Hồng Nhung nhớ "người thầy" Trịnh Công Sơn

(VOV) - “Đêm nhạc xưa và những tình ca Trịnh Công Sơn” diễn ra tối 19/11 tại Hà Nội là sự tưởng nhớ một người thầy, người nhạc sĩ tài hoa.

Đúng với tên gọi “Hương xưa”, âm nhạc của Trịnh Công Sơn mang một niềm hoài cổ, đầy triết lý nhân sinh mà vô cùng diệu vợi. Trịnh Công Sơn trải lòng mình bằng âm nhạc, từ những hỉ - nộ - ái - ố của cuộc sống đời thường, những thanh âm dịu dàng như gió thoảng ấy cứ mãi bay đi để rồi đọng lại sâu trong tâm khảm của rất nhiều người yêu nhạc nhiều năm qua.

Với gần 600 ca khúc sáng tác trong suốt cuộc đời của mình, Trịnh Công Sơn được ví như người thầy “mở khóa” cho nền tân nhạc Việt Nam. Có lẽ vì thế mà nhạc Trịnh trở nên gần gũi, trở thành niềm đam mê của không ít những thế hệ nhạc sĩ, ca sĩ sau này.

Trở lại với thủ đô Hà Nội vào dịp thu, như để tri ân người thầy và cũng là người nhạc sĩ tài hoa, Hồng Nhung, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng và Tấn Minh đã cùng chìm đắm trong không gian âm nhạc lắng đọng chất “Hương xưa”.

Thu Minh trình diễn ca khúc “Gọi tên bốn mùa”, “Thuyền viễn xứ”. Với “Tình là sợi tơ”, Thu Minh đã phối lại theo phong cách jazz và dance.



Khác với hình ảnh thường thấy, Thu Minh xuất hiện trên sân khấu với vẻ ngoài dịu dàng. Cô hài hước khi nói rằng: “Thu Minh không chỉ sexy và biết hát nhạc dance thôi đâu nhé. Nhưng quả thật, những ca khúc nhạc Trịnh không phải là những ca khúc quen thuộc với phong cách của Thu Minh. Bởi vì đó là những ca khúc Minh yêu quý, là dòng nhạc mà Minh đam mê nên ngày hôm nay, Minh mới đứng trước quý vị khán giả”.

Thật bất ngờ khi chất giọng và cảm xúc của nữ ca sĩ khi hát nhạc Trịnh lại thâm trầm và sâu sắc đến thế. Giọng ca đầy kỹ thuật và cảm xúc chân thành như khiến nhịp sống xô bồ ngoài kia trở nên chậm lại, để có thể cảm nhận dòng thời gian trôi đi đến mãnh liệt. Mỗi khi kết thúc một bài hát, Thu Minh lại mỉm cười như mãn nguyện trước tiếng vỗ tay vang lên trong Nhà hát lớn Hà Nội.

Thu Minh đã từng thu âm ca khúc “Giọt mưa thu” khi chỉ mới 17 tuổi. Những thanh âm nỉ non “Tôi khóc vì thu” như chất chứa biết bao kỷ niệm của cô với ca khúc này.

Giống như Thu Minh, Tấn Minh không phải là ca sĩ chuyên hát nhạc Trịnh. Những bản ballad của anh vẫn thường tràn đầy cảm xúc nhưng khi đến với nhạc Trịnh, Tấn Minh lại mang theo sự u ất đến nao lòng.

Bên cạnh “Dư âm” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, Tấn Minh đem tới hai ca khúc “Chiều một mình qua phố” và “Một cõi đi về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.



Khi mới vào nghề, Tấn Minh chỉ mới 15, 16 tuổi. Lúc ấy, Tấn Minh nghe nhạc Trịnh không hiểu và cũng không có ấn tượng sâu sắc. Khi lớn lên, trải đời rồi nhưng vẫn có những triết lý nhân sinh của Trịnh Công Sơn mà đến giờ Tấn Minh vẫn không thể hiểu nổi. Cái ngăn cách anh với nhạc Trịnh không phải là kỹ thuật hay cảm xúc, mà là cảm nhận cuộc sống. Chính vì vậy, bằng những hiểu biết qua thời gian của mình, bằng trái tim thẩm thấu ca khúc, Tấn Minh mới có can đảm hát lên thứ nhạc cô đơn như thể “Đời như vô tận. Một mình tôi về, một mình tôi về… với tôi”.


Ca sỹ Tấn Minh

Cũng như nhiều ca sỹ tên tuổi khác, Đàm Vĩnh Hưng cũng yêu mến nhạc Trịnh. Anh đã từng thành công với nhiều dự án âm nhạc gắn với tên người nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn. Mặc dù thành công với nhiều dòng nhạc khác nhau nhưng Đàm Vĩnh Hưng vẫn muốn kéo người nghe đến với “nhạc xưa”, nhạc của niềm hoài cổ, của những “Dấu tình sầu”, “Biết nói gì đây”, “Bài Thánh ca buồn”…

Với nhạc Trịnh, Đàm Vĩnh Hưng có nhiều kỷ niệm sâu sắc

Với chất giọng khàn, Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc Trịnh mang đến sự mới lạ rất riêng. Đó là một không gian âm nhạc vừa mộc mạc, giản dị nhưng cũng đầy cảm xúc. Đàm Vĩnh Hưng luôn tôn trọng “thần thái” của người sáng tác bởi anh biết rõ rằng, hát nhạc Trịnh càng đơn giản càng hay.

Ca khúc “Thầy thương kính” như tri ân tới riêng "người thầy" Trịnh Công Sơn cũng như thầy cô giáo trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng Trịnh Công Sơn và Hồng Nhung vẫn dành cho nhau một sự trân trọng. Đó là cả những ca khúc dành tặng riêng cho "Bống", cho người con gái Hà Nội dịu dàng. Hồng Nhung từng khẳng định: “10 năm cuối đời của Trịnh Công Sơn, tôi là người may mắn vì được gặp anh, được anh quá ưu ái, được sát cánh cùng anh như một học trò với một người thầy, một người bạn với một người bạn,  một ca sĩ với một nhạc sĩ…”

Ca sỹ Hồng Nhung

Vì lẽ đó, khi Bống cất lên giai điệu nhạc Trịnh, chị hát bằng tất cả tiếng lòng yêu thương dành cho một người anh, người thầy, người bạn tri kỷ. Đó là “Diễm xưa”, “Bống không là Bống”, “Cuối cùng cho một tình yêu”… như cái kết đẹp cho những kỷ niệm về người nhạc sĩ đã mang lại cho đời một tấm lòng yêu thương “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”…

Hồng Nhung đã từng song ca với Trịnh Công Sơn ca khúc “Diễm xưa” bằng tiếng Nhật. Khi đó “anh Sơn gầy gò lần đầu mặc vest” đã để lại trong lòng cô Bống những ấn tượng khó quên.

Hồng Nhung tâm sự, Trịnh Công Sơn đã từng nói “vật chất là vô thường, tình cảm là vô hạn”. Trịnh ra đi nhưng những gì ông để lại có giá trị thật lớn lao. Bây giờ, cho mãi đến mai sau người ta vẫn hát Trịnh để cảm nhận tình yêu quê hương, đất nước, thân phận con người, nhân tình thế thái... Bởi nhạc Trịnh là tiếng lòng đồng cảm với tất cả những hỉ - nộ - ái - ố của đời sống thực này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Ru tình”
Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Ru tình”

Đây là món quà thường niên nhân kỷ niệm Ngày quốc tế phụ nữ 8/3.

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Ru tình”

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Ru tình”

Đây là món quà thường niên nhân kỷ niệm Ngày quốc tế phụ nữ 8/3.

Văn Cao - Trịnh Công Sơn với “Ru mãi ngàn năm”
Văn Cao - Trịnh Công Sơn với “Ru mãi ngàn năm”

(VOV) - Đêm nhạc Văn Cao - Trịnh Công Sơn với tựa đề “Ru mãi ngàn năm” sẽ diễn ra lúc 20h, ngày 8/12, tại Cung Văn Hóa Hữu Nghị Hà Nội.

Văn Cao - Trịnh Công Sơn với “Ru mãi ngàn năm”

Văn Cao - Trịnh Công Sơn với “Ru mãi ngàn năm”

(VOV) - Đêm nhạc Văn Cao - Trịnh Công Sơn với tựa đề “Ru mãi ngàn năm” sẽ diễn ra lúc 20h, ngày 8/12, tại Cung Văn Hóa Hữu Nghị Hà Nội.

Đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn
Đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn

Vào lúc 20h ngày 27/3, tại Trung tâm ca nhạc Lan Anh (TPHCM)sẽ diễn ra đêm nhạc kỷ niệm cố nhạc sĩ  Trịnh Công Sơn mang chủ đề “Níu tay nghìn trùng”.  

Đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn

Đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn

Vào lúc 20h ngày 27/3, tại Trung tâm ca nhạc Lan Anh (TPHCM)sẽ diễn ra đêm nhạc kỷ niệm cố nhạc sĩ  Trịnh Công Sơn mang chủ đề “Níu tay nghìn trùng”.  

Mỹ Linh bật khóc trong đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn
Mỹ Linh bật khóc trong đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn

Diva của làng nhạc Việt đã trải qua nhiều cảm xúc khác nhau khi đứng trên sân khấu chương trình ca nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Mỹ Linh bật khóc trong đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn

Mỹ Linh bật khóc trong đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn

Diva của làng nhạc Việt đã trải qua nhiều cảm xúc khác nhau khi đứng trên sân khấu chương trình ca nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Dàn sao Việt hội tụ trong đêm nhạc tri ân Trịnh Công Sơn
Dàn sao Việt hội tụ trong đêm nhạc tri ân Trịnh Công Sơn

(VOV) - Chương trình lấy tên là “Hương xưa” với sự tham gia của các ca sĩ Hồng Nhung, Tấn Minh, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng.

Dàn sao Việt hội tụ trong đêm nhạc tri ân Trịnh Công Sơn

Dàn sao Việt hội tụ trong đêm nhạc tri ân Trịnh Công Sơn

(VOV) - Chương trình lấy tên là “Hương xưa” với sự tham gia của các ca sĩ Hồng Nhung, Tấn Minh, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng.

Trịnh Công Sơn - người thầy “mở khoá” cho tân nhạc
Trịnh Công Sơn - người thầy “mở khoá” cho tân nhạc

(VOV) - Với 600 ca khúc được phổ biến rộng rãi, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được ví như một tài năng lớn của nền âm nhạc Việt Nam.

Trịnh Công Sơn - người thầy “mở khoá” cho tân nhạc

Trịnh Công Sơn - người thầy “mở khoá” cho tân nhạc

(VOV) - Với 600 ca khúc được phổ biến rộng rãi, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được ví như một tài năng lớn của nền âm nhạc Việt Nam.