Để Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam "sống" được

VOV.VN - Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam chỉ thực sự là một “không gian sống” vào những dịp tổ chức sự kiện, khi bà con các dân tộc từ mọi miền Tổ quốc về đây, còn sau đó, làng lại vắng lặng, đìu hiu.

Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam khai trương năm 2010, tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với diện tích 1.544ha, mang nhiều ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội, hướng đến một “mái nhà chung” của 54 dân tộc Việt Nam. Nhiều người dân và khách du lịch đến đây với mong muốn hiểu hơn về sự phong phú và đa dạng văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc nước ta.

Tiếc là, làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam chỉ thực sự là một “không gian sống” vào những dịp tổ chức sự kiện, khi bà con các dân tộc từ mọi miền Tổ quốc về đây, còn sau đó, làng lại vắng lặng, đìu hiu. Qua 4 năm đi vào sử dụng và khai thác đến nay đã có 1 số công trình, hiện vật xuống cấp.

Khó khăn trong công tác duy tu, bảo dưỡng 

Có mặt tại khu vực nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam, nơi được cho là bị xuống cấp nghiêm trọng, hướng dẫn viên Nguyễn Thị Bình tâm sự: “Đây là khu nhà mồ đã được chính đồng bào Rai Giai làm lễ bỏ mả từ lúc khai trương. Mỗi công trình văn hóa phải có hồn cốt gần gũi với đời sống văn hóa của người dân bản xứ. Nếu ai đã từng chứng kiến lễ bỏ mả của đồng bào Gia Rai thì sẽ hiểu về tập tục này”. Theo chị Bình, ở các địa phương, khu nhà mồ cùng các tượng gỗ sẽ hư hỏng theo thời gian vì phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa nắng mà không có bất cứ sự bảo quản nào và cũng không ai quan tâm đến những nhà mồ này nữa sau lễ bỏ mả.

Khu nhà mồ của người Gia Rai

Bà Toán Thị Hương, Chánh văn phòng BQL làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, hằng năm Làng đều xây dựng phương án duy tu, bảo dưỡng làm cơ sở thực hiện.

các công trình kiến trúc của 54 dân tộc Việt Nam tại đây phần lớn được thi công bằng các vật liệu tranh, tre, nứa, lá...

Tác động do thời gian, khí hậu, thời tiết ảnh hưởng rất lớn đối với độ bền của các công trình. Hơn thế, các công trình kiến trúc của 54 dân tộc Việt Nam tại đây phần lớn được thi công bằng các vật liệu tranh, tre, nứa, lá..., theo đúng thiết kế và đặc trưng nhà ở của từng địa phương nên không tránh khỏi việc xuống cấp nhanh hơn các công trình kiên cố khác.

“Để duy tu bảo dưỡng những công trình nhà dân tộc như vậy không thể lập tức móc tiền túi ra để làm ngay, mà phải có các quy trình theo quy định của pháp luật, quy định về kỹ thuật, về nguyên vật liệu. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của BQL phải thường xuyên đi rà soát, kiểm tra. Chỗ nào hỏng hóc nhỏ, có thể bổ sung ngay. Còn cái gì lớn phải có kế hoạch, theo quy trình, và phụ thuộc vào nguồn kinh phí”, bà Hương cho biết.

Để duy tu bảo dưỡng những công trình nhà dân tộc như vậy phải có các quy trình theo quy định của pháp luật, quy định về kỹ thuật, về nguyên vật liệu

Riêng với hai ngôi nhà của dân tộc Chứt, dân tộc Cống bị hỏa hoạn do chập cháy từ tháng 4/2014 BQL Làng đã lên kế hoạch phục hồi nguyên trạng và cần có sự tư vấn của các nghệ nhân dân tộc nhằm đảm bảo tính chính xác, chân thực.

Vừa xây dựng, vừa khai thác cục bộ

Về quá trình xây dựng, sử dụng và bảo quản các công trình, bà Toán Thị Hương cũng cho biết: Làng văn hóa hoàn toàn được xây mới.

Nhà Rông là nơi sinh hoạt cộng đồng của một số dân tộc

Ngày 19/9/2010, làng văn hóa đã khai trương mở cổng làng, và đi vào giai đoạn khai thác cục bộ khu các làng dân tộc. Bởi đây là khu được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, để Nhà nước, Chính phủ làm công tác dân tộc, phục vụ để đồng bào dân tộc có nơi hội tụ về để giới thiệu và tôn vinh bản sắc văn hóa của mình.

Theo Ban quan lỷ dự án, hiện tại, con số 3.200 tỷ ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng mới cân đối được khoảng 30%, để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cùng khu nhà các dân tộc. Ban quản lý (BQL) đã và đang kêu gọi đầu tư triển khai xây dựng các dự án thành phần còn lại như khu di sản văn hóa thế giới, khu dịch vụ du lịch tổng hợp, khu công viên bến thuyền...

Theo bà Hương, để làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam trở thành một “không gian sống”, ban quản lý đã vừa xây dựng, vừa khai thác cục bộ - “cũng giống như sửa nhà vậy, vừa làm, vừa ở, tuy còn bề bộn, cảnh quan chung không thể đẹp nõn nà như một khu du lịch đã hoàn thiện nhưng một số công trình khai thác được vẫn phục vụ du khách".

Tại các điểm nhà dân tộc luôn có hướng dẫn viên trực để thuyết minh cho du khách

Ngoài các hoạt động mang tính sự kiện, điểm nhấn, hàng năm làng văn hóa thường xuyên tổ chức đón du khách, thuyết minh, hướng dẫn, giới thiệu du khách vào tham quan khu các làng dân tộc. Trong khu các làng dân tộc hiện nay đã có không gian văn hóa tiêu biểu của đủ 54 dân tộc. Đặc biệt, làng đã hoàn thiện và khánh thành 2 công trình có tầm vóc lớn là quần thể tháp Chăm và chùa Khmer. Mỗi một không gian văn hóa, có một đội ngũ thuyết minh viên để phục vụ đón tiếp và giới thiệu với du khách. Du khách lên tham quan làng văn hóa có thể dành thời gian tham quan khác nhau, 1 giờ, 2 giờ, cả ngày, 2 ngày… có 3 tuyến phục vụ du khách tham quan theo giờ để cảm nhận về những nét văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của một số cộng đồng.

 2 công trình có tầm vóc lớn là quần thể tháp Chăm. Ảnh: Hà Tuấn
 và chùa Khmer được xây dựng theo tỉ lệ 1:1. Ảnh: Hà Tuấn

Hướng dẫn viên Nguyễn Thị Bình chia sẻ: “Không chỉ riêng làng văn hóa, mà đặc trưng của du lịch Việt Nam là du lịch mùa vụ, riêng 3 tháng mùa hè, ít đoàn du lịch núi mà chủ yếu đi biển. Trong khi đó, 3 tháng mùa hè chúng tôi vẫn đón khách bình thường. Lượng khách tập trung vào thứ 7, Chủ nhật. Số lượng khách tăng đều: Tính trong 9 tháng đầu năm đến nay, lượng khách vào tham quan làng là 198.270 lượt. Năm 2011 tổng lượt khách là 110.000 lượt, năm 2013 là 250.000 lượt”.


Đồng bào dân tộc Chăm đến từ tỉnh Ninh Thuận đã tái hiện lễ cúng thần Sóng biển cầu mong sự an lành đến với những ngư dân đang bám biển tại ngày hội “Đại gia đình các dân tộc Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” ngày 28/6 vừa qua

Theo  lộ trình được Chính phủ phê duyệt, năm 2013 hoàn thành toàn bộ làng văn hóa, nhưng muốn hoàn thành toàn bộ khu các làng dân tộc, thì phải đủ vốn vì được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tuy vậy,  trong quá trình được vốn ngân sách hàng năm, nguồn vốn không bao giờ đủ, BQL làng văn hóa căn cứ vào đó điều chỉnh các hạng mục đầu tư vào khu các làng dân tộc. Hướng tới sẽ kêu gọi xã hội hóa một số hạng mục để hoàn thiện khu các làng dân tộc nhưng giảm tải được áp lực của ngân sách./.

Dự án "Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam" được Chính phủ phê duyệt từ năm 1997 với tổng diện tích xây dựng 1.544 ha (606 ha mặt đất, 939 ha mặt nước), gồm 12 dự án thành phần. Dự kiến đến năm 2015, "Làng văn hóa- du lịch các dân tộc Việt Nam" sẽ hoàn tất và trở thành trung tâm hoạt động văn hóa mang tính quốc gia. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt kế hoạch kéo dài dự án đến năm 2019 do vốn không đáp ứng để tiết kiệm, đồng thời tiếp tục tổ chức đầu tư kêu gọi xã hội hóa. Do vậy, dự án làng văn hóa sẽ vẫn khai thác cục bộ, hoàn thiện đến đâu khai thác đến đó.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phê duyệt quy hoạch chung Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Phê duyệt quy hoạch chung Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Dự kiến, năm 2010 sẽ khai trương Làng Văn hóa, năm 2015 hoàn thành việc xây dựng và đưa Làng Văn hóa vào sử dụng

Phê duyệt quy hoạch chung Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Phê duyệt quy hoạch chung Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Dự kiến, năm 2010 sẽ khai trương Làng Văn hóa, năm 2015 hoàn thành việc xây dựng và đưa Làng Văn hóa vào sử dụng

Hà Nội tuyên dương 117 làng văn hóa tiêu biểu
Hà Nội tuyên dương 117 làng văn hóa tiêu biểu

Đây là những làng xuất sắc trong phong trào Xây dựng làng văn hóa giai đoạn 1989-2009 của thành phố Hà Nội  

Hà Nội tuyên dương 117 làng văn hóa tiêu biểu

Hà Nội tuyên dương 117 làng văn hóa tiêu biểu

Đây là những làng xuất sắc trong phong trào Xây dựng làng văn hóa giai đoạn 1989-2009 của thành phố Hà Nội  

Pháp quan tâm tới Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam
Pháp quan tâm tới Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam

“Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam có 5 khu chức năng và hiện các doanh nghiệp Pháp rất quan tâm tới đầu tư vào đây.  

Pháp quan tâm tới Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam

Pháp quan tâm tới Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam

“Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam có 5 khu chức năng và hiện các doanh nghiệp Pháp rất quan tâm tới đầu tư vào đây.  

Khám phá ẩm thực các dân tộc Việt Nam giữa Đồng Mô
Khám phá ẩm thực các dân tộc Việt Nam giữa Đồng Mô

VOV.VN - Các món ăn tại hội chợ đều được chế biến bởi các nghệ nhân và đồng bào là người dân tộc từ các địa phương.

Khám phá ẩm thực các dân tộc Việt Nam giữa Đồng Mô

Khám phá ẩm thực các dân tộc Việt Nam giữa Đồng Mô

VOV.VN - Các món ăn tại hội chợ đều được chế biến bởi các nghệ nhân và đồng bào là người dân tộc từ các địa phương.

Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam mở hội
Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam mở hội

Nhân dân và khách du lịch có cơ hội chứng kiến những giá trị văn hóa dân tộc truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc ngay tại mảnh đất Thủ đô.

Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam mở hội

Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam mở hội

Nhân dân và khách du lịch có cơ hội chứng kiến những giá trị văn hóa dân tộc truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc ngay tại mảnh đất Thủ đô.

Từ 10/7, thu phí tham quan Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Từ 10/7, thu phí tham quan Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

VOV.VN - Từ ngày 10/7, du khách tham quan Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội) sẽ phải mua vé vào cửa.

Từ 10/7, thu phí tham quan Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Từ 10/7, thu phí tham quan Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

VOV.VN - Từ ngày 10/7, du khách tham quan Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội) sẽ phải mua vé vào cửa.