Lễ hội Đền Hùng

Kinh đô Văn Lang – Ngàn năm toả sáng

Đây là chủ đề của chương trình nghệ thuật ca múa nhạc được Bộ VH – TT&DL cùng UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức tối 21/4 (tức 8/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Với thời lượng 80 phút, chương trình nghệ thuật “Kinh đô Văn Lang - Thăng Long - Hà Nội ngàn năm tỏa sáng” có kết cấu gồm 3 phần. Phần một có tên gọi “Trên đất Tổ Hùng Vương” với hoạt cảnh múa khắc họa thủa sinh thành của đất trời sông núi, sự sinh sôi của cỏ cây hoa lá như bừng lên sức sống rạng ngời. Phần hai có tựa đề “Âm vang Thăng Long - Hà Nội” gồm liên khúc các tác phẩm hát múa, hát thể hiện cuộc sống của Hà Nội xưa và nay, những trầm tích của Thăng Long - Hà Nội ngày đầu định đô, nhịp sống và khí phách của người dân Hà Nội, của thành phố "Vì hoà bình". Phần ba của chương trình có tựa đề “Vọng tới mai sau” gồm liên khúc các tác phẩm thể hiện chủ đề: Văn Lang - Thăng Long - Hà Nội ngàn năm toả sáng.

Ngày 22/4 (tức 9/3 âm lịch), Chương trình biểu diễn võ thuật với chủ đề "Hào khí đất Việt" sẽ được tổ chức vào 9h tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng; Chương trình "Nối vòng tay nhân ái vì người nghèo đất Tổ" được tổ chức vào 14h tại Nhà Văn hoá Lao động tỉnh Phú Thọ.

Đặc biệt, vào 7h 23/4 (tức 10/3 âm lịch), tại Địên Kính Thiên (Đền Thượng) trên núi Nghĩa Lĩnh sẽ diễn ra lễ dâng hương thành kính theo nghi thức quốc gia, có sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Buổi lễ sẽ được Ðài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếp.

** Tối 21/4, tại Chùa Đại Bi, phường Bạch Hạc, TP.Việt Trì (Phú Thọ) Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2010 tổ chức Lễ hội Hoa Đăng trên dòng sông Lô đoạn qua ngã ba Hạc từ trên cầu Việt Trì tới chùa Đại Bi.

Đây là lần đầu tiên tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội Hoa Đăng với quy mô lớn, thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương đến với Đền Hùng, thả hoa đăng và chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh huyền ảo trên dòng sông Lô. Những người đến đây đều mang theo những lời cầu nguyện và tri ân công đức Tổ tiên.

Năm nghìn đèn hoa hình bông sen thả trên mặt nước dâng lên Đức phật cầu cho Quốc thái dân an. Đây là tâm nguyện của người dân cả nước hướng về cội nguồn tưởng nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng và các bậc tiền nhân, cùng bao thế hệ ông cha đã xây dựng và bảo vệ đất nước.

**Hai lễ vật kỷ lục để cung tiến nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là bát miến và bánh chưng khổng lồ đã được đưa đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) ngày 21/4 (tức 8/3 âm lịch).

Chiếc bát khổng lồ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn miến SO Long Thành (Chương Mỹ, Hà Nội) đặt sản xuất tại làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) có đường kính miệng 1,8m, cao 1,2m. Nguyên liệu để nấu bát miến này gồm: 200kg miến; 1.000 lít nước ninh từ 100 kg xương, 50 kg thịt gà, 50 kg thịt lợn; 10kg mì chính, hạt nêm; 10kg rau sống, hành. Tổng trọng lượng bát miến nặng khoảng 1,5 tấn. Đêm 22/4 (tức 9/3 âm lịch) sẽ tiến hành nấu miến để phát lộc cho du khách vào khoảng 10h 23/4 (tức 10/3 âm lịch). Bát miến khổng lồ được đặt tại Đền Giếng thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Một kỷ lục khác là chiếc bánh chưng khổng lồ mỗi cạnh 1,8m, tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng được xếp từ 18.000 chiếc bánh nhỏ. Số bánh chưng này do Tập đoàn Mai Linh cung tiến Quốc tổ. Ngay sau lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương vào sáng 23/4 số bánh chưng này sẽ được phát lộc cho du khách./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên