Hà Nội: 16 pho tượng La Hán tại chùa Khánh Long bị phá hoại

Đến ngày 2/4, đã có 16 trên tổng số 18 pho tượng La Hán trong vườn tượng chùa Khánh Long bị đập phá, hai con nghê chưa kịp an vị cũng bị kẻ xấu đập vỡ.

Suốt một tuần qua, người dân địa phương cũng như các phật tử chùa Khánh Long, thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh (Hà Nội) vô cùng bức xúc vì 16 pho tượng La Hán trong chùa bị kẻ xấu phá hoại.

Đại đức Thích Thanh Khánh, trụ trì chùa Khánh Long, cho biết sự việc được phát hiện sáng 26/3, một số pho tượng bị kẻ xấu dùng gạch, đá đập vỡ ngón tay, ngón chân và tai.

Nhận tin báo, Công an xã Vĩnh Ngọc đã đến hiện trường kiểm tra, ghi nhận 12 pho tượng bị phá hoại. Khi sự việc chưa được làm sáng tỏ, kẻ xấu tiếp tục ra tay, đập phá thêm các pho tượng khác.

Tượng La hán tại chùa Khánh Long bị phá hoại. (Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN)

Đến ngày 2/4, đã có 16 trên tổng số 18 pho tượng La Hán trong vườn tượng bị đập phá. Hai con nghê chưa kịp an vị cũng bị kẻ xấu đập vỡ phần tai.

“18 pho tượng La Hán được làm bằng đá ngọc trắng nguyên khối, do các phật tử thập phương phát tâm công đức, mới được an vị cuối năm 2018 thì nay xảy ra vụ việc. Việc làm này đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tâm linh của nhà chùa cũng như các phật tử và người dân địa phương,” trụ trì chùa Khánh Long chia sẻ thêm.

Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN tại hiện trường, chùa Khánh Long nằm sát chân đê, vẫn đang trong quá trình tu sửa. Cổng vào sơ sài, không có tường bao, 18 pho tượng La Hán tọa ở hai bên lối vào chùa. Các pho tượng đều bị đập phá ở các vị trí dễ vỡ nhất là ngón tay, ngón chân và tai. Cá biệt, một số pho tượng còn bị đập gãy rời cả bàn tay.

Tượng La hán bị phá hư hỏng phần bàn tay. (Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN)

Ông Nguyễn Văn Thực, Phó Trưởng Công an xã Vĩnh Ngọc, cho biết Chùa Khánh Long đang trong quá trình tu sửa, xung quanh không có tường bao, không có điện chiếu sáng phía ngoài, camera an ninh của nhà chùa đặt phía trong, không bao quát hết khu vườn tượng và lối vào. Đây là sơ hở để kẻ xấu ra tay phá hoại.

Theo nhận định của Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Ngọc Trần Văn Bình, sự việc đập phá các pho tượng có thể do đối tượng sử dụng ma túy dẫn đến ảo giác gây ra. Ông Bình cũng đề nghị nhà chùa cần nâng cao cảnh giác, tăng cường các biện pháp bảo vệ tài sản, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc.

Vụ việc được nhà chùa trình báo lên Công an xã và chính quyền địa phương từ ngày 26/3. Đến ngày 2/4, Công an huyện và đại diện Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đông Anh làm các thủ tục pháp lý liên quan đến vụ việc.

Theo lịch sử nhà chùa, chùa Khánh Long trước đây có tên gọi là chùa Quốc Sư. Tương truyền, chùa được xây dựng từ đời Trần, trên khu đất khoáng đạt của làng, trông ra đê. Trải qua thăng trầm lịch sử, ngôi Tam bảo cổ kính không còn nữa. Sau ngày hòa bình lập lại, nhân dân địa phương mới dựng tạm một ngôi chùa để thờ Phật.

Hiện nay, di vật cổ của chùa còn lại là tấm bia đá hình trụ để ở ngoài sân. Cả bốn mặt bia đều khắc chữ, song do để lâu ngoài trời nên hai mặt bia bị bào mòn gần hết không còn nhận ra nét chữ. Chỉ còn mặt chính ghi là “Quốc Sư tự bi” và mặt bên ghi lại bài ký văn dài 60 câu. Một bên ghi rõ bia được dựng vào năm Chính Hòa thứ 19 (tức năm 1698)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trùng tu xong 5 nhà rường tại làng cổ Phước Tích
Trùng tu xong 5 nhà rường tại làng cổ Phước Tích

VOV.VN - Ban Quản lý Làng cổ Phước Tích vừa bàn giao và đưa vào sử dụng 5 ngôi nhà rường cổ tại làng Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Trùng tu xong 5 nhà rường tại làng cổ Phước Tích

Trùng tu xong 5 nhà rường tại làng cổ Phước Tích

VOV.VN - Ban Quản lý Làng cổ Phước Tích vừa bàn giao và đưa vào sử dụng 5 ngôi nhà rường cổ tại làng Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Năm 2020 hoàn thành trùng tu Di tích lịch sử Quốc gia Hải Vân Quan
Năm 2020 hoàn thành trùng tu Di tích lịch sử Quốc gia Hải Vân Quan

VOV.VN - Nguồn vốn trùng tu Hải Vân Quan lấy từ ngân sách địa phương của TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian thực hiện từ năm 2019 đến hết năm 2020.

Năm 2020 hoàn thành trùng tu Di tích lịch sử Quốc gia Hải Vân Quan

Năm 2020 hoàn thành trùng tu Di tích lịch sử Quốc gia Hải Vân Quan

VOV.VN - Nguồn vốn trùng tu Hải Vân Quan lấy từ ngân sách địa phương của TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian thực hiện từ năm 2019 đến hết năm 2020.

Trùng tu, tôn tạo Di tích thành Điện Hải cần thận trọng
Trùng tu, tôn tạo Di tích thành Điện Hải cần thận trọng

VOV.VN - Sau khi được công nhận di tích đặc biệt cấp quốc gia, thành Điện Hải được Đà Nẵng đầu tư trùng tu để thành một điểm tham quan, du lịch hấp dẫn.

Trùng tu, tôn tạo Di tích thành Điện Hải cần thận trọng

Trùng tu, tôn tạo Di tích thành Điện Hải cần thận trọng

VOV.VN - Sau khi được công nhận di tích đặc biệt cấp quốc gia, thành Điện Hải được Đà Nẵng đầu tư trùng tu để thành một điểm tham quan, du lịch hấp dẫn.

Trùng tu thành cổ Diên Khánh tại Khánh Hòa
Trùng tu thành cổ Diên Khánh tại Khánh Hòa

VOV.VN - Thành cổ Diên Khánh là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, tồn tại hơn 200 năm. Dự án trùng tu được UBND tỉnh Khánh Hoà phê duyệt từ năm 2009.

Trùng tu thành cổ Diên Khánh tại Khánh Hòa

Trùng tu thành cổ Diên Khánh tại Khánh Hòa

VOV.VN - Thành cổ Diên Khánh là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, tồn tại hơn 200 năm. Dự án trùng tu được UBND tỉnh Khánh Hoà phê duyệt từ năm 2009.