“Shop 0 đồng” nâng bước học sinh nơi đất rừng U Minh

VOV.VN - Sau hơn 1 tháng đi vào hoạt động, “Shop 0 đồng” của Trường THCS – THPT Khánh An (xã Khánh An, huyện U Minh, Cà Mau) đã phát triển ngoài sự mong đợi của các thành viên quản lý.

Không chỉ nhiều người đến lấy những món đồ cần thiết mà cũng còn có rất nhiều người đã đóng góp để “Shop 0 đồng” phát triển. Với phương châm “Cho đi là còn mãi” Shop không chỉ giúp học sinh nghèo nơi đất rừng vươn lên mà nhiều hộ dân khó khăn tại địa phương cũng đỡ khốn khó.

“Shop 0 đồng” tại trường THCS –THPT Khánh An khá đa dạng, với nhiều vật dụng cần thiết như: quần áo, giầy dép, khẩu trang, sách vở, đồ dùng học tập,... Tuy nhiên, em Nguyễn Thúy Kiều (ở xã Khánh An, huyện U Minh) đang là sinh viên năm nhất của Trường Đại học Cần Thơ chú ý ở vị trí bày trí sách. Trong rất nhiều quyển sách, Kiều chỉ chọn duy nhất 1 quyển liên quan đến Anh Văn vì nó sẽ bổ trợ nhiều cho việc học của em. Những quyển sách khác, những đồ dùng khác không phải Thúy Kiều không cần mà em muốn để lại cho những người đến sau, có thể sẽ cần hơn mình.

Nguyễn Thúy Kiều không dấu được niềm vui khi “bén duyên” với quyển sách duy nhất em chọn: "Hôm nay em đến Shop em chọn được quyển sách Việt – Anh, cuốn sách này sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong học Đại học. Em chọn cuốn sách này để nâng cao khả năng tiếng Anh. Em rất vui, chắc có duyên em mới gặp được cuốn sách này. Em đã từng đi tìm loại sách như này để mua nhưng không có".

Ban đầu “Shop 0 đồng” tại trường THCS –THPT Khánh An chỉ mở để học sinh trong trường sử dụng. Tuy nhiên, sau đó phương châm “Cho đi là còn mãi” của Shop nhanh chóng được lan tỏa và nhiều người biết đến. Đã có nhiều nhà hảo tâm ở các tỉnh thành như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bến Tre,... cũng có nhiều người ở các huyện lân cận gửi đồ dùng đến Shop. Hiện nay, toàn bộ học sinh trên địa bàn xã Khánh An đều có thể đến “Shop 0 đồng” để nhận bất kỳ thứ đồ dùng nào cần thiết.

Em Phan Hồng Muội, học sinh lớp 12 C3, Trường THCS –THPT Khánh An bày tỏ: "Em lựa được một số món đồ mình cần, đang thiếu trong học tập. Khi dùng em cảm thấy rất vui khi nhận được miễn phí những món đồ từ Shop. Em thấy “Shop 0 đồng” rất ý nghĩa nó mang lại cho nhiều người niềm vui. Các bạn đang thiếu thốn những vật dụng mình đang cần có thể lại Shop và lấy".

Không chỉ học sinh mà những gia đình ở xã Khánh An và những địa bàn lân cận cần vật dụng gì họ cũng có thể ghé Shop 0 đồng lựa chọn. Những đôi dép được rửa sạch sẽ, những bộ quần áo được những thành viên của Shop giặt ủi như mới rất có giá trị với một bộ phận người dân đất rừng còn khó khăn. Ông Nguyễn Thành Trung (ở ấp 9, xã Khánh An, huyện U Minh) – người đã lần thứ 2 ghé Shop chia sẻ: "Hôm nay tôi trở lại Shop 0 đồng của Trường Khánh An. Ai có nhu cầu cứ lại lấy. Tôi lấy cả những món đồ ở Shop 0 đồng về cho mấy đứa em ở xóm sài không có điều kiện ra lấy".

Shop 0 đồng tại trường THCS –THPT Khánh An được ra đời từ ý tưởng của thầy Dư Hoài Bảo. Ban đầu Shop có 14 thành viên gồm một số giáo viên và học sinh của trường. Đây là một chương trình trải nghiệm hướng tới nâng tầm và lan tỏa giá trị của cuộc sống, giúp các thầy cô giáo cụ thể hóa ước mơ giúp đỡ người nghèo và khó khăn. Đồng thời, giúp các em học sinh hình thành những tư duy tích cực, ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng nơi mình sống và với xã hội. Sau hơn 1 tháng hoạt động Shop 0 đồng đã thành công vượt ngoài mong đợi của các thành viên. Hiện thầy Dư Hoài Bảo vẫn đang tiếp tục phát triển Shop lớn mạnh hơn nữa:"Shop đang có 1 thành viên chuyên phụ trách trang Facebook để thực hiện một số công việc. Chúng tôi phân loại giầy dép, sách vở, tạp chí, quần áo,... sắp xếp theo các chuyên mục rồi đưa lên để nan tỏa ra cho những người có thể kết nối với Facebook của Shop 0 đồng, người ta tìm hiểu hàng hóa đang có. Chúng tôi đang tiến hành xây dựng 1 trang web cho shop. Ở trên không gian của webcó nhiều tính năng mà có thể phát huy tốt hơn vai trò, công dụng của shop trong thời gian tới".

Shop 0 đồng của Trường THCS – THPT Khánh An đã giúp lan tỏa mạnh mẽ tình yêu thương giữa người và người, thể hiện tinh thần tương thân tương ái - một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, Shop còn giúp cho các em học sinh – là những mầm non tương lai có một góc nhìn tích cực về công tác làm thiện nguyện; giúp các em có những trải nghiệm rất giá trị trong cuộc sống./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà hảo tâm giúp đỡ học sinh mầm non bán trú ở bản “leo”
Nhà hảo tâm giúp đỡ học sinh mầm non bán trú ở bản “leo”

VOV.VN -Sau phóng sự “Cô giáo - mẹ hiền của những đứa trẻ trên bản “leo” nhiều nhà hảo tâm đã giúp đỡ học sinh mầm non bán trú ở bản Cam.

Nhà hảo tâm giúp đỡ học sinh mầm non bán trú ở bản “leo”

Nhà hảo tâm giúp đỡ học sinh mầm non bán trú ở bản “leo”

VOV.VN -Sau phóng sự “Cô giáo - mẹ hiền của những đứa trẻ trên bản “leo” nhiều nhà hảo tâm đã giúp đỡ học sinh mầm non bán trú ở bản Cam.

Hàng tỷ đồng tiết kiệm, tăng gia giúp đỡ học sinh, hộ nghèo biên giới
Hàng tỷ đồng tiết kiệm, tăng gia giúp đỡ học sinh, hộ nghèo biên giới

VOV.VN - Hàng tỷ đồng được tiết kiệm từ chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình “Giúp đỡ hộ nghèo phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”.

Hàng tỷ đồng tiết kiệm, tăng gia giúp đỡ học sinh, hộ nghèo biên giới

Hàng tỷ đồng tiết kiệm, tăng gia giúp đỡ học sinh, hộ nghèo biên giới

VOV.VN - Hàng tỷ đồng được tiết kiệm từ chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình “Giúp đỡ hộ nghèo phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”.

“Vaccine tinh thần” giúp học sinh vượt khủng hoảng do học online kéo dài
“Vaccine tinh thần” giúp học sinh vượt khủng hoảng do học online kéo dài

VOV.VN - Bảo đảm sức khỏe tâm lý cho học sinh khi học trực tuyến trở thành vấn đề đáng báo động. Thời gian qua xảy ra những vụ việc thương tâm bởi sang chấn tâm lý đã diễn ra với học sinh.

“Vaccine tinh thần” giúp học sinh vượt khủng hoảng do học online kéo dài

“Vaccine tinh thần” giúp học sinh vượt khủng hoảng do học online kéo dài

VOV.VN - Bảo đảm sức khỏe tâm lý cho học sinh khi học trực tuyến trở thành vấn đề đáng báo động. Thời gian qua xảy ra những vụ việc thương tâm bởi sang chấn tâm lý đã diễn ra với học sinh.