Đồ chơi và trò chơi dân gian có còn "đất sống"?

VOV.VN - Để
đồ chơi và trò chơi dân gian "sống" được trong hiện đại, cần tạo ra
không gian để trẻ em tiếp xúc, vui chơi và học làm chúng.

Để các đồ chơi và trò chơi dân gian không bị mai một, cần phải giúp cho giới trẻ hiểu và trân trọng những giá trị của truyền thống dân tộc.

Chào đón Trung thu, nhiều địa phương tổ chức nhiều sân chơi, nhiều điểm văn hoá bổ ích cho các em nhỏ. Điều đáng ghi nhận qua các sân chơi này là sự trở lại của các đồ chơi, trò chơi đậm chất dân gian, giúp các em nhỏ được sống trong không khí đón Tết Trung thu vui tươi và trong sáng.

Đồ chơi và trò chơi dân gian vẫn có đất sống trong nhịp sống hiện đại. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi ngắm nhìn các trẻ em háo hức chơi các trò chơi như: kéo co, ô ăn quan, đánh đu, đi cà kheo, bịt mắt bắt dê... hay say sưa làm các đồ chơi như: đèn ông sao, đèn kéo quân, ông tiến sỹ, ông đánh gậy, làm mặt nạ bằng giấy bồi; làm đồ chơi bằng lá, đất, bột; tập cắt tỉa hoa quả và bày mâm cỗ trung thu...

Học chơi Ô ăn quan

Không chỉ các em nhỏ, mà cả các bậc phụ huynh cũng như được sống lại với tuổi thơ của mình khi cùng các con vui chơi. Các hoạt động này cũng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách nước ngoài. Ông Michael Dickhardt (Du khách Đức) bày tỏ: “Tôi đã từng được nghe kể rất nhiều về Tết Trung thu dành cho trẻ em trước khi tôi đến Việt Nam. Đến đây, tôi thấy các hoạt động này thực sự là dành cho trẻ em, tạo cơ hội để trẻ em được làm những thứ chúng thích, thậm chí trẻ em có thể tự làm mặt nạ, đầu sư tử và trình diễn. Thật là thú vị! Tôi nghĩ, nếu là trẻ em thì tôi cũng vô cùng hào hứng”.

Đón chào Tết Trung thu, trong hai ngày nghỉ cuối tuần vừa qua, nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động bổ ích dành cho các em. Tại Hà Nội, có rất nhiều điểm vui chơi dành cho các em, trong đó Bảo tàng Dân tộc học là nơi thu hút đông đảo các em nhỏ và các bậc phụ huynh nhất. Rõ ràng, để các đồ chơi và trò chơi dân gian "sống" được trong thời hiện đại, trước hết cần tạo những không gian để các em nhỏ có thể tiếp xúc, vui chơi và học làm đồ chơi truyền thống.

Vui chơi tại Bảo tàng Dân tộc học.

Chị Chu Hà Thanh dẫn con gái và cháu gái tới tham gia các hoạt động ở Bảo tàng Dân tộc học, chia sẻ: “Trong dịp này, nếu tổ chức cho các bé chơi thì có lẽ không ai không đưa các bé đến những nơi này. Từ trước, tôi vẫn muốn mua các nguyên liệu dạy các con tự làm đồ chơi, nhưng bản thân mình không khéo léo cho lắm, đến đây có những người chuyên hướng dẫn thì tốt hơn. Ở đây cũng có không khí náo nhiệt hơn”.

Sự trân trọng với nghề, tận tình truyền dạy của các nghệ nhân cũng là yếu tố rất quan trọng để các em nhỏ thích học làm đồ chơi truyền thống. Nhiều nghệ nhân đã có mặt trong suốt hơn một chục mùa Trung thu do Bảo tàng Dân tộc học tổ chức để dạy cho các tình nguyện viên và các cháu nhỏ làm đồ chơi.

Nghệ nhân dạy làm đèn kéo quân tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Nghệ nhân dạy làm ông Tiến sĩ Giấy


Năm nay 75 tuổi, nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền ở làng Đàn Viên, xã Cao Viên (huyện Thanh Oai, Hà Nội) vẫn kiên trì dạy cho các bạn trẻ làm đèn kéo quân, để trò chơi dân gian này không bị mất đi. Nghệ nhân làm đồ chơi Tiến sĩ giấy Nguyễn Thị Tuyến (ở thôn Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) cũng có chung tâm sự như vậy. Vì thế, đã 12 năm bà tham gia chương trình giới thiệu trò chơi dân gian truyền thống ở Bảo tàng Dân tộc học.

Tham gia các hoạt động Tết Trung thu ở phố cổ Hà Nội, ông Nguyễn Văn Mạnh Hùng - nghệ nhân làm tàu thủy bằng sắt tây, rất mừng vì vì đông đảo các cháu nhỏ vẫn đón nhận những món đồ chơi do ông làm. Ông Hùng chia sẻ: “Nói chung là nghề này làm quanh năm, nhưng dịp Trung thu thì bán được nhiều hơn. Trẻ em vẫn thích chơi đồ chơi truyền thống. Nguyên liệu từ đồ phế thải, khi chạy phát ra tiếng kêu như tàu thật nên các cháu thích”.

Rõ ràng, những sân chơi Trung thu hay trong các dịp Tết thiếu nhi 1/6, Tết Nguyên đán đã góp phần giới thiệu các di sản văn hóa của Việt Nam đến với công chúng trong và ngoài nước, đồng thời động viên, khuyến khích các nghệ nhân tiếp tục gắn bó với nghề truyền thống.

Nặn các con giống tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Năm nay là năm thứ 7 Ban quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức Tết Trung thu truyền thống trong khu phố cổ HN. Hoạt động Trung thu hàng năm là dịp chúng ta quan tâm đến các em thiếu nhi trong phố cổ, đồng thời là dịp giới thiệu các di sản văn hóa truyền thống của người Hà Nội. Các nghề thủ công này được ông cha ta duy trì trong nhiều năm.

Ông Phạm Tuấn Long - Phó Trưởng Ban thường trực Ban quản lý phố cổ Hà Nội nhấn mạnh: “Những lần giới thiệu và giữ gìn như thế này cũng là dịp để chúng tôi khích lệ và biểu dương những nghệ nhân còn theo đuổi những nghề thủ công truyền thống”.

Để các đồ chơi và trò chơi dân gian không bị mai một, không bị các trò chơi ngoại nhập lấn át, rất cần việc tổ chức giới thiệu, truyền dạy bài bản và khoa học để giúp cho giới trẻ hiểu và trân trọng những giá trị của truyền thống dân tộc. Bên cạnh đó, rất cần sự vào cuộc của các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý để cải tiến các đồ chơi truyền thống, sao cho có mẫu mã phong phú hơn, đẹp và bền hơn, đáp ứng với nhu cầu của trẻ em Việt Nam ngày hôm nay.

Các nhà hoạch định chính sách và những người lãnh đạo cùng các doanh nghiệp nên tập trung nghiên cứu trò chơi này, làm sao để các trò chơi vừa rẻ tiền, vừa có mẫu mã đẹp. Cần có kế hoạch phát triển để các trò chơi dân gian không bị mai một – như Nghệ nhân làm đèn kéo quân Nguyễn Văn Quyền mong muốn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Festival trò diễn dân gian Thanh Hóa
Festival trò diễn dân gian Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hoá sẽ chọn ra những tiết mục trò diễn dân gian đặc sắc nhất tham gia các tiết mục của Thanh Hoá biểu diễn trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội

Festival trò diễn dân gian Thanh Hóa

Festival trò diễn dân gian Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hoá sẽ chọn ra những tiết mục trò diễn dân gian đặc sắc nhất tham gia các tiết mục của Thanh Hoá biểu diễn trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội

Vui Tết dân gian ở Bảo tàng Dân tộc học
Vui Tết dân gian ở Bảo tàng Dân tộc học

Tại đây có trình diễn các môn nghệ thuật dân tộc như hát xoan, ca trù, rối nước… và nhiều trò chơi dân gian của các dân tộc phía bắc và Tây Nguyên như Việt, Thái, Cao Lan, H’Mông, Ê-đê…

Vui Tết dân gian ở Bảo tàng Dân tộc học

Vui Tết dân gian ở Bảo tàng Dân tộc học

Tại đây có trình diễn các môn nghệ thuật dân tộc như hát xoan, ca trù, rối nước… và nhiều trò chơi dân gian của các dân tộc phía bắc và Tây Nguyên như Việt, Thái, Cao Lan, H’Mông, Ê-đê…

Triển lãm tranh dân gian Việt Nam tại Pháp
Triển lãm tranh dân gian Việt Nam tại Pháp

VOV.VN - Triển lãm trưng bày và giới thiệu 65 bức tranh tiêu biểu trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Triển lãm tranh dân gian Việt Nam tại Pháp

Triển lãm tranh dân gian Việt Nam tại Pháp

VOV.VN - Triển lãm trưng bày và giới thiệu 65 bức tranh tiêu biểu trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Sa Pa mở nhiều lễ hội dân gian dịp Tết
Sa Pa mở nhiều lễ hội dân gian dịp Tết

Nổi bật là hội xòe và hát then dân tộc Tày, hội Gầu Tào của dân tộc Mông, hội hát giao duyên dân tộc Dao và hội Roóng Poọc của người Dáy...

Sa Pa mở nhiều lễ hội dân gian dịp Tết

Sa Pa mở nhiều lễ hội dân gian dịp Tết

Nổi bật là hội xòe và hát then dân tộc Tày, hội Gầu Tào của dân tộc Mông, hội hát giao duyên dân tộc Dao và hội Roóng Poọc của người Dáy...

Trung Thu trở về với đồ chơi dân gian
Trung Thu trở về với đồ chơi dân gian

(VOV) - Những chiếc đèn lồng, đèn kéo quân, chiếc trống bỏi, những trò chơi kéo co, chơi chuyền, hát đồng dao... dường như đã trở nên xa lạ.

Trung Thu trở về với đồ chơi dân gian

Trung Thu trở về với đồ chơi dân gian

(VOV) - Những chiếc đèn lồng, đèn kéo quân, chiếc trống bỏi, những trò chơi kéo co, chơi chuyền, hát đồng dao... dường như đã trở nên xa lạ.

Nghệ nhân dân gian “uống nước lã” truyền dạy đến bao giờ?
Nghệ nhân dân gian “uống nước lã” truyền dạy đến bao giờ?

(VOV) - Dù được tôn vinh là “báu vật nhân văn sống” nhưng bà Hà Thị Cầu và nhiều nghệ nhân khác phải sống chật vật với nỗi lo "cơm áo".

Nghệ nhân dân gian “uống nước lã” truyền dạy đến bao giờ?

Nghệ nhân dân gian “uống nước lã” truyền dạy đến bao giờ?

(VOV) - Dù được tôn vinh là “báu vật nhân văn sống” nhưng bà Hà Thị Cầu và nhiều nghệ nhân khác phải sống chật vật với nỗi lo "cơm áo".

Liên hoan múa rối và trò chơi dân gian phía Nam
Liên hoan múa rối và trò chơi dân gian phía Nam

Liên hoan khai mạc tối 31/7 với sự tham gia của 30 đoàn từ Đà Nẵng trở vào. Đây là hoạt động khu vực, được các nhà thiếu nhi phía Nam luân phiên tổ chức 2 năm/lần.  

Liên hoan múa rối và trò chơi dân gian phía Nam

Liên hoan múa rối và trò chơi dân gian phía Nam

Liên hoan khai mạc tối 31/7 với sự tham gia của 30 đoàn từ Đà Nẵng trở vào. Đây là hoạt động khu vực, được các nhà thiếu nhi phía Nam luân phiên tổ chức 2 năm/lần.  

Triển lãm ''Sưu tập tranh dân gian Việt Nam''
Triển lãm ''Sưu tập tranh dân gian Việt Nam''

86 bức tranh tiêu biểu chọn lọc từ hàng nghìn tác phẩm của các dòng tranh dân gian được trưng bày tại triển lãm.

Triển lãm ''Sưu tập tranh dân gian Việt Nam''

Triển lãm ''Sưu tập tranh dân gian Việt Nam''

86 bức tranh tiêu biểu chọn lọc từ hàng nghìn tác phẩm của các dòng tranh dân gian được trưng bày tại triển lãm.

Nét dân gian độc đáo của triển lãm “Câu chuyện làng quê”
Nét dân gian độc đáo của triển lãm “Câu chuyện làng quê”

VOV.VN - Các tác phẩm tranh được vẽ trên giấy dó và sử dụng chất liệu sơn mài với các màu sắc cơ bản.

Nét dân gian độc đáo của triển lãm “Câu chuyện làng quê”

Nét dân gian độc đáo của triển lãm “Câu chuyện làng quê”

VOV.VN - Các tác phẩm tranh được vẽ trên giấy dó và sử dụng chất liệu sơn mài với các màu sắc cơ bản.