Di sản văn hóa và văn hóa ứng xử với di sản

(VOV) - Bắt người dân hy sinh lợi ích của mình để giữ lấy cái danh di sản, không phải là một hướng bảo tồn bền vững.

Chưa thôi tranh cãi chuyện bảo tồn đàn Xã Tắc ở Ô Chợ Dừa, đã đến chuyện Phật đội nón tránh mưa ngay trong chùa Một Cột, rồi chuyện 80 hộ dân làng cổ Đường Lâm viết đơn xin trả lại danh hiệu di sản. Có lẽ những rắc rối xung quanh việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản ở Hà Nội sẽ chưa dừng lại nếu ngành văn hóa Thủ đô vẫn còn giữ thói quen làm việc kiểu: “ Nước đến chân mới nhảy” .

Theo điều tra của ngành du lịch, hơn 70% du khách quốc tế đến Việt Nam là khách du lịch văn hóa. Lượng khách du lịch tăng đều hàng năm, luôn tỉ lệ thuận với việc ngày càng có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh được vinh danh là Di sản quốc gia, Di sản văn hóa thế giới.

Làng cổ Đường Lâm.

Thế nhưng chuyện hơn 80 hộ dân làng cổ Đường Lâm làm đơn xin trả lại danh hiệu di sản, rồi sư trụ trì chùa Một Cột ra tối hậu thư với quận Ba Đình, cho thấy có vấn đề trong lối ứng xử với các di tích lịch sử văn hóa, mà từ lâu, đã là niềm tự hào của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Đó là sự phản ứng chậm chạp của cơ quan quản lý trong nỗ lực làm giàu thêm giá trị của các di sản, nhưng lại rất sốt sắn trong việc khai thác, tận thu nấp dưới cái mác “phát huy di sản”.

Cho dù là lý do gì, thì nhân danh bảo tồn di sản nhưng lại chậm ban hành cơ chế chính sách cụ thể, giúp người dân cải thiện cuộc sống, ngược lại còn làm khổ họ suốt bao năm qua vì những qui định máy móc, khô cứng của mình là thái độ vô trách nhiệm với dân. Nhân danh bảo tồn nhưng lại nay lần mai lữa, để một di tích có giá trị lịch sử văn hóa quí báu như chùa Một Cột xuống cấp trong nhiều năm liền, Phật phải đội nón tránh mưa- một hình ảnh cực kỳ phản cảm trong mắt du khách trong và ngoài nước, ấy là lỗi của ngành văn hóa và chính quyền địa phương.

Thẳng thắn mà nói rằng, theo Luật Di sản và cả trên thực tế, không ai tin và cũng chẳng ai tước đi danh hiệu Di sản quốc gia của làng cổ Đường Lâm chỉ vì lá đơn thể hiện quan điểm của một số hộ dân  như vậy. Cũng không ai để cho chùa Một Cột giữa lòng Thủ đô bị sư trụ trì hạ giải để trùng tu theo kiểu cưỡng bức như đã từng xảy ra với chùa Trăm Gian hồi năm ngoái. Nhưng câu chuyện này cho thấy sự phản ứng mạnh mẽ của người dân, của xã hội về những chính sách và phương thức thực thi chính sách cứng nhắc, chủ quan, không hợp lòng người, mà cụ thể ở đây là Luật Di sản và cách thực thi bảo tồn của các Ban quản lý di tích. Bắt người dân hy sinh lợi ích của mình để giữ lấy cái danh di sản, không phải là một hướng bảo tồn bền vững. Nói cách khác, đó là bảo tồn văn hoá một cách… thiếu văn hoá!

Còn nhớ mấy năm trước, tỉnh Khánh Hoà cũng đã đòi trả lại danh hiệu danh thắng quốc gia Vịnh Nha Trang vì không thể chấp nhận sự bất hợp lý khi một danh thắng rộng 500 km2 cần phải đầu tư du lịch, làm động lực cho sự phát triển của tỉnh, lại bị nhốt chung một rọ với những qui định vốn dành cho di tích đình chùa miếu mạo rộng chỉ vài trăm, thậm chí là vài chục m2.

“Dân dĩ thực vi tiên”. Bảo tồn di sản văn hóa nếu không đảm bảo đời sống của người dân, không đem lại lợi ích cho chủ thể di sản, ắt sẽ bị người dân chối bỏ. Hà Nội nên chăng cần học tập kinh nghiệm của Hội An, Huế trong việc bảo tồn, trùng tu và khai thác di sản phục vụ du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Chúng ta hay nói xã hội hóa công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, nhưng xã hội hóa không có nghĩa là góp tiền trùng tu di sản, lại càng không đơn giản là chia tiền bán vé tham quan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Di dời di vật thuộc Đàn Xã Tắc về Bảo tàng Hà Nội
Di dời di vật thuộc Đàn Xã Tắc về Bảo tàng Hà Nội

(VOV) - Các di vật đưa về Bảo tàng Hà Nội sẽ được đặt trong khuôn viên sân vườn, tiến hành lập hồ sơ khoa học.

Di dời di vật thuộc Đàn Xã Tắc về Bảo tàng Hà Nội

Di dời di vật thuộc Đàn Xã Tắc về Bảo tàng Hà Nội

(VOV) - Các di vật đưa về Bảo tàng Hà Nội sẽ được đặt trong khuôn viên sân vườn, tiến hành lập hồ sơ khoa học.

Đàn Xã Tắc ở Hà Nội chưa đúng với lịch sử?
Đàn Xã Tắc ở Hà Nội chưa đúng với lịch sử?

(VOV) - "Những vết tích kiến trúc đã phát hiện chưa mang đặc trưng gì của Đàn Xã Tắc, do đó, tôi nghĩ đây chưa phải là Đàn Xã Tắc".

Đàn Xã Tắc ở Hà Nội chưa đúng với lịch sử?

Đàn Xã Tắc ở Hà Nội chưa đúng với lịch sử?

(VOV) - "Những vết tích kiến trúc đã phát hiện chưa mang đặc trưng gì của Đàn Xã Tắc, do đó, tôi nghĩ đây chưa phải là Đàn Xã Tắc".

Đàn Xã Tắc có đáng được bảo vệ hay không?
Đàn Xã Tắc có đáng được bảo vệ hay không?

(VOV) - Cuộc tranh cãi về việc bảo tồn giá trị di sản Đàn Xã Tắc hay việc phát triển dân sinh dường như sẽ kết thúc bằng việc thỏa hiệp.

Đàn Xã Tắc có đáng được bảo vệ hay không?

Đàn Xã Tắc có đáng được bảo vệ hay không?

(VOV) - Cuộc tranh cãi về việc bảo tồn giá trị di sản Đàn Xã Tắc hay việc phát triển dân sinh dường như sẽ kết thúc bằng việc thỏa hiệp.