"Hà Nội mùa thu" - nơi gặp gỡ ngọt ngào của gốm và tranh

VOV.VN - Đam mê với gốm, say sưa với tranh, nghệ sĩ Nguyễn Việt đã phục hồi thành công dòng men Celanon Đông Thanh nổi tiếng thời Lý...

Tình bạn tri kỷ suốt 40 năm cùng tình yêu với nghệ thuật đã tạo nên sự gặp gỡ tuyệt vời giữa các sản phẩm gốm phục hồi dòng men Celanon Đông Thanh nổi tiếng thời Lý đã thất truyền của nghệ sĩ Nguyễn Việt với những tác phẩm hội họa theo lối tối giản của họa sĩ Lê Thiết Cương. Đó là sự độc đáo của phòng triển lãm "Hà Nội mùa thu", đang trưng bày tại Gallery 39A - Lý Quốc Sư - Hoàn Kiếm- Hà Nội.

Trong không gian nhỏ xinh chưa đầy 30m2 của Gallery, 50 chiếc bình gốm màu xanh ngọc (phục hồi dòng men ngọc có từ thời Lý) sánh bên những bức tranh theo trường phái "tối giản" của họa sĩ Lê Thiết Cương tạo nên sự hòa hợp và tương đồng đến lạ kỳ. Hơn thế nữa, công chúng còn được thưởng thức các tác phẩm tranh của Lê Thiết Cương trên mỗi chiếc bình nhỏ xinh ấy.

Những chiếc bình được nghệ sĩ Nguyễn Việt phục hồi thành công dòng men Celanon Đông Thanh nổi tiếng thời Lý đã thất truyền

Dòng men ngọc cổ thời kỳ Nhà Lý (thế kỷ thứ IX-XI), còn được gọi là Celadon Đông Thanh. Hiện nay, khắp thế giới chỉ có Bảo tàng Brucxelle (Bỉ) mới có trọn bộ sưu tập món đồ cổ Celadon Đông Thanh hoàn hảo nhất.

Nghệ sĩ Nguyễn Việt (hiện sống ở thôn An Đà, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội) nguyên là biên đạo múa, có một thời gian dài công tác ở Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTT&DL). Sinh ra trong một gia đình 5 đời làm gốm nên ông vẫn đau đáu một nỗi niềm "phục hồi dòng men ngọc Lý - Trần đã thất truyền".

Qua mấy chục năm dài tìm tòi nghiên cứu, đến năm 1991, ông Nguyễn Việt thành công với đề tài men Lý - Trần. Sau cuộc triển lãm tại Giảng Võ tháng 4/1991, Nguyễn Việt quyết tâm đi khảo cứu những giá trị văn hoá dân tộc trên các sản phẩm gốm. Ông đã sang Bỉ để tận mắt thấy bộ sưu tập men Celadon Đông Thanh ở Brucxell, sau đó ông sang Pháp.

Nghệ sĩ Nguyễn Việt

Một buổi tình cờ lang thang trên đồi Montmartre ở Paris, trong một quán cà phê, ông bắt gặp một bức tranh được vẽ từ những năm 30 của thế kỷ trước. Ngắm nhìn bức tranh khắc ấy ông nảy ra ý tưởng sáng tạo một dòng men mang truyền thống dân gian dân tộc. Và ông đã tìm đến lối vẽ Lê Thiết Cương để thực hiện ý tưởng đó của mình...

Ông Nguyễn Việt cho biết, ông đã phục dựng được 5 màu men Celanon Đông Thanh là: Màu xanh ngọc, nước gạo, cà phê, đen, dưa muối. Mỗi màu đều có công thức riêng, với những nhiên liệu tự nhiên và nung trên lò nhiệt độ cao.

Theo nghệ sĩ Nguyễn Việt, trưng bày tại Gallery chỉ tập trung giới thiệu các sản phẩm màu xanh ngọc (cụ thể là Thanh Diệc (màu trứng con cò).

Theo Hoạ sĩ Lê Thiết Cương, hội hoạ nhiều khi là ngôn ngữ tổng hợp. Hội họa của tôi không đơn thuần là hội hoạ, mà nó có pha trộn với đồ hoạ.

Triển lãm trưng bày 50 chiếc bình gốm màu xanh ngọc (phục hồi dòng men ngọc có từ thời Lý) sánh bên những bức tranh theo trường phái "tối giản" của họa sĩ Lê Thiết Cương

"Gốm là đồ hoạ, nên khi đưa các motif tranh của tôi vào gốm thì nó rất "ngọt". Đặc điểm của gốm men ngọc là chất trong, chất chảy. Khi khắc vạch những hình tranh của tôi lên trên thân của sản phẩm lúc chưa khô hẳn thì sẽ tạo ra sự cao thấp khác nhau, độ dày mỏng khác nhau. Chỗ nào sâu nhất thì bản chất của men ngọc là chảy thì nó sẽ đọng lại ở đó nhiều nhất. Đọng lại ở đó nhiều nhất tức là đậm nhất, còn chỗ nào cao hơn thì ít, thì nó sáng hơn. Cho nên xem gốm men ngọc là xem được cả sự chuyển động rất tinh tế của nó." - Họa sĩ Lê Thiết Cương bày tỏ sự hài lòng về việc kết hợp giữa sản phẩm gốm của nghệ sĩ Nguyễn Việt với tranh của anh.

Theo Họa sĩ Đào Hải Phong, tranh của họa sĩ Lê Thiết Cương theo trường phái tối giản. Chính vì thế, nó có thể ứng dụng với tất cả những loại hình cần đến mỹ thuật trong cuộc sống. "Họa sĩ Nguyễn Việt ấp ủ đưa tranh của Cương vào gốm từ lâu và hôm nay sự kết hợp giữa người làm gốm và người có tác phẩm hội hoạ có vẻ ngọt ngào và ăn ý. Mỗi sản phẩm gốm này vượt khỏi một sản phẩm có tính chất là công dụng. Đôi khi chúng ta ngắm một cái lọ này, không cần cắm một bông hoa hay một cái gì thì nó cũng đã đẹp rồi"- Họa sĩ Đào Hải Phong cho biết.

Theo ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Nguyễn Việt là một người ham mê với nghề cổ. 40 năm qua ông đã miệt mài nghiên cứu gốm cổ, đi nhiều nơi, kể cả gốm Đồng Nai, Bình Dương, Bát Tràng, Chu Đậu và ra cả nước ngoài nữa... Sự nghiên cứu phục hồi dòng men ngọc thời nhà Lý là những nỗ lực rất đáng ghi nhận của nghệ sĩ Nguyễn Việt. Chúng ta nên ủng hộ các nghệ sĩ tâm huyết với nghề, vì họ góp phần tạo ra những sản phẩm mới, tạo nhiều việc làm cho nông thôn.

Cũng là một nghệ nhân có thâm niên trong nghề và đoạt nhiều giải cao ở trong nước và quốc tế, nghệ nhân làm gốm Vũ Nhâm đánh giá cao những nỗ lực của nghệ sĩ Nguyễn Việt nhằm phục dựng lại gốm thời Lý. Ông tin rằng, với các tác phẩm gốm hiện đại, với trang trí mới phù hợp với thời đại hội nhập, dòng gốm nghệ thuật này sẽ ngày càng phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát hiện bình gốm cổ thế kỷ 17
Phát hiện bình gốm cổ thế kỷ 17

Có thể nhận định đây là loại gốm Quảng Đức, tỉnh Phú Yên vào khoảng thế kỷ 17

Phát hiện bình gốm cổ thế kỷ 17

Phát hiện bình gốm cổ thế kỷ 17

Có thể nhận định đây là loại gốm Quảng Đức, tỉnh Phú Yên vào khoảng thế kỷ 17

Nét đẹp của lò gốm cổ Đại Hưng
Nét đẹp của lò gốm cổ Đại Hưng

VOV.VN - Lò lu Đại Hưng là lò gốm cổ nhất Bình Dương, với lịch sử trên 150 năm tuổi.

Nét đẹp của lò gốm cổ Đại Hưng

Nét đẹp của lò gốm cổ Đại Hưng

VOV.VN - Lò lu Đại Hưng là lò gốm cổ nhất Bình Dương, với lịch sử trên 150 năm tuổi.

Triển lãm bút phê các Hoàng đế triều Nguyễn ở Huế
Triển lãm bút phê các Hoàng đế triều Nguyễn ở Huế

VOV.VN - Các hình thức Ngự phê này là một trong những đặc trưng độc đáo của châu bản.

Triển lãm bút phê các Hoàng đế triều Nguyễn ở Huế

Triển lãm bút phê các Hoàng đế triều Nguyễn ở Huế

VOV.VN - Các hình thức Ngự phê này là một trong những đặc trưng độc đáo của châu bản.

Khai mạc triển lãm “Đối thoại với đình làng”
Khai mạc triển lãm “Đối thoại với đình làng”

VOV.VN - Triển lãm nghệ thuật đặt vấn đề trực tiếp về di sản đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ với những thực tế đáng báo động.

Khai mạc triển lãm “Đối thoại với đình làng”

Khai mạc triển lãm “Đối thoại với đình làng”

VOV.VN - Triển lãm nghệ thuật đặt vấn đề trực tiếp về di sản đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ với những thực tế đáng báo động.

Tạo 150 mẫu gốm cho làng gốm cổ Phước Tích
Tạo 150 mẫu gốm cho làng gốm cổ Phước Tích

Chương trình nằm trong dự án nghiên cứu, phát triển mẫu mã cho làng gốm Phước Tích do tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt với tổng số tiền 327 triệu đồng, dự kiến hoàn thành giữa năm 2011.

Tạo 150 mẫu gốm cho làng gốm cổ Phước Tích

Tạo 150 mẫu gốm cho làng gốm cổ Phước Tích

Chương trình nằm trong dự án nghiên cứu, phát triển mẫu mã cho làng gốm Phước Tích do tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt với tổng số tiền 327 triệu đồng, dự kiến hoàn thành giữa năm 2011.

Bảo tàng gốm cổ Kim Lan được trao giải Bùi Xuân Phái
Bảo tàng gốm cổ Kim Lan được trao giải Bùi Xuân Phái

VOV.VN - Bảo tàng là kết quả của tình yêu, sự tâm huyết của nhiều thế hệ người dân Kim Lan cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Bảo tàng gốm cổ Kim Lan được trao giải Bùi Xuân Phái

Bảo tàng gốm cổ Kim Lan được trao giải Bùi Xuân Phái

VOV.VN - Bảo tàng là kết quả của tình yêu, sự tâm huyết của nhiều thế hệ người dân Kim Lan cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Khai mạc triển lãm ảnh “Khám phá văn minh sông Hồng”
Khai mạc triển lãm ảnh “Khám phá văn minh sông Hồng”

VOV.VN - Ban tổ chức đã chọn ra 162 tác phẩm ảnh của hơn 100 tác giả đến từ mọi miền tổ quốc để giới thiệu và trưng bày.

Khai mạc triển lãm ảnh “Khám phá văn minh sông Hồng”

Khai mạc triển lãm ảnh “Khám phá văn minh sông Hồng”

VOV.VN - Ban tổ chức đã chọn ra 162 tác phẩm ảnh của hơn 100 tác giả đến từ mọi miền tổ quốc để giới thiệu và trưng bày.