Dân Đường Lâm trả di sản: Câu hỏi lớn cho nhà quản lý!

(VOV) - Một lần nữa, bài toán về việc bảo tồn di sản mà vẫn đảm bảo đời sống cho người dân được đặt ra cho các nhà quản lý.

Trước thông tin người dân ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội viết đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng về việc xin trả lại danh hiệu Di tích quốc gia cho Nhà nước vì không được xây dựng, cơi nới nhà ở, sinh hoạt khó khăn, phóng viên VOV đã đi thực tế để tìm hiểu những bức xúc của người dân nơi đây.

Dịch vụ du lịch bát nháo làm hỏng cảnh quan di tích làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Thanh Tâm/Tuổi trẻ

Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội được công nhận di tích quốc gia từ năm 2005. Từ đó đến nay, những hộ dân có nhà cổ trong làng cổ Đường Lâm đã được hưởng lợi rất nhiều từ khoản kinh phí hỗ trợ hàng tháng và dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, số hộ dân thực sự có nhà cổ ở trong làng là rất ít. Phần lớn người dân ở làng không có nhà cổ trong diện bảo tồn nhưng suốt gần 10 năm qua không được xây dựng, sửa chữa, cũng không có khoản thu hay tiền hỗ trợ nào, trong khi nhân khẩu trong gia đình ngày một tăng sinh hoạt trở nên rất khó khăn, bức xúc về chỗ ở.

Bà Hà Thị Khanh ở làng Mông Phụ chia sẻ rằng từ trước khi có làng cổ dân làng sống rất bình an, không có việc gì bức xúc. Từ năm 2005 bắt đầu quy hoạch thành làng cổ thì sự bức xúc xuất hiện và ngày càng tăng lên. Người dân cảm thấy quá khổ vì làm nhà thì không được cơ nới, chỉ được xây nhà cấp bốn. Mà như nhà bà Khanh thì có tới 8 nhân khẩu, diện tích đất là 70m2. Nhà bà vừa làm thêm tầng 2 để cho con cháu ở nhưng ở được 2 tháng thì phải dỡ hết xuống tầng 1. Cả tầng 1 nhà bà chỉ có một phòng ngủ, còn đâu là nằm rải ra như “bãi chiến trường”, tối đến trải chiếu xuống đất nằm, 3 cháu thì học ở cầu thang.

Không chỉ bà Khanh mà còn rất nhiều hộ gia đình ở Đường Lâm bức xúc, khổ sở vì phải sống trong không gian lụp xụp, chật chội, muốn cơi nới làm lại phục vụ nhu cầu sống tối thiểu của mình thì bị cấm, bị cưỡng chế phá dỡ. Bà Hà Thị Tuyết ở làng Mông Phụ cho biết: “Là người dân Đường Lâm, tôi cũng nhận thấy rằng công nhận di sản văn hóa của Nhà nước là rất tốt nhưng cái tốt đó phải đem lại lợi ích cho người dân ở đây để nâng cao đời sống cho họ, tạo công ăn việc làm cho họ. Làng cổ là phải theo quy hoạch của nó, phải được công bố, công khai trước toàn dân, quy hoạch làng cổ như thế nào, quy chế của nó ra sao thì người dân cũng phải nắm được. Nhưng, người dân chúng tôi không biết quy chế đó là gì mà chỉ biết không được xây nhà 2 tầng...”.

Nhà ông Hà Văn Thể, một ngôi nhà cổ phục vụ khách du lịch ở Đường Lâm. Ảnh: Lãng Quân/Tuổi trẻ

Được công nhận di tích gần 10 năm nhưng đến nay làng cổ Đường Lâm vẫn chưa có quy hoạch chính thức, cũng chưa có quy chế chính thức nào về việc xây dựng trong khu di tích mà chỉ có quy chế tạm thời, kế hoạch giãn dân vẫn nằm trên giấy. Điều đó gây nên nhiều khó khăn cho công tác bảo tồn di tích.

“Trong quá trình thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích đang có những vấn đề bất cập nảy sinh vì Làng cổ Đường Lâm đang là một di tích sống, có 1.500 hộ dân và 6.000 người dân đang sinh sống với đầy đủ cuộc sống thường nhật hàng ngày. Không thể áp dụng làng cổ - một di tích sống như 1 cái đình, chùa hay thành cổ để bắt người dân giữ nguyên trạng. Chúng tôi đã kiến nghị với Cục Di sản, Sở VHTT&DL để có những văn bản dưới luật giúp người dân có cuộc sống sống được trong di tích” - ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm cho biết.

Bảo vệ di tích làng cổ là một việc cần thiết, thế nhưng, vấn đề quan trọng là các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của di tích không được ảnh hưởng, cản trở cuộc sống thường nhật của người dân. Những nhu cầu chính đáng và hợp lý của người dân sống trong di tích phải được quan tâm giải quyết thỏa đáng.

Điều này cần đến một kế hoạch tổng thể. Ngoài việc giữ gìn di tích, địa phương phải có chính sách giãn dân, tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện để người dân có không gian để ở, hỗ trợ cho bà con cải tạo, xây mới một cách phù hợp, giữ được yếu tố nguyên gốc của di tích.

Việc người dân Đường Lâm đồng loạt xin trả danh hiệu Di tích Quốc gia một lần nữa lại đặt ra bài toán giữa bảo tồn và phát triển cho các cơ quan quản lý để việc bảo tồn di sản đảm bảo giá trị của nó và người dân sống được với di sản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xin trả Nhà nước di tích quốc gia
Xin trả Nhà nước di tích quốc gia

78 người của gần 60 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm vừa gửi đơn xin trả lại danh hiệu (di tích quốc gia) làng cổ Đường Lâm cho Nhà nước.

Xin trả Nhà nước di tích quốc gia

Xin trả Nhà nước di tích quốc gia

78 người của gần 60 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm vừa gửi đơn xin trả lại danh hiệu (di tích quốc gia) làng cổ Đường Lâm cho Nhà nước.

Đường Lâm - Cổ Đô: Điểm đến của du lịch văn hóa cộng đồng
Đường Lâm - Cổ Đô: Điểm đến của du lịch văn hóa cộng đồng

Hiện các tour du lịch, kết nối hai điểm đến làng cổ Đường Lâm và làng Cổ Đô đang được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội xúc tiến để sớm đưa vào khai thác  

Đường Lâm - Cổ Đô: Điểm đến của du lịch văn hóa cộng đồng

Đường Lâm - Cổ Đô: Điểm đến của du lịch văn hóa cộng đồng

Hiện các tour du lịch, kết nối hai điểm đến làng cổ Đường Lâm và làng Cổ Đô đang được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội xúc tiến để sớm đưa vào khai thác  

Đến Đường Lâm
Đến Đường Lâm

Đến Đường Lâm không thấy núi rừng Con hổ con nai vờn trong truyện cổ Hàng cây xanh gọi chim làm tổ| Hai mươi mốt gò đồi san sát kề nhau.

Đến Đường Lâm

Đến Đường Lâm

Đến Đường Lâm không thấy núi rừng Con hổ con nai vờn trong truyện cổ Hàng cây xanh gọi chim làm tổ| Hai mươi mốt gò đồi san sát kề nhau.

Về Đường Lâm nghe thơ truyện
Về Đường Lâm nghe thơ truyện

Tôi đến Đường Lâm mà lại không thăm làng, thăm đình, không xem di sản... Đơn giản vì câu thơ, câu ví của bà hàng nước đã giữ chân tôi tận lúc ra về.

Về Đường Lâm nghe thơ truyện

Về Đường Lâm nghe thơ truyện

Tôi đến Đường Lâm mà lại không thăm làng, thăm đình, không xem di sản... Đơn giản vì câu thơ, câu ví của bà hàng nước đã giữ chân tôi tận lúc ra về.

Ủng hộ đề cử Đường Lâm vào di sản văn hóa thế giới
Ủng hộ đề cử Đường Lâm vào di sản văn hóa thế giới

(VOV) -Đó là ý kiến của GS Tomoda, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Văn hóa Quốc tế trong buổi hội thảo về làng Đường Lâm tại Nhật Bản.

Ủng hộ đề cử Đường Lâm vào di sản văn hóa thế giới

Ủng hộ đề cử Đường Lâm vào di sản văn hóa thế giới

(VOV) -Đó là ý kiến của GS Tomoda, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Văn hóa Quốc tế trong buổi hội thảo về làng Đường Lâm tại Nhật Bản.

Chưa nhận được đơn trả danh hiệu làng cổ Đường Lâm?
Chưa nhận được đơn trả danh hiệu làng cổ Đường Lâm?

(VOV) -Trả lời phóng viên VOV, ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm cho biết chưa nhận được đơn chính thức nào.

Chưa nhận được đơn trả danh hiệu làng cổ Đường Lâm?

Chưa nhận được đơn trả danh hiệu làng cổ Đường Lâm?

(VOV) -Trả lời phóng viên VOV, ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm cho biết chưa nhận được đơn chính thức nào.