa, nếu con gà kêu trước thì năm đó sẽ mất mùa vì gà lúc nào cũng ăn. Nếu lợn hay chó kêu trước, đồng bào quan niệm năm đó sẽ được mùa và no đủ vì chó thì sang, lợn thì sung túc. Nếu năm đó con mèo kêu trước thì sẽ có nhiều chuột đến phá nương rẫy của đồng bào.

Đồng bào dân tộc Tày - Nùng có phong tục “xông hơi” để “rửa ban thờ”. Người con trai chính trong gia đình sẽ dùng một thanh sắt nung đỏ nhúng vào nồi nước nóng có chứa những loại lá thơm như lá bưởi, cam, chanh. Chị Đoàn Ngọc Minh, người Tày ở thôn Nà Cáp (xã Hòa Trung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) bảo: đã là người Tày, người Nùng không bao giờ bỏ được phong tục này. “Thời khắc giao thừa, cả nhà thắp hương và ngồi trước ban thờ. Sau đó, con cháu mới mang nồi nước lá bưởi đến để xông ban thờ và xông cả nhà. Xông lá bưởi thơm để bàn thờ của các cụ sạch bụi bẩn, để cho một năm mới thơm tho, và nó sẽ đem lại lộc mới cho gia đình. Khi xông bàn thờ rồi thì con cháu lấy nước đó rửa mặt”.

Thực hiện xong tục cúng giao thừa, đồng bào dân tộc Tày - Nùng sẽ không đi hái lộc đầu xuân như người Kinh mà họ sẽ ở nhà, chờ đến lúc 5 giờ sáng để thực hiện nghi lễ đầu tiên trong năm mới là nghi lễ “lấy nước mới”.

Người Tày khi đi lấy nước, họ không chỉ mang xô, mang chậu mà còn mang theo... cả một cái lồng gà.  Vì sao vậy?

Sáng sớm mùng 1. Không khí thiêng liêng của ngày đầu năm bao trùm vạn vật. Mọi người trong nhà vẫn say ngủ, sau khi đón mừng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Bà Lương Thị Dụ ở thôn Bản Mìn, xã Thành Hòa, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn thắp hương trên bàn thờ tổ tiên và chuẩn bị tiền vàng, 3 nén hương để đi xin nước đầu năm. Từ khi đi lấy chồng, có gia đình riêng, mấy chục năm rồi, năm nào, bà cũng làm công việc này, bởi đây là công việc bắt buộc của người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình. Ra đến bờ giếng, bà Lương Thị Dụ lặng lẽ thắp hương, đốt tiền vàng, xin những gàu nước thiêng của ngày đầu năm mới:

Lấy nước ở giếng đấy. Mình là chủ nhà, phải đi lấy từ tờ mờ, ko cho người khác thấy đâu. Đi lấy còn lấy hương đi, lấy vàng đi, thắp ở cạnh giếng, bảo: Hôm nay là mùng 1 tết, ngày tốt, ngày đẹp, xin nước về rửa mặt để mát mẻ quanh năm, xin lấy gà thiến đầy chuồng, trâu bò nhiều. Thắp hương lên tổ tiên, phù hộ cho con cháu có lộc có tài, làm gì cũng được nhiều hơn người ta.

Sau khi đã múc nước xong, bà Dụ nhặt những hòn đá ở xung quanh đó, bỏ vào lồng. Đá to là trâu, bò, các loài gia súc lớn. Đá bé là gà, vịt. Với người Tày, nguồn nước là bắt nguồn của sự sống, là điều kiện để vạn vật sinh sôi, nảy nở. Vì thế, ngày đầu năm, họ không chỉ xin nước để mong sự may mắn, an lành với gia đình mình, mà còn ra đầu nguồn nước ấy, xin gia súc, gia cầm.

Nước đầy xô; trâu bò, gà vịt đã đầy lồng; bà mới trở về. Nước thiêng đầu năm lấy về được chia làm nhiều phần. Một phần để đun nước pha trà mời khách. Phần để mọi người trong gia đình rửa mặt đầu năm. Nhưng theo ông Hoàng Mỹ Làn ở xã Thành Hòa, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, trước đó, chủ nhà phải lấy một chút nước thiêng pha với than cây đào, dâng lên ông bà tổ tiên: “Lấy về, mình có đặt cành lá đào lên trên. Hôm trước, mình đã chuẩn bị củi bằng thân cây đào, đã đốt thành than. Hôm ấy, mình sẽ cho đốt lại, thành dạng than đang cháy hồng, thả vào chậu nước. Nước ấy, dâng 1 bát con lên bàn thờ quan âm. Còn lại, mình có vẩy qua trên bàn 1 chút. Ý của cái lá đào là đã tẩy được tất cả những gì đó ko tốt, và đồng thời xác lập lại bằng nguồn nước thanh thủy này. Các cụ sẽ để rửa mặt, rửa tay, từ ngày 1 đầu năm mới để vạn sự tốt lành, trong như nước này”.

Nếu như người Kinh ở một số vùng có tục rửa mặt bằng nước cây mùi già đầu năm thì người Tày ở Lạng Sơn lại rửa mặt bằng lá đào, lá bưởi. Nước để đun lá thơm rửa mặt phải là nước thiêng vừa lấy về.

Bà Vi Lệ Cừ ở thôn Hòa Lạc, xã Năm La, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đùa rằng, các cô gái rửa mặt bằng nước thiêng đun với lá thơm sáng mùng 1 sẽ “đẹp như Tiên”: “Tôi lấy 1 xô nước nhỏ nhỏ để bắc lấy nước. Lấy lá đào, lá bưởi vào. Sáng dậy, cả gia đình cùng lấy nước đấy để rửa mặt. Rửa mặt sáng mùng 1 là "đẹp như tiên", nước sáng mùng 1 là nước tiên mà. Các cụ truyền đạt lại tôi làm theo các cụ”.

Sau buổi sáng mùng 1 tết, đi qua các giếng nước hay bờ suối ở Văn Lãng (Lạng Sơn), bạn sẽ thấy có nhiều chân nhang và tiền vàng đã đốt. Đó chính là chứng tích của tục lấy nước, xin gia súc, gia cầm đầu năm của người Tày.

Mỗi dân tộc có một phong tục, nghi lễ đón Tết khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới một ý nghĩa tốt đẹp là cầu mong năm mới được ấm no, hạnh phúc, mùa màng tốt tươi, gặp nhiều may mắn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giới thiệu phong tục Tết cổ truyền của người Hà Nội
Giới thiệu phong tục Tết cổ truyền của người Hà Nội

Sáng 27/1, tại Hà Nội, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội khai mạc các hoạt động văn hoá Tết cổ truyền ở phố cổ Hà Nội.

Giới thiệu phong tục Tết cổ truyền của người Hà Nội

Giới thiệu phong tục Tết cổ truyền của người Hà Nội

Sáng 27/1, tại Hà Nội, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội khai mạc các hoạt động văn hoá Tết cổ truyền ở phố cổ Hà Nội.

Tết Xíp xí, phong tục độc đáo của người Thái Sơn La
Tết Xíp xí, phong tục độc đáo của người Thái Sơn La

VOV.VN - Xíp xí chỉ diễn ra trong 1 ngày duy nhất, thậm chí là một bữa duy nhất vào trưa ngày 14/7 (âm lịch) hàng năm.

Tết Xíp xí, phong tục độc đáo của người Thái Sơn La

Tết Xíp xí, phong tục độc đáo của người Thái Sơn La

VOV.VN - Xíp xí chỉ diễn ra trong 1 ngày duy nhất, thậm chí là một bữa duy nhất vào trưa ngày 14/7 (âm lịch) hàng năm.

Phong tục đón năm mới của các nước trên thế giới
Phong tục đón năm mới của các nước trên thế giới

VOV.VN - Người Philippines thường ăn thức ăn, hoa quả hình tròn, mặc đồ chấm bi để mong một năm "tròn trịa", viên mãn.

Phong tục đón năm mới của các nước trên thế giới

Phong tục đón năm mới của các nước trên thế giới

VOV.VN - Người Philippines thường ăn thức ăn, hoa quả hình tròn, mặc đồ chấm bi để mong một năm "tròn trịa", viên mãn.

Người dân Thủ đô với phong tục Tết Đoan Ngọ
Người dân Thủ đô với phong tục Tết Đoan Ngọ

VOV.VN -Tại nhiều gia đình, ngày Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào chính giờ Ngọ - giữa trưa ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm.

Người dân Thủ đô với phong tục Tết Đoan Ngọ

Người dân Thủ đô với phong tục Tết Đoan Ngọ

VOV.VN -Tại nhiều gia đình, ngày Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào chính giờ Ngọ - giữa trưa ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm.

Phong tục đón Tết độc đáo của một số nước châu Âu
Phong tục đón Tết độc đáo của một số nước châu Âu

VOV.VN - Dù mỗi nước có một phong tục, nghi lễ đón tết khác nhau, song tất cả đều có một điểm chung là hướng về những mong ước tốt đẹp và may mắn.

Phong tục đón Tết độc đáo của một số nước châu Âu

Phong tục đón Tết độc đáo của một số nước châu Âu

VOV.VN - Dù mỗi nước có một phong tục, nghi lễ đón tết khác nhau, song tất cả đều có một điểm chung là hướng về những mong ước tốt đẹp và may mắn.

Tết Việt ấm áp phong tục mừng thọ đầu xuân
Tết Việt ấm áp phong tục mừng thọ đầu xuân

VOV.VN- Đầu xuân, ở các vùng quê Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, diễn ra tưng bừng, trang trọng lễ mừng thọ các bậc cao niên.

Tết Việt ấm áp phong tục mừng thọ đầu xuân

Tết Việt ấm áp phong tục mừng thọ đầu xuân

VOV.VN- Đầu xuân, ở các vùng quê Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, diễn ra tưng bừng, trang trọng lễ mừng thọ các bậc cao niên.

Thanh minh - phong tục tốt đẹp của dân tộc
Thanh minh - phong tục tốt đẹp của dân tộc

Thanh minh mang ý nghĩa tâm linh, nhắc nhở mọi người hướng về nguồn cội, về những người thân đã mất.

Thanh minh - phong tục tốt đẹp của dân tộc

Thanh minh - phong tục tốt đẹp của dân tộc

Thanh minh mang ý nghĩa tâm linh, nhắc nhở mọi người hướng về nguồn cội, về những người thân đã mất.

Hát sắc bùa - phong tục chúc Tết đặc sắc ở xã Đức Ninh
Hát sắc bùa - phong tục chúc Tết đặc sắc ở xã Đức Ninh

VOV.VN - Sắc bùa là nét văn hóa cổ truyền được bao thế hệ con cháu gìn giữ, bảo tồn và phát huy ở Đức Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Hát sắc bùa - phong tục chúc Tết đặc sắc ở xã Đức Ninh

Hát sắc bùa - phong tục chúc Tết đặc sắc ở xã Đức Ninh

VOV.VN - Sắc bùa là nét văn hóa cổ truyền được bao thế hệ con cháu gìn giữ, bảo tồn và phát huy ở Đức Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.