Đưa lễ hội đua ngựa của đồng bào Mông về Hà Nội

Chương trình diễn ra từ ngày 15-17/2 (tức ngày 16-18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ) tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Đại diện cộng đồng dân tộc đến từ 9 tỉnh (Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Quảng Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Bình Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng) sẽ cùng hội tụ trong ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc".

Chương trình diễn ra từ ngày 15-17/2 (tức ngày 16-18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ) tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Một trong những điểm nhấn quan trọng của ngày hội là việc tái hiện hội đua ngựa đầu xuân của cộng đồng dân tộc Mông (Lai Châu).

Cụ thể, khoảng 30-40 người (bao gồm những người có uy tín trong cộng đồng như các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, thanh niên điển hình tiên tiến...) và khoảng 10-15 con ngựa đua sẽ được huy động để tái hiện lễ hội này.

Lễ hội đua ngựa của đồng bào Mông sẽ là điểm nhấn của ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc".

Đại diện Ban tổ chức cho hay, hội đua ngựa đầu xuân của đồng bào dân tộc Mông là biểu hiện của tinh thần phóng khoáng, dũng mãnh và tự tin của chàng trai người Mông. Bên cạnh đó, qua hội đua này, đồng bào dân tộc Mông muốn gửi gắm niềm tin, thể hiện tinh thần lạc quan trong lao động, sản xuất.

Không chỉ có vậy, tinh thần thượng võ của những người con nơi núi rừng Tây Bắc cũng được thể hiện rõ nét qua hội đua ngựa đầu xuân.

Bên cạnh đó, một số phong tục truyền thống, lễ hội tiêu biểu và các trò chơi dân gian mang đậm không khí ngày tết như lễ hội nhảy lửa, múa hát cồng chiêng Tây Nguyên,… sẽ được tái hiện trong dịp này, giúp công chúng có thêm những hiểu biết về văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

Tham gia trình diễn các tiết mục trong ngày hội là các trí thức, già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số có thành tích đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương.

"Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là hoạt động thường niên do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức; nhằm gìn giữ, bảo tồn và giới thiệu những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đua ngựa trên đỉnh Tả Lèng
Đua ngựa trên đỉnh Tả Lèng

Trong ngày hội, trai bản trên, gái bản dưới khoác trên mình trang phục sặc sỡ, nô nức kéo về đỉnh núi Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Đua ngựa trên đỉnh Tả Lèng

Đua ngựa trên đỉnh Tả Lèng

Trong ngày hội, trai bản trên, gái bản dưới khoác trên mình trang phục sặc sỡ, nô nức kéo về đỉnh núi Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Hội đua ngựa trên cao nguyên Bắc Hà
Hội đua ngựa trên cao nguyên Bắc Hà

Trong tiếng hò reo cuồng nhiệt của người xem, những chàng trai người dân tộc thiểu số đầu đội mũ bảo hiểm, chân đi giày ba ta, nằm rạp mình trên lưng ngựa

Hội đua ngựa trên cao nguyên Bắc Hà

Hội đua ngựa trên cao nguyên Bắc Hà

Trong tiếng hò reo cuồng nhiệt của người xem, những chàng trai người dân tộc thiểu số đầu đội mũ bảo hiểm, chân đi giày ba ta, nằm rạp mình trên lưng ngựa

Khai mạc giải đua ngựa Bắc Hà mở rộng 2013
Khai mạc giải đua ngựa Bắc Hà mở rộng 2013

(VOV) -75 nài ngựa đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bắc Hà, huyện Simacai và huyện Xín Mần của tỉnh Hà Giang đã dự giải

Khai mạc giải đua ngựa Bắc Hà mở rộng 2013

Khai mạc giải đua ngựa Bắc Hà mở rộng 2013

(VOV) -75 nài ngựa đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bắc Hà, huyện Simacai và huyện Xín Mần của tỉnh Hà Giang đã dự giải

Đua ngựa truyền thống gò Thì Thùng
Đua ngựa truyền thống gò Thì Thùng

Hội đua ngựa truyền thống của Phú Yên năm nay có sự tham gia của 32 kỵ mã

Đua ngựa truyền thống gò Thì Thùng

Đua ngựa truyền thống gò Thì Thùng

Hội đua ngựa truyền thống của Phú Yên năm nay có sự tham gia của 32 kỵ mã